Gmail từng bị coi là trò đùa ngày Cá tháng Tư
Không lâu sau khi thành lập công ty năm 1998, những người đồng sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin, vốn rất thích đùa, thường tung ra các ý tưởng kỳ quặc vào ngày Cá tháng Tư (1/4).
Biểu tượng Google tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Có năm, vào ngày 1/4, Google đăng tin tuyển dụng cho trung tâm nghiên cứu trên Mặt Trăng. Một năm khác, công ty cho biết có kế hoạch triển khai tính năng “cào và đánh hơi” trên công cụ tìm kiếm của mình.
Những trò đùa liên tục khiến dư luận dường như mặc định Google sẽ lặp lại hành động đó vào ngày Cá tháng Tư hàng năm. Và đó là lý do Page và Brin quyết định tiết lộ một điều mà không ai tin là có thể xảy ra vào ngày 1/4/2004.
Đó là Gmail, dịch vụ miễn phí có dung lượng lưu trữ 1 gigabyte cho mỗi tài khoản. Vào thời điểm đó, đây là dung lượng thư điện tử (email) quá lớn, đủ để lưu trữ khoảng 13.500 email so với chỉ 30 đến 60 email trong các dịch vụ webmail hàng đầu lúc bấy giờ do Yahoo và Microsoft điều hành. Như vậy, Gmail có dung lượng lưu trữ nhiều hơn từ 250 đến 500 lần so với các dịch vụ cùng thời.
Bên cạnh bước nhảy vọt về dung lượng lưu trữ, Gmail còn được tích hợp tính năng tìm kiếm của Google để người dùng có thể nhanh chóng tìm kiếm thông tin từ email cũ, ảnh cũ hoặc thông tin cá nhân khác được lưu trữ trên dịch vụ. Gmail cũng tự động xâu chuỗi các trao đổi về cùng một chủ đề với nhau.
Cựu giám đốc điều hành Google, Marissa Mayer chia sẻ: “Mục đích ban đầu chúng tôi đưa ra là về lưu trữ, tìm kiếm và tốc độ”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau khi hãng thông tấn AP (Mỹ) đăng tin về Gmail vào chiều muộn ngày Cá tháng Tư năm 2004, độc giả đã gọi điện và gửi email để cảnh báo AP rằng họ đã bị Google lừa.
Cựu kỹ sư Google Paul Buchheit hồi tưởng lại về nỗ lực hình thành Gmail: “Đó là một phần gây hấp dẫn, tạo ra sản phẩm mà mọi người không tin là có thật”.
AP biết Google không đùa về Gmail vì một phóng viên của hãng tin này đã đột ngột được yêu cầu di chuyển từ San Francisco đến trụ sở chính của Google ở Mountain View (California) để đưa một tin xứng đáng với hành trình này.
Khi đó, ông Page dự đoán: “Tôi cho rằng mọi người sẽ thực sự thích nó”. Và ông đã đúng. Gmail hiện có khoảng 1,8 tỷ tài khoản đang hoạt động. Mặc dù dung lượng lưu trữ lớn gấp 15 lần so với Gmail giai đoạn ban đầu, nhưng dường như vẫn không đủ đối với nhiều người dùng.
Vào ngày Cá tháng Tư năm 2007, Google công bố một tính năng mới có tên “Gmail Paper”. Theo đó, Google sẽ in kho lưu trữ email của người dùng và gửi nó thông qua bưu điện. Google nói rằng các quảng cáo ở mặt sau mỗi tờ giấy sẽ giúp bù đắp chi phí in ấn khổng lồ cho người dùng. Và lần này thì Google thực sự đã nói đùa.
Thế giới 2022: Một năm tồi tệ của các tỷ phú ở Thung lũng Silicon
2022 là một năm ảm đạm đối với tài sản ròng của các tỷ phú ở Thung lũng Silicon của Mỹ khi giá cổ phiếu của các công ty công nghệ khổng lồ tụt dốc.
Tỷ phú Elon Musk và biểu tượng Twitter. Ảnh: Finnews24/TTXVN
Tỷ phú Elon Musk
Sau khi trở thành người giàu nhất thế giới vào năm 2021, ông chủ của hãng xe Tesla và công ty không gian vũ trụ SpaceX đã phải chứng kiến một nửa giá trị tài sản ròng của mình "bốc hơi" trong năm 2022, nhường chỗ cho tỷ phú về hàng hóa hạng sang Bernard Arnault của Pháp. Theo chỉ số người giàu có nhất thế giới của hãng Bloomberg, ông Musk đã mất 140 tỷ USD trong năm 2022 vì giá cổ phiếu của Tesla sụt giảm, khiến tổng tài sản ròng của ông chỉ còn 130 tỷ USD. Từng một thời được xem là "người tình" của các nhà đầu tư Phố Wall, tương lai của công ty xe điện này hiện đang bị hoài nghi sau khi ông Musk thúc đẩy việc mua lại mạng xã hội Twitter với giá 44 tỷ USD mà nhiều nhà quan sát đánh giá là một thương vụ quá tốn kém. Ông Musk đã chi trả cho vụ mua bán này chủ yếu bằng cách bán cổ phiếu của Tesla, khiến giá cổ phiếu của công ty rơi vào vòng xoáy sụt giảm sâu hơn.
Tỷ phú Mark Zuckerberg
Nhà sáng lập trang mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg. Ảnh:AFP/TTXVN
Nhà sáng lập trang mạng xã hội Facebook đã nỗ lực hết mình cho việc thúc đẩy cái được gọi là vũ trụ ảo (metaverse), nhưng các nhà đầu tư không cho rằng xu hướng này sẽ trở thành hiện thực trong tương lai gần. Giá cổ phiếu của Meta, công ty mẹ của Facebook, đã tụt dốc theo chiều thẳng đứng trong năm 2022. Sự mất lòng tin trên Phố Wall đã "xóa sổ" 81 tỷ USD tài sản của ông Zuckerberg, khiến ông chỉ còn lại trong tay 44,4 tỷ USD vào ngày 28/12. Công ty Meta phải đối mặt với cuộc cạnh tranh mạnh mẽ của một đối thủ đang "lên như diều gặp gió" là ứng dụng chia sẻ video TikTok. Cũng như tập đoàn công nghệ Google, Meta còn phải chịu cảnh thị trường quảng cáo ảm đạm khi nền kinh tế thế giới đối mặt với tăng trưởng suy giảm và lạm phát tăng cao.
Tỷ phú Jeff Bezos
Nhà sáng lập Tập đoàn thương mại điện tử Amazon (Mỹ) Jeff Bezos. Ảnh: AFP/TTXVN
Kể từ khi từ chức Giám đốc Điều hành (CEO) của Amazon tháng 7/2021, ông Bezos đã dành rất nhiều thời gian để phát triển các dự án khai thác không gian thông qua công ty Blue Origin của mình. Tuy nhiên, tài sản của ông vẫn chủ yếu gắn với giá cổ phiếu của tập đoàn bán lẻ trực tuyến Amazon. Đáng tiếc là năm 2022, giá cổ phiếu của Amazon đã giảm hơn 49%, khiến ông Bezos mất hơn 86 tỷ USD trong năm nay. Tài sản của ông hiện ước còn 106 tỷ USD. Hồi tháng 11, nhà doanh nghiệp 58 tuổi và cũng chủ sở hữu của tờ the Washington Post này cũng cho biết có kế hoạch quyên góp gần hết gia tài của mình cho hoạt động từ thiện.
Các tỷ phú Larry Page và Sergey Brin
Hai nhà sáng lập Google Larry Page (trái) và Sergey Brin. Ảnh: investment.ceo
Hai nhà sáng lập Google đã không điều hành công ty từ năm 2019 nhưng vẫn là thành viên ban lãnh đạo của công ty mẹ Alphabel, công ty cũng sở hữu các công ty con trong lĩnh vực y tế, trí tuệ nhân tạo và nhiều lĩnh vực khác. Cổ phiếu của Alphabet đã mất 39% giá trị kể từ tháng 1/2022, do sụt giảm doanh thu từ quảng cáo qua mạng và sự gia tăng cạnh tranh từ các đối thủ Apple và Amazon. Tài sản của ông Page giảm xuống còn 46,1 tỷ USD, trong khi ông Brin còn 44,8 tỷ USD. Họ vẫn đang xếp thứ 10 và 11 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh thep bảng xếp hạng của Bloomberg.
Tỷ phú Trương Nhất Minh người Trung Quốc
Tỷ phú Trương Nhất Minh (Zhang Yiming) của TikTok. Ảnh: Celebs Fortune
Nhà sáng lập ứng dụng TikTok, chủ sở hữu công ty Bytedance có lẽ là người duy nhất nằm ngoài xu hướng tài sản tụt dốc của các tỷ phú công nghệ. Tài sản của ông đã tăng 10,4 tỷ USD trong năm 2022.
Với tổng tài sản ròng đạt 55 tỷ USD, ông Trương Nhất Minh (Zhang Yiming) đã leo lên vị trí thứ 23 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới và là người giàu thứ hai của Trung Quốc. Tuy nhiên, những đám mây đen đang phủ bóng lên TikTok khi Mỹ đang gia tăng sức ép chính trị để kìm hãm nền tảng này. Các quan chức liên bang đã cấm TikTok trên điện thoại của các nhân viên chính phủ và được cho là đang xem xét buộc Bytedance bán ứng dụng Tiktok phiên bản Mỹ.
Google đồng ý trả 350 triệu USD giải quyết vụ kiện liên quan bảo mật dữ liệu Google đã đồng ý trả 350 triệu USD để giải quyết một vụ kiện của các cổ đông liên quan đến lỗi bảo mật trên trang mạng truyền thông xã hội Google hiện không còn tồn tại. Biểu tượng Google trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN Thỏa thuận sơ bộ đã được trình tòa án liên bang ở San Francisco ngày...