Go-Jek gia nhập câu lạc bộ Startup trị giá “chục tỷ đô”
Go-Jek là doanh nghiệp đầu tiên của Indonesia và thứ hai của Đông Nam Á, sau Grab, trở thành startup có mức định giá từ 10 tỷ USD…
Công ty ứng dụng gọi xe Go-Jek của Indonesia vừa được một công ty nghiên cứu của Mỹ định giá ở mức 10 tỷ USD, theo đó gia nhập câu lạc bộ các công ty khởi nghiệp (startup) trị giá hàng chục tỷ USD.
Theo hãng tin Bloomberg, công ty nghiên cứu CB Insights có trụ sở ở New York đưa ra một bản danh sách 19 startup có mức định giá từ 10 tỷ USD trở lên trên toàn cầu. Danh sách có sự góp mặt của những công ty ứng dụng gọi xe đình đám khác là Uber, Grab và Lyft.
Như vậy, Go-Jek là doanh nghiệp đầu tiên của Indonesia và thứ hai của Đông Nam Á, sau Grab, trở thành startup có mức định giá từ 10 tỷ USD.
Một phát ngôn viên của Go-Jek nói rằng mức định giá trên phản ánh niềm tin của nhà đầu tư rằng công ty này sẽ tiếp tục phát triển, nhưng từ chối xác nhận hay phủ nhận mức định giá này. Vị phát ngôn viên cũng nói phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) là mục tiêu dài hạn của Go-Jek, nhưng công ty chưa có kế hoạch cho một vụ phát hành như vậy trong tương lai gần.
Bộ trưởng Bộ Truyền thông Indonesia Rudiantara nói rằng việc Go-Jek được định giá 10 tỷ USD “là một cột mốc quan trọng không chỉ đối với Indonesia và đối với toàn khu vực”.
Go-Jek và Grab đang ở trong một cuộc đấu gay cấn nhằm giành vị thế thống lĩnh tại thị trường gọi xe Đông Nam Á, sau khi Uber rút lui khỏi khu vực này vào năm ngoái.
Mới đây, Grab huy động được 1,5 tỷ USD từ quỹ Vision Fund của tập đoàn Nhật Bản Soft Bank, nhờ đó có thêm nguồn lực cho việc mở rộng dịch vụ khắp khu vực. Trong vòng 1 năm trở lại đây, Grab đã được rót vốn khoảng 4,5 tỷ USD.
Hồi tháng 1, giới thạo tin nói rằng Go-Jek vừa huy động được hơn 1 tỷ USD từ một nhóm nhà đầu tư lớn gồm Google, JD.com và Tencent.
Go-Jek đang đặt ra nhiều thách thức cho Grab bằng cách tiến vào những thị trường mà Grab đã đến trước như Singapore, Việt Nam và Thái Lan. Hai ứng dụng này cũng cạnh tranh gay gắt ở thị trường quê nhà của Go-Jek là Indonesia. Giám đốc điều hành (CEO) của Go-Jek là ông Nadiem Makarim và nhà sáng lập Grab là ông Anthony Tan là bạn cùng lớp ở Trường Kinh doanh Harvard.
Là hai startup đắt giá nhất của Đông Nam Á, Grab và Go-Jek đang triển khai hàng loạt dịch vụ từ thanh toán trên di động cho tới giao hàng thực phẩm, bên cạnh dịch vụ chính là gọi xe. Việc tung ra nhiều dịch vụ nhằm mục đích đưa Grab và Go-Jek trở thành siêu ứng dụng.
Theo VnEconomy
Startup tung công nghệ giọng nói AI hệt như giọng người thật
Một video quảng cáo ngắn được đăng tải trên YouTube với hình ảnh người mẫu tóc vàng, trên nền nhạc và giọng nữ nói: 'Thời trang thay đổi, nhưng phong cách tồn tại mãi'. Người mẫu là thật, song giọng nói thì không.
Ảnh: Shutterstock
Theo CNN, video quảng cáo này là một phần của bản thử video được WellSaid Labs đăng tải trên YouTube. Đoạn video gồm nhiều quảng cáo ngắn nhưng gây ấn tượng vì dù người mẫu là người thật nhưng giọng đọc quảng cáo thì không.
Doanh nghiệp có trụ sở ở Seattle (Mỹ) dùng nhiều diễn viên lồng tiếng và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra giọng nói tổng hợp nghe hệt như giọng người. Công ty tuyên bố phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói mà họ phát triển trong năm qua có thể tạo âm thanh giống giọng người hơn các giọng nói tổng hợp khác. Lý do là vì họ không kiểm soát chặt chẽ các biến số khác nhau của lời nói như tốc độ, phát âm và âm lượng khi đào tạo mô hình giọng nói.
CEO Matt Hocking của WellSaid Labs cho hay: "Giọng nói chúng tôi cố gắng tạo ra ở đây là siêu biểu cảm và giống như thật trong kết quả cuối cùng".
Giọng nói được vi tính hóa dường như có mặt ở mọi nơi trong thời gian gần đây. Nó có trong chiếc loa thông minh trong phòng khách cho đến tính năng chỉ đường cho ô tô. Dù vậy, Alexa, Siri, Google Assistant và nhiều trợ lý ảo vẫn có giọng nói mang sắc thái robot, ngoại trừ Google Duplex, công cụ có thể gọi đến doanh nghiệp và trò chuyện bằng giọng kích hoạt AI nhấn nhá như giọng người.
Ảnh chụp màn hình đoạn video của WellSaid - Ảnh: Youtube
WellSaid Labs không có ý định chiếm lĩnh thị trường trợ lý giọng nói. Doanh nghiệp kỳ vọng bán công nghệ giọng nói cho các công ty muốn sử dụng nó trong quảng cáo, tiếp thị và khóa học trên mạng. Hãng hiện xây dựng một số giọng nói mà khách hàng có thể sử dụng, kỳ vọng rằng hãng có thể hợp tác với nhiều diễn viên lồng tiếng để tạo ra vô số bộ dữ liệu khác nhau, có thể được dùng để tạo ra nhiều loại giọng nói nhân tạo.
Để tạo tiếng nói AI của người phụ nữ trong đoạn quảng cáo, trước hết WellSaid để một diễn viên lồng tiếng đọc nhiều bài viết từ Wikipedia. Những bản sao này tạo thành tập dữ liệu mà hãng dùng để huấn luyện mạng thần kinh nhân tạo, hay hệ thống máy tính có cấu trúc mô hình hóa lỏng lẻo theo nơ-ron thần kinh trong não người.
Startup cho hay họ không cần xử lý trước hoặc chú thích văn bản được cung cấp cho phần mềm để nó tạo ra giọng nói có ngữ điệu tự nhiên. Ngữ điệu như thật là điểm mà các giọng nói nhân tạo rất khó lòng thực hiện. Nếu người dùng nhập một đoạn văn bản vào phần mềm hai lần, họ sẽ nhận được hai kết quả khác nhau.
Giáo sư ngôn ngữ Alan Black tại Đại học Carnegie Mellon cho hay việc tạo giọng nói tổng hợp tốt liên tiếp là rất khó. Giọng nói trợ lý ảo như Alexa của Amazon là âm thanh robot vì thật khó để khiến âm thanh nghe mượt và tự nhiên trong mọi tình huống. Dù vậy, ông nghe giọng nói thử của WellSaid và cho rằng nó có vẻ "khá tốt".
Theo Thanh Niên
Giám đốc sản xuất chip Apple vẫn ở lại với nhà Táo, không gia nhập Intel Johny Srouji là một trong những nhà điều hành quan trọng của Apple, ông khởi xướng mảng sản xuất chip cho Apple. Các báo cáo gần đây cho biết, Johny Srouji - Giám đốc sản xuất chip của Apple đang nằm trong danh sách những ứng cử viên cho vị trí CEO Intel. Tuy nhiên mới đây, thông tin từ Ashraf Eassa đến...