“Gõ cửa” đời sống sinh viên nội trú
Cuộc sống của sinh viên nội trú luôn có những điểm tích cực và cả tiêu cực riêng của nó, và có những việc bạn chỉ biết khi ở đây.
Định nghĩa sinh viên là…?
Sinh viên là tự do ăn uống sinh hoạt, tự do đi khuya về muộn, tự do ăn ngủ mà chẳng ai la mắng, và cả tự do yêu thương nhung nhớ!
Sinh viên là sáng gồng người lên để đấu tranh dậy – không dậy chỉ để phi đến lớp hay chạy như bò hăng tiết quanh sân thể dục để năm sau không học lại cùng mấy em.
Sinh viên là hiểu hơn ai hết cái điều ước lớn lao: ước gì miếng đậu phụ to bằng viên gạch.
Sinh viên là cửa sổ nhìn ra ánh sáng chỉ thấy dây phơi dày đặc áo quần.
Là xung quanh chuột gián ầm ĩ, là vỏ sữa hộp, cá hộp, cơm hộp…
Là chăn nệm ngổn ngang, gối đầu bừa bộn.
Là tiền nhà cửa năm tiếp theo đến hạn nộp, phải thanh toán hóa đơn đủ thể loại điện, nước.
Là đi chợ mua gì cho rẻ mà đủ mấy miệng ăn.
Video đang HOT
Là ngồi đếm còn bao nhiêu hạt gạo, còn bao nhiêu cọng rau, mỳ còn bao nhiêu sợi, nước còn bao nhiêu giọt, dầu gội đủ xài hết thàng không…
Là tự do và tự lo, sinh viên là thế đó!
Nội trú – ngôi nhà không thiếu niềm vui
Ở nội trú là bạn được xem như đang sống trong một ngôi nhà chung với tất cả sinh viên trong trường, và hẳn nhiên nơi đây không thể thiếu những buổi tụ tập, những hôm tám chuyện đến sáng, những buổi cùng đàn hát cho nhau nghe trong khu kí túc; nơi sáng cùng gọi nhau í ới tới lớp, chiều tụ tập banh bóng cầu lông bóng rổ…, nơi luôn có người lắng nghe bạn và cũng không thiếu người muốn tâm sự cùng… và cả tỉ trò hay ho chỉ có ở sinh viên.
Diệu (19 tuổi, Huế) chia sẻ: “Mình ở nội trú hơn một năm nay và luôn cảm thấy thoải mái. Trường mình vì có nội quy không được nấu nướng trong kí túc, nên nhiều hôm lén lút bảo vệ chỉ để nấu cơm. Đứa thì vừa nấu, đứa khác gác cửa, nhìn dãy hành lang để canh bác bảo vệ qua khe cửa nhỏ, mỗi khi có ai đi qua đều giật mình vội dọn dẹp hết. Vì nếu bị phát hiện là cả phòng sẽ bị phát. Mặc dù như thế nhưng rất vui”.
Và những câu chuyện “có ở đây mới biết”
Cuộc sống của sinh viên nội trú luôn có những điểm tích cực và cả tiêu cực riêng của nó, và có những việc bạn chỉ biết khi ở đây.
Dương, (19 tuổi, sinh viên một trường ĐH ở Quảng Ngãi), có hôm cô bạn giận giỗi mâu thuẫn với bạn trai sinh buồn chán đã “gạ gẫm” một số bạn cùng phòng mua rượu về giải sầu. Và hậu quả, sau một đêm say mền, lê lết từ chỗ ngồi vào phòng vệ sinh đến giường ngủ, sáng ra người như mất hết sức lực và đến bản thân thì cũng chẳng nhớ đêm qua mình đã “buồn đời” vì chuyện gì!
Trường hợp của Nhàn và Quân lại có vẻ hơi buồn cười. Hai người yêu nhau được một thời gian, hôm đấy có xảy ra một xích mích, vì có xô xát to tiếng với nhau mà bạn nữ kia đã trượt chân rơi từ lang cang tầng 1, tuy bạn nam đã nhanh tay kéo lại nhưng vẫn không kịp. Hôm đấy cả ký túc xá trường được một phen “sáng mắt”. Kết quả thì cô nàng đã phải nghỉ học một thời gian dà để chữa trị, và tất nhiên sau đấy cô nàng luôn là “trung tâm của sự chú ý” trong trường.
Không ít những trường hợp “thất tình gây đau khổ” kiểu như trên. Một tình trạng của sinh viên nội trú nữa đó là “đi đêm”.
Gọi “đi đêm” là vì các ban sinh viên có thói quen thường ra ngoài vào tầm 7-8h, đi chơi, bài bạc, bida, tụ tập… các kiểu. Vì ở nội trú nên có nội quy rõ ràng, có giờ ra vào khu kí túc cụ thể nên các bạn “đi đêm” về khuya thường lảng vảng ở ngoài chứ không về kí túc. Đây là tình trạng luôn được các cấp, xã, phường, thành phố quan tâm và báo đến trường với mục đích nhắc nhở.
Bài học cho bạn
Môi trường luôn luôn là yếu tố ảnh hưởng không ít đến con người. Khi ở nội trú, chắc chắn môi trường đã dạy cho bạn không ít điều. Bạn được học cách tự chăm sóc bản thân, tự lo tất cả mọi việc, môi trường rèn bạn cách sống hòa đồng và tích cực hơn; dạy bạn cách chia sẻ cũng như lắng nghe người khác…
Quan điểm của nhiều bạn, sinh viên là được quyền tự do. Không sai. Nhưng tự do ở đây là bạn được tự do trong sự ràng buộc của nề nếp, đạo đức, kỉ luật và không đi quá giới hạn. Hãy sống tích cực và thực hiện tốt quyền tự do và nghĩa vụ tự lo của chính bạn!
Theo TTVN
Ám ảnh "vong nhập, tàu ma"
Hàng chục vụ tai nạn với nhiều người tử vong khiến đoạn đường ngang dân sinh thuộc địa bàn xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu (Nghệ An) trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.
Mê cung tử lộ
Người dân tại huyện Diễn Châu liên tục nhận được hoang tin đoạn đường ngang dân sinh cắt đường sắt Thống nhất, thuộc địa bàn xã Diễn Trường bị "ma ám". Được biết, tại đây đã có hàng chục vụ tai nạn tàu hỏa, gây chết người. Chỉ tính trong vòng một năm trở lại đây, tại đường ngang dân sinh km 267 400, đã có tới 6 vụ tai nạn đường sắt và làm 3 người tử vong tại chỗ. Vụ tai nạn mới đây nhất xảy ra lúc 14h50 ngày 23/11, tàu chở hàng số hiệu 234 đã va vào cụ Phạm Thị Triên, 84 tuổi (thường trú xã Diễn Hùng, huyện Diễn Châu) làm cụ tử vong tại chỗ.
Trước đó, lúc 5h55 phút ngày 3/2/2012, cũng ở đoạn đường này, một nam thanh niên định băng qua đường sắt để sang quốc lộ 1A thì gặp nạn. Nhiều người chứng kiến vụ tai nạn đau lòng lúc đó kể lại, người bị nạn là anh Nguyễn Thế Đại, sinh năm 1987, thường trú xóm 6, xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu. Khi đó anh Đại vừa đi đến điểm giao cắt với đường sắt thì bất ngờ đoàn tàu khách số hiệu NA1 chạy hướng Hà Nội - Vinh lao tới. Do tiếng tàu lẫn với tiếng động cơ ô tô, sương mù lại dày đặc nên anh Đại đã không kịp quan sát, bị tàu va phải, văng xa tới 50m. Anh Đạt tử vong tại chỗ.
Đoạn đường ngang - nơi xảy ra nhiều vụ tai nạn
Khi chúng tôi đến nhà nạn nhân Đại để thăm viếng thì thấy di ảnh của bà Nguyễn Thị Xuyên (mẹ anh Đại) trên ban thờ. Bà Xuyên qua đời cách ngày anh Đại gặp nạn chỉ 50 ngày. Những người mê tín nói đó là "trùng tang", họ thêu dệt đủ thứ chuyện, khiến nhiều người rất hoang mang.
Ông Nguyễn Thế Bính, bố anh Đại, nói: "Nhà tôi sinh được năm người con, duy chỉ có em Đại được ăn học. Do nhà nghèo nên Đại phải nghỉ học vào Nam làm thuê cùng chị gái. Tết vừa rồi Đại về, không ngờ phải chứng kiến mẹ nó ra đi vào đúng ngày mùng một Tết. Lẽ ra nó chưa vào Nam vội, nhưng nhà đã "sạch tay" để cứu mẹ nó nên em nó đành phải khăn gói ra đi làm thuê. Tôi đâu ngờ, vừa bước chân đi được vài chục phút thì con tôi đã mãi mãi không về...".
Ông Bính thắp hương cho vợ và con
Nguyên nhân do "cốt" đường
Không chỉ tai nạn ở nơi giao cắt với đường sắt, ngay cả hành lang đường sắt ở khu vực này cũng có hàng chục vụ tai nạn mỗi năm (thời gian gần đây đã có 5 người tử vong). Nhiều người dân cho biết, không hiểu tại sao, tàu hỏa chạy rầm rầm, còi hú inh ỏi nhưng các nạn nhân vẫn như ngơ ngẩn lao vào hành lang đường sắt. Có những trường hợp người khác níu tay hoặc hò hét ngăn cản, nạn nhân vẫn cứ như trong cơn mộng du đi vào tử lộ.
Nạn nhân bị tai nạn tàu hỏa thường thi thể không còn nguyên vẹn, chính sự tang thương, thảm khốc này càng khiến người dân hoang mang, dễ tin vào những lời đồn thổi. Có người cho rằng cung đường này có nhiều "vong" nên các nạn nhân bị "bịt mắt, bịt tai", khiến họ không nhận ra cả khối thép hàng nghìn tấn đang gầm rú lao đến.
Tuy nhiên, người tỉnh táo, lý trí hơn thì cho rằng do tàu chạy nên có lực hút quán tính, khiến những người đứng sát đường sắt bị hút vào, gây tử vong.
Ông Võ Hữu Thanh, Cung trưởng cung đường sắt Yên Lý (đoạn có đường ngang dân sinh trên) cho biết, hầu hết những vụ tai nạn là do nạn nhân thiếu quan sát khi băng qua đường sắt và không chấp hành Luật Giao thông. Tuy nhiên nguyên nhân chính là do "cốt" đường sắt cao hơn mặt đường bộ quá nhiều. Đường ngang dân sinh này dốc, điểm giao cắt cả đường bộ và đường sắt lại liền kề nhau. Đi từ chân dốc, mải tránh các phương tiện đường bộ mà không biết rằng đoạn giao với đường sắt liền kề có tàu đang chạy tới. Từ phía đường sắt đi xuống dốc thì mải nhìn tàu rất có thể sẽ va quệt với các phương tiện đường bộ lưu thông ngay sát đó. Bên cạnh đó việc mặt đường ngang gồ ghề dễ gây mắc kẹt chân chống xe, khiến xe không kịp qua vừa lúc tàu chạy đến, đây cũng là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông chứ không có chuyện vong nhập hay tàu ma ở đây.
Theo 24h
Học sinh vi phạm luật Giao thông còn phổ biến Trong hai năm qua, tại TPHCM có 19 vụ học sinh đánh nhau nghiêm trọng, trong đó có 2 trường hợp HS tử vong. Ngoài ra, tình trạng học sinh vi phạm luật Giao thông còn rất phổ biến. Những thông tin được đề cập tại hội nghị sơ kết"Quy chế phối hợp đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở...