GNA lại cầu cứu trong hiểm cảnh: Vì sao Mỹ lặng im?
Chính phủ Libya (GNA) đã tiếp tục lên tiếng kêu gọi Mỹ ngăn chặn cuộc tấn công quân sự của phe đối lập vào thủ đô Tripoli.
Hai lần kêu cứu của GNA
Thủ tướng Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (LNA), ông Fayez Serraj trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal đã gửi đi các thông điệp cầu cứu tới cộng đồng quốc tế.
“Người dân Libya không muốn quay trở lại chế độ kiểu độc tài Gaddafi, và ông Khalifa Haftar là một kẻ độc tài đầy tham vọng. Đội quân của ông ấy, những gì ông ấy đang thực hiện ở miền Đông, và ở ngay cửa ngõ Tripoli đã thể hiện rất rõ điều này” – Thủ tướng Fayez Serraj cho biết.
Ông Serraj nói thêm: “Chính phủ Libya là một chính phủ hợp hiến, được Liên Hợp Quốc công nhận. Chúng tôi ở đây (bên trong Tripoli) là một chính phủ phục vụ nền dân chủ, còn ở ngoài kia (ngoại thành Tripoli) là những kẻ man rợ, nuôi dưỡng khủng bố và dung dưỡng độc tài. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp”.
Thủ tướng Libya cũng gửi lời kêu gọi trực tiếp đến Mỹ về việc Washington cần dùng ảnh hưởng của mình trong khu vực để ngăn các quốc gia như Ai Cập, Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngừng hậu thuẫn cho Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tự xưng và ngừng việc trực tiếp tham chiến.
Thủ tướng Fayez Serraj cầu cứu Mỹ can thiệp vào Libya
Video đang HOT
Liên Hợp Quốc hồi đầu tháng 5/2019 cũng đã lên tiếng về việc kêu gọi một lệnh ngừng bắn khẩn cấp và tiến hành hòa giải dân tộc. Tuy nhiên, Tướng Haftar khẳng định sẽ không có ngừng bắn cho đến khi LNA làm chủ hoàn toàn Tripoli để thống nhất Libya.
Hôm 2/5, Tướng Haftar cũng khẳng định: “Chiến sự Libya đã bước sang một giai đoạn mới. Và tháng ăn chay Ramadan sẽ là thời điểm để chúng ta (LNA) thể hiện tinh thần của mình. Chúng ta sẽ làm chủ Tripoli trong vòng 1 tháng thần thánh này”.
GNA là chính phủ đại diện cho “nền dân chủ tiến bộ” mà Mỹ cùng đồng minh tạo ra sau khi tiêu diệt Đại tá Gaddafi và chế độ của ông này năm 2011. Tuy nhiên sau đó, sự hình thành của thế lực Tướng Haftar và LNA đã đưa Libya vào một cuộc nội chiến sâu sắc.
Kể từ năm 2014, lực lượng của LNA dưới sự hậu thuẫn của Ai Cập, UAE, Arab Saudi, Nga, và thậm chí cả Pháp đã thâu tóm toàn bộ miền Đông và Nam Libya, kiểm soát phần lớn dân số, các mỏ dầu trữ lượng lớn và các cảng biển quan trọng của quốc gia này.
Như vậy, đây là lần thứ 2 phía GNA phát đi thông điệp cầu cứu gửi tới cộng đồng quốc tế, mà cụ thể là gửi tới Mỹ. Lần đầu tiên, hồi giữa tháng tư, thời điểm đó, LNA với sức mạnh của tăng thiết giáp, pháo hạng nặng cùng bộ binh thiện chiến, kết hợp với sự yểm trợ của không quân đã tiến sát đến ngoại ô Tripoli.
GNA khi đó đã lâm vào tình thế căng thẳng và gửi đi thông điệp kêu gọi Mỹ dùng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy một hiệp định ngừng bắn, hoặc thậm chí đưa quân đội gìn giữ hòa bình của Hội đồng Bảo an can thiệp. Tuy nhiên, Mỹ đã từ chối điều này.
Washington khi đó lên tiếng khẳng định ngừng bắn là cần thiết. Nhưng ngoài việc lên tiếng ngoại giao, Mỹ không có bất kỳ hành động cụ thể nào thể hiện sự ủng hộ với GNA. Và trong thông điệp phát đi lần 2 hôm 10/5, GNA cũng đã lâm vào tình thế rất khó khăn.
Lời kêu cứu này phát đi trong bối cảnh Thủ tướng Fayez Serraj vừa kết thúc chuyến thăm Pháp và làm việc với Tổng thống Emmanuel Macron với hi vọng có thể thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, chuyến thăm này đã kết thúc trong im lặng với không một tuyên bố, phát biểu nào cụ thể.
Tiếp đến, LNA tuyên bố đã cắt đứt tuyến viện trợ quan trọng từ phía Nam Tripoli đến trung tâm thành phố. LNA cũng thực hiện các cuộc tập kích vào khu vực trung tâm thủ đô và tiến hành vây ráp toàn bộ thành phố này.
Theo DNVN
Pháp : Các cuộc biểu tình của phe 'Áo vàng' biến thành bạo động
Những người biểu tình đội mũ trùm đầu màu đen đã ném chai lọ và đập phá cửa sổ nhiều cửa hàng, cảnh sát buộc phải dùng hơi cay và lựu đạn gây choáng nhằm giải tán đám đông biểu tình.
Người biểu tình "Áo vàng" đốt các rào chắn trên đại lộ Champs-Elysees tại thủ đô Paris, Pháp, ngày 16/3/2019. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 11/5, các cuộc biểu tình "Áo vàng" diễn ra tại các thành phố lớn của Pháp trong tuần thứ 26 liên tiếp nhằm phản đối các chính sách kinh tế mà Tổng thống Emmanuel Macron đưa ra.
Tại thành phố Nantes, cảnh sát đã phải can thiệp sau khi cuộc biểu tình biến thành bạo động.
Theo các nguồn tin, những người biểu tình đội mũ trùm đầu màu đen đã ném chai lọ và đập phá cửa sổ nhiều cửa hàng.
Cảnh sát đã buộc phải dùng hơi cay và lựu đạn gây choáng nhằm giải tán đám đông biểu tình.
Trong khi đó, tại thành phố Lyon, cảnh sát cũng đã phải sử dụng các biện pháp mạnh để kiểm soát tình hình an ninh trật tự.
Còn tại thủ đô Paris, chỉ có vài trăm người tham gia các cuộc biểu tình "Áo vàng."
Thông báo cho biết chỉ có khoảng 2.700 người tham gia các cuộc biểu tình trên toàn nước Pháp, tiếp tục giảm so với con số 3.600 người hồi tuần trước.
Bộ Nội vụ Pháp khẳng định, dù số lượng người tham gia không còn nhiều như những tuần trước nhưng các lực lượng an ninh vẫn tăng cường các biện pháp bảo vệ.
Phong trào biểu tình "Áo vàng" bùng nổ từ giữa tháng 11/2018 nhằm phản đối kế hoạch tăng thuế xăng dầu của chính phủ, nhưng sau đó mở rộng sang chỉ trích Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đồng thời bày tỏ sự tức giận về mặt bằng thuế và chi phí sinh hoạt cao.
Tổng thống Macron đầu tháng này đã ký ban hành đạo luật cung cấp thêm quyền cho lực lượng an ninh trong các cuộc biểu tình.
Hành động này bị phe đối lập chỉ trích là vi phạm quyền tự do công dân.
Hội đồng Hiến pháp Pháp đã bác bỏ một số điều khoản trong đạo luật như cấm người biểu tình che mặt./.
Theo Anh Hiển (TTXVN/Vietnam )
Đụng độ nổ ra ở Paris với hàng chục nghìn người trong ngày Quốc tế Lao động Cảnh sát chống bạo động ở Paris đã bắn hơi cay để đẩy lùi những người biểu tình cứng rắn trong số hàng chục nghìn người biểu tình vào Ngày tháng Năm (May Day). Căng thẳng trở nên đáng kể khi một nhóm công đoàn lao động, những người biểu tình "áo vàng" và những người chống chủ nghĩa tư bản tập trung...