Gỗ hóa thạch kì dị xuất hiện ở Bắc Ninh
Một thân cây gỗ ngắn đã hóa thạch nguồn gốc từ Brazil có hình dáng kì lạ đang được giao bán 200 triệu đồng tại Hội chợ triển lãm Bắc Ninh 2018.
Tác phẩm “Mộc hóa thạch” xuất hiện tại Hội chợ triển lãm Bắc Ninh 2018, thu hút sự chú ý của du khách.
Theo chị Oanh (chủ nhân của tác phẩm) cho biết: “Đây là gỗ hóa thạch có nguồn gốc từ Brazil và từng đoạt giải vàng trong một cuộc thi quốc tế về đá cảnh, đá quý. Trải qua nhiều đời chủ, đến tay tôi, tôi mang về bán tại Việt Nam”.
“Mộc hóa thạch nhiều nơi trên thế giới có nhưng ở Việt Nam rất hiếm. Tính chất của nó là bắt đầu từ một cây gỗ, trải qua quá trình hoạt động núi lửa hàng vạn năm, bây giờ nó giống như một viên đá thạch – người ta gọi là mộc hóa thạch tự nhiên”, chị Oanh cho hay.
Gỗ hóa thạch thực thụ được hình thành từ hàng triệu năm trước. Hàng triệu năm nằm sâu trong lòng đất, chịu bao biến đổi của vỏ trái đất nên các khối gỗ biến thành nhiều dạng đá kỳ lạ.
Nhìn kĩ bên trong vẫn nhận thấy những vân gỗ bên trong.
Video đang HOT
” Giá trị dáng của cây đá này nằm ngang vì theo phong thủy nằm ngang tài lộc, may mắn sẽ đến với gia chủ”, chủ nhân của tác phẩm “Mộc hóa thạch” cho biết.
Bức ngọc phỉ thúy Đôi Trúc cũng thu hút khá đông người dân đến chiêm ngưỡng.
Tác phẩm được bán với giá 380 triệu đồng
Chiếc tủ gỗ đựng bức ngọc phỉ thúy Đôi Trúc này được chạm khắc cầu kì, có giá 160 triệu đồng
Tác phẩm “Khách ngọc” bằng đá mã não có giá 2 tỷ đồng, đế được làm bằng gỗ hương đỏ nặng 3,5 tấn, cao 2m, dài 3m và dày 50cm.
Anh Hùng (chủ nhân của tác phẩm) cho biết, tác phẩm này được mua thô từ Lâm Đồng, mất vài tháng đánh bóng để có tác phẩm đẹp như vậy, tất cả các vân hoàn toàn tự nhiên.
Theo anh Hùng, có mấy khách đến xem, trả giá nhưng chưa hợp lý nên chưa bán.
Theo Danviet
Cận cảnh ngôi chùa không có hòm công đức ở Bắc Ninh
Chùa Tiêu Sơn ở Bắc Ninh - ngôi chùa hiếm hoi không đặt hòm công đức, khách thập phương tới còn được cho tiền mang về tiêu để rồi,...tự ngẫm.
Chùa Tiêu Sơn thường gọi là chùa Tiêu, tên chữ là Thiên Tâm Tự, xưa con có tên là chùa Lục Tổ, năm ở sườn núi Tiêu, xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Tư lâu chua đa nổi tiếng là danh lam cổ tự. Chùa Tiêu là chốn tu thiền huyền bí của người xưa và là một trong những trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam. Chùa Tiêu Sơn gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc.
Chùa Tiêu Sơn nằm ở sườn núi Tiêu - Bắc Ninh
Đây là một trung tâm Phật giáo lớn, nơi trụ trì của Quốc sư Lý Vạn Hạnh. Tại ngôi chùa này, Thiền sư Lý Vạn Hạnh có công nuôi dạy Lý Công Uẩn, sau này khai lập vương triều nhà Lý. Chùa Tiêu Sơn co quy mô to lớn. Trong nhiều thế kỷ, chùa là nơi khắc ván in các bộ kinh lớn của nhà Phật. Vào năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ngôi cổ tự bỗng chốc đã biến thành đống tro tàn. May thay ở sườn núi còn khá nguyên vẹn 14 ngọn tháp, là nơi yên nghỉ của các vị sư tổ.
Điều đáng nói, ở ngôi chùa này, theo sư trụ trì Thích Đàm Chính, từ ngày cụ về chùa đã không thấy bất cứ hòm công đức nào. Mấy chục năm nay, theo nếp cũ, sư trụ trì cũng không đặt hòm công đức. Nếu nhà chùa muốn tu sửa gì, kêu gọi phật tử phát tâm, đủ tiền xây dựng là nhà chùa dừng luôn, ai có muốn công đức nhà chùa cũng nhất định không nhận.
Những ngày đầu năm, rất nhiều du khách đi lễ và vãn cảnh chùa đã xuống nhà Tổ, gặp sư trụ trì để mừng tuổi, công đức cho chùa nhưng sư trụ trì nhất định không nhận. "Tôi nhận làm gì, mừng tuổi tôi cũng không lấy, tôi năm nay 90 tuổi rồi. Công đức tôi cũng không nhận. Chưa có việc gì thì tôi chưa nhận tiền công đức", sư trụ trì Thích Đàm Chính nói.
Ngôi chùa không có hòm công đức, tiền lẻ không nhét vào tượng Phật.
Chùa còn khá nguyên vẹn 14 ngọn tháp, là nơi yên nghỉ của các vị sư tổ.
Sư trụ trì rất ít khi xuống núi, rau cỏ trong vườn tự trồng.
Điều ngạc nhiên nữa ở ngôi chùa này là bất cứ ai đến, nếu gặp sư trụ trì đều được cụ hỏi đi bằng phương tiện gì tới đây. Nếu đi ô tô, sư cụ bao giờ cũng đưa cho một sấp tiền lẻ, bảo du khách đếm đủ 20 nghìn đồng rồi thôi. Cụ dặn: "Đây là tiền tí nữa xuống dưới người ta sẽ thu đấy, tiền bến bãi gửi xe". Ngoài tiền xe, sư cụ còn phát lộc cho du khách mỗi người một ít tiền rồi cũng dặn: "Cứ cầm lấy mà tiêu rồi ngẫm".
Sự trang nghiêm của ngôi chùa còn thể hiện rất rõ ở tất cả những người phụ tá cùng sư trụ trì, bất cứ ai mặc váy ngắn vào chùa đều bị những người này mời ra. Khách thập phương mang nhiều hoa quả vào chùa đều được nhắc nhở mang xuống một khu và có người cắm vào lẵng, cùng hoa của rất nhiều phật tử khác. Sư cụ bảo, như thế vừa gọn gàng vừa trang nghiêm.
Bất cứ ai, khi đã có duyên tới chùa Tiêu Sơn này đều có cảm giác bình an đến lạ trong những bộn bề của cuộc sống mưu sinh.
Theo Tình Lê (Vietnamnet)
Sẽ xử lý nghiêm vụ giáo viên đi lễ trong giờ hành chính tại Hà Nội Liên quan đến việc dùng giờ hành chính, xe công để đi lễ hội hoặc du lịch, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Trần Xuân Hà cho rằng cần phải xử lý nghiêm. Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Trần Xuân Hà phát biểu tại giao ban báo chí. Ảnh Trần Vương Chiều 6.3, Ban Tuyên giáo Thành...