Gỡ bỏ đề xuất đổi tên nước
Bản Dự thảo Hiến pháp vừa được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội đã “gỡ bỏ” phương án đổi tên nước.
Chiều 20/5, Quốc hội nghe giải trình, tiếp thu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật, Trưởng Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình bày.
Theo ông Phan Trung Lý, qua tổng hợp các ý kiến đóng góp của nhân dân cho thấy, nổi lên hai loại ý kiến chính.
Loại ý kiến thứ nhất, đa số ý kiến đề nghị tiếp tục quy định tên nước là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Tên gọi này ra đời trong bối cảnh nước ta vừa hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước, cả nước đi lên Chủ nghĩa Xã hội, khẳng định rõ con đường, mục tiêu xây dựng chế độ Xã hội Chủ nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Tên gọi này đã được sử dụng ổn định từ tháng 7/1976 đến nay, đã được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.
Hơn nữa, việc thay đổi tên nước trong thời điểm hiện nay sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí có thể bị xuyên tạc là ta đang xa rời mục tiêu, con đường lên Chủ nghĩa Xã hội và làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp.
Video đang HOT
Dự thảo Hiến pháp mới nhất trình ra Quốc hội đã gỡ bỏ phương án đổi tên nước
Loại ý kiến thứ hai đề nghị lấy lại tên gọi “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” vì tên gọi này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở nước ta, là thành quả của cuộc cách mạng giành độc lập tháng Tám năm 1945.
Tên gọi này đã được chính thức ghi nhận trong Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2/9/1945 và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, thể hiện rõ thể chế chính trị của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ.
Những ý kiến này cho rằng, việc lựa chọn tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” không làm ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta vì Lời nói đầu cũng như các quy định khác của dự thảo đều khẳng định con đường quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội.
Ngoài ra, cũng có một số ý kiến đề nghị tên gọi khác.
Ông Lý cho biết: “Trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến nêu trên, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy, tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thể hiện rõ hình thức chính thể của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ”.
Tuy nhiên, việc giữ nguyên tên nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” là nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên Chủ nghĩa Xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ.
“Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế”, Trưởng Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho hay.
Chốt lại, dự thảo Hiến pháp mới nhất trình ra Quốc hội và được công bố trên cổng thông tin Văn phòng Quốc hội chiều 20/5 đã gỡ bỏ phương án đổi tên nước.
Theo 24h
Quốc hội sẽ bàn đổi tên nước
Phương án đổi tên nước sẽ được trình Quốc hội xem xét, thảo luận vào kỳ họp Quốc hội khai mạc vào thứ Hai tới (20/5).
Tại cuộc họp báo chiều 17/5, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong quá trình lấy ý kiến nhân dân về sửa Hiến pháp, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra 2 phương án đổi tên nước.
Phương án một, giữ nguyên như hiện tại (tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Phương án hai, quy định tên nước là Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được xác lập, ghi trong Hiến pháp từ năm 1946, đến năm 1976 thì đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa như vậy đã duy trì trong lịch sử 30 năm, tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tồn tại đến nay là 37 năm.
Ông Phúc lý giải, người dân đồng tình với tên nước hiện tại vì tên này thể hiện chủ trương, đường lối, mục tiêu tiến lên của đất nước. Cũng theo ông Phúc, tên nước như vậy không ảnh hưởng gì trong quá trình xây dựng quan hệ ngoại giao với hơn 200 quốc gia trên thế giới mấy chục năm qua. Mọi giấy tờ, văn bản hiện tại cũng đang thể hiện với tên nước như vậy.
Quốc hội sẽ xem xét việc đổi tên nước thành "Việt Nam Dân chủ cộng hòa"
Theo chương trình dự kiến của kỳ họp thứ 5, phiên thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ diễn ra ngay tuần đầu của kỳ họp. Sau đó cả hai ngày 3 và 4/6 sẽ diễn ra các phiên thảo luận tại hội trường về nội dung này và được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Cũng tại cuộc họp báo, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, lần đầu tiên, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo, để việc lấy phiếu công tâm, khách quan, Quốc hội yêu cầu những người thuộc diện được lấy phiếu phải gửi báo cáo giải trình về công việc, đạo đức, lối sống... trước 20 ngày cho đại biểu Quốc hội.
Đối với những trường hợp có kết quả lấy phiếu tín nhiệm dưới 50%, ông Phúc cho biết, vấn đề này cũng đã được quy định trong Nghị quyết 35 của Quốc hội với các hình thức bỏ phiếu hoặc từ chức.
Ông Phúc cho biết những vấn đề "nóng" đang được cử tri quan tâm như: khai thác bôxit, các dự án thủy điện, vấn đề quản lý vàng... Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ có các báo cáo liên quan để gửi tới đại biểu Quốc hội.
Kiều bào muốn được hiến pháp bảo hộ Chiều 17.1, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài vềnội dung sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo ông Nguyễn Hoài Bắc, Chủ tịch HĐQT Trường trung cấp nghề Việt Nam - Canada, dự thảo hiến pháp đã quy định rõ: Người Việt Nam định cư...