Gõ cửa từng nhà tìm người mất việc vì Covid-19
Tổ trưởng dân phố đến từng nhà tìm người bán hàng rong, xe ôm, bốc vác, bảo vệ… bị mất việc do Covid-19 để hỗ trợ theo gói 62.000 tỷ đồng của Chính phủ.
Chiều 21/4, ông Võ Văn Kính, 71 tuổi (Trưởng khu phố 1, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2) đạp xe đến dãy trọ trong con hẻm nhỏ để khảo sát những người lao động tự do (không có hợp đồng lao động) bị ảnh hưởng vì dịch bệnh, làm báo cáo nộp cho phường.
Chủ dãy trọ giở cuốn sổ đăng ký tạm trú, rà từng người. Hầu hết người thuê phòng của bà là công nhân xây dựng, lái xe, buôn bán… đều nằm trong danh sách ngành nghề được hỗ trợ.
Trong phòng trọ rộng chưa tới 15 m2 chất đầy đồ đạc, ông Trần Văn Tú (50 tuổi, quê Bình Định) buồn rượi với xấp phiếu thu tiền nhà, điện, nước cộng dồn tháng 2 và 3 phải đóng là 7 triệu đồng. Ông cho biết, vợ chồng thuê trọ gần 3 năm ở đây. Ông làm lái xe tải chở vật liệu xây dựng, vợ phụ bếp cho nhà hàng. Trước đây, mỗi người kiếm được 7-8 triệu đồng mỗi tháng. Từ khi dịch bùng phát, vợ thất nghiệp, ông chỉ có vài khách thuê nên kiếm được 100.000-150.000 đồng một tuần.
“Hồi đó mỗi tháng chịu khó tằn tiện tôi để dành được chừng 2 triệu đồng, phòng khi có việc cần. Giờ thất nghiệp hụt mọi đường, xài hết tiền dành dụm rồi, tôi rất mong được hỗ trợ qua lúc khó khăn này”, ông Tú nói.
Ông Võ Văn Kính trao đổi với chủ nhà trọ và người thuê phòng trong diện được nhận hỗ trợ. Ảnh: Mạnh Tùng.
Ông Võ Văn Kính cho biết, từ tối 17/4 phường Thạnh Mỹ Lợi bắt đầu thống kê số lao động tự do mất việc do dịch ở 4 khu phố, đề ra những yêu cầu rõ ràng. Người bán hàng rong phải ghi rõ mặt hàng, người thu gom rác dân lập thuộc nhóm thu gom nào, tài xế xe ôm phải nói rõ truyền thống hay công nghệ… Hiện, khu phố 1 với 130 hộ có 8 người đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ người yếu thế theo Nghị quyết 42 của Chính phủ.
Video đang HOT
“Việc thống kê có một số khó khăn như phải xác định rõ như thế nào là người bán hàng rong: người gánh thúng đi bán hay là người ngồi bán ở vỉa hè. Quy định chỉ nói hỗ trợ người chạy xe ôm hai bánh, vậy còn người chạy xe ba gác có được hỗ trợ không?”, ông Kính băn khoăn.
Tương tự, tại phường Tây Thạnh ( quận Tân Phú), 3 ngày nay ông Đinh Quốc Anh (Tổ trưởng tổ 51) đến gõ cửa từng nhà có người bị mất việc, phát tờ khai theo mẫu để họ điền tên, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu, nơi tạm trú, công việc trước khi mất việc. Họ phải nộp bản photo giấy tờ cá nhân và cam đoan khai thông tin đúng sự thật, chịu trách nhiệm bồi hoàn tiền hỗ trợ nếu có gian dối.
Ông Quốc Anh cho biết đã phát hơn 30 phiếu kê khai cho những người trong khu phố. Họ chủ yếu là người kinh doanh tự do phải nghỉ bán để phòng chống dịch bệnh, tài xế xe ôm, bảo vệ… Với từng trường hợp ông đến tận nơi xác minh và hỏi thêm thông tin từ phía người thân, hàng xóm. Đến ngày 25/4, toàn bộ phiếu sẽ nộp về ban điều hành khu phố, báo cáo với phường.
“Chúng tôi cố gắng rà soát kỹ không để sót một ai, tiền hỗ trợ phải đến đúng người”, ông Quốc Anh nói về chủ trương của địa phương.
Theo ông Hoàng Thanh Hải (Phó chủ tịch UBND phường Tây Thạnh), phường thống kê người bị mất việc, dừng việc do dịch bệnh ở 156 tổ dân phố thuộc 9 khu phố. Danh sách được hỗ trợ sẽ được gửi lên quận sau ngày 25/4. Số lượng người được hỗ trợ, mức hỗ trợ sẽ do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định.
Ông Đinh Quốc Anh phát mẫu kê khai thông tin cho chủ tiệm sửa xe ở phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, phải dừng việc vì phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Hà An
Từ cuối tháng 3, HĐND TP HCM có Nghị quyết hỗ trợ 600.000 công nhân, giáo viên mầm non các trường mầm non tư thục bị mất việc nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, tổng số tiền khoảng 1.800 tỷ đồng. Khi Chính phủ có Nghị quyết 42 về gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu các quận huyện thống kê thêm người lao động tự do để có chính sách hỗ trợ. Họ được nhận một triệu đồng mỗi tháng, không quá 3 tháng.
Đối tượng được hỗ trợ là: người bán hàng rong, thu gom rác và phế liệu, bốc vác, bán vé số lưu động, tài xế xe ôm và xích lô, người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh dịch vụ (ăn uống, lưu trú, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thể thao), bảo vệ.
Theo Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Minh Tấn, đặc thù công việc của họ là không ổn định, hay đổi chỗ ở, nên rất khó rà soát. Do đó, Sở giao từng địa phương triển khai, tổ dân phố phối hợp công an khu vực rà soát kỹ để không bỏ sót. Các quận huyện sẽ thống kê, gửi danh sách về Sở trước 15h ngày 29/4 để báo cáo Chủ tịch UBND TP HCM.
“Những vướng mắc, khó khăn đã được Sở báo cáo và xin ý kiến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giải đáp”, ông Tấn nói.
Mạnh Tùng – Hà An – Hữu Công
Phó Chủ tịch phường vừa quay clip vừa lăng mạ người bán rong
Người buông những lời lăng mạ người phụ nữ bán rong ở phường Bãi Cháy (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) và trực tiếp quay clip phát tán trên mạng xã hội là vị Phó Chủ tịch UBND phường này.
Theo báo cáo của UBND phường Bãi Cháy, ngày 18/4, bà Lê Thị Hiền, Phó chủ tịch UBND phường Bãi Cháy được phân công trực tiếp chỉ đạo đoàn công tác đi xử lý tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh trên địa bàn. Tại thời điểm xử lý bán hàng rong đối với chị V.T.C (SN 1989, trú tại phường Minh Thành, TX.Quảng Yên, Quảng Ninh) bà Hiền đã dùng điện thoại quay clip và chỉ chia sẻ trong nhóm nội bộ để trao đổi công việc. Clip lan truyền trên mạng xã hội sau đó bà không chia sẻ. Bà Hiền đã thừa nhận bản thân đã có những lời nói thiếu chuẩn mực với chị V.T.C trong lúc chỉ đạo công vụ.
Clip người phụ nữ bán rong bị lăng mạ do chính vị Phó Chủ tịch phường quay lại.
Theo UBND phường Bãi Cháy, trong ngày 18/4, chị C sử dụng một chiếc xe máy khác (không mang biển kiểm soát) chở rau bán trên lòng đường tại tổ 3, khu 7, phường Bãi Cháy. Chị C có hành vi không hợp tác nên lực lượng chức năng thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Đến ngày 19/4, chị C vẫn không hợp tác, không ký biên bản vi phạm.
Trước đó, liên tiếp trong ngày 11,14 và 16/6, chị V.T.C sử dụng xe máy đi bán rau rong trên địa bàn phường Bãi Cháy và được lực lượng chức năng nhắc nhở. Đến, ngày 16/4, chị C lại sử dụng xe máy để bán rau trên lòng đường và bị lực lượng chức năng đưa phương tiện về trụ sở UBND phường xử lý. Tuy nhiên chị C không hợp tác, bỏ hàng hóa, phương tiện lại đi về. UBND phường Bãi Cháy đã ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trên trong thời hạn 7 ngày từ 16 - 22/4 (thời hạn thực hiện cách ly xã hội).
Để xử lý nghiêm việc người dân mang các loại hàng hóa bày bán tại các ngõ, ngách, vỉa hè, đường xung quanh khu vực chợ Cái Dăm tiềm ẩn nguy cơ trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ngày 15/4, UBND thành phố Hạ Long ra văn bản hỏa tốc số 3148/UBND yêu cầu UBND phường Bãi Cháy giải quyết triệt để tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt là tại các khu vực người dân đã phản ánh.
Trả lời PV báo Tuổi Trẻ chiều 19/4, bà Lê Thị Hiền - phó chủ tịch UBND phường Bãi Cháy, TP.Hạ Long - bộc bạch bà chính là người đã dùng điện thoại quay đoạn video nói trên nhưng bà chỉ chia sẻ video này trong nhóm nội bộ nên không rõ vì sao và ai đã phát tán rộng rãi video này lên mạng xã hội.
Nói về những lời nói thiếu chuẩn mực của mình trong lúc chỉ đạo công vụ được ghi trong clip, bà Hiền thẳng thắn thừa nhận bà đã sai khi có những lời nói như vậy. Tuy nhiên, bà Hiền cho rằng việc mình xưng hô như vậy là do bực tức nhất thời việc bị chị bán hàng rong xô đẩy khiến bà bị ngã.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, Bí thư thành ủy Hạ Long (Quảng Ninh) Vũ Văn Diện cho biết, bên cạnh việc xử lý cán bộ, thành phố Hạ Long sẽ cương quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an ninh trật tự, nhất là những hành vi vi phạm Chỉ thị 16 của Chính phủ về việc thực hiện cách ly toàn xã hội trong phòng, chống dịch Covid-19.
Hoàng Giang
Chùm ảnh: Cảnh tượng chưa từng có ở chợ hoa lớn nhất Hà Nội mùa Covid-19 Hàng trăm cửa hàng hoa ở chợ hoa Quảng An đóng cửa im lìm, hàng trăm tiểu thương tạm thời mất việc và hàng nghìn loại hoa không còn nơi để tiêu thụ. Được coi là chợ hoa lớn nhất Hà Nội nhưng giờ đây những người buôn bán hoa tại chợ này chỉ biết ngậm ngùi mong chờ ngày hết dịch. Tuy...