Giúp xương khớp khỏe mạnh trong mùa đông
Bạn có thể nghĩ rằng, bạn đang còn trẻ và không phải lo lắng về những điều này, và khớp xương có vấn đề là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, trong thực tế, khớp xương của bạn sẽ khỏe mạnh và dẻo dai hơn nếu bạn chăm sóc tích cực và lành mạnh hơn. Sau đây là một số cách hay để có khớp xương khỏe mạnh.
Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp
Chúng ta đều biết rằng canxi rất cần thiết để xây dựng và duy trì xương, và magie cũng rất quan trọng. Magie và vitamin D hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi, vì vậy, nếu bạn cung cấp đủ magie và vitamin D cho cơ thể, bạn không có đủ canxi. Magie được tìm thấy trong các loại hạt, rau lá xanh, các loại thịt. Magie đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa, sản xuất năng lượng, sự co, giãn cơ và phân chia tế bào.
Ngoài ra, magie là một chất dinh dưỡng quan trọng trong hoạt động của tim, thận, tuyến thượng thận và toàn bộ tế bào thần kinh.
Vận động cơ thể thường xuyên
Nếu bạn muốn khớp xương khỏe mạnh, dẻo dai và ít bị đau mỏi, bạn cần phải năng vận động và kéo căng các khớp xương ở nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể xoay khớp cổ tay, cổ chân, mắt cá chân, vai…để tránh những tai nạn gây đau đớn. Bạn có thể tập luyện mắt cá chân của mình bằng cách đứng trên những ngón chân trên sàn. Đây là một bài tập nhằm củng cố mắt cá chân của bạn.
Video đang HOT
Một trong những cách tốt nhất để có khớp xương khỏe mạnh là có chế độ tập luyện hỗ trợ cơ bắp của bạn (ví dụ như nâng tạ). Rèn luyện cơ bắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khớp xương được rèn luyện một cách dẻo dai. Bạn cũng nên nhớ rằng, chỉ nên tập những bài tập xây dựng mật độ xương trước năm 30 tuổi với hình thức thích hợp.
- Bơi lội là một hoạt động tuyệt vời cho tim mạch của bạn. Bơi là một hoạt động phức tạp và khó khăn nhưng nó khiến cho tất cả các khớp xương của bạn trở nên năng động và dẻo dai. Các động tác dưới nước có thể tạo thành một lớp đệm cho khớp xương của bạn, giúp bạn không bị đau khi vận động và trở nên dẻo dai hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý bơi ở bể bơi trong nhà với nước ấm, tránh bơi trong nước lạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Đi xe đạp là một hoạt động tuyệt vời giúp tăng nhịp tim của bạn, đốt cháy một lượng lớn calo và khớp xương của bạn. Khi đạp xe, các chất lỏng trong cơ thể sẽ chuyển động giúp bôi trơn các khớp xương và làm cho các khớp đầu gối của bạn trở nên dẻo dai, khỏe mạnh.
- Yoga và tập thể dục nhịp điệu: Kéo căng và tăng tính dẻo dài rất cần thiết để có một dáng đi uyển chuyển, duyên dáng và tránh xa chấn thương. Yoga và tập thể dục nhịp điệu là hai hoạt động tập luyện nhằm tăng cường cơ bắp và tính dẻo dai của bạn. Chuyển động một cách nhẹ nhàng sẽ ít ảnh hưởng đến khớp xương của bạn, và tiêu tốn nhiều năng lượng ở các khớp xương hơn. Đây cũng là cách để chúng ta rèn luyện để có thể tập luyện ở mức độ cao hơn, dẻo dai hơn.
- Tập đứng thăng bằng: Bạn nên tìm hiểu và tập luyện cách đứng thăng bằng trên đầu ngón chân. Thật khó để tạo ra sự thăng bằng giữa mắt cá chân với khớp xương ở đầu gối của bạn đúng không? Đứng thăng bằng trên đầu ngón chân có tác dụng khiến bạn có thể leo lên cầu thang một cách dễ dàng và tránh được chấn thương với các bài tập chạy bộ. Thăng bằng trên đầu ngón chân cũng giúp bạn có cơ bắp mạnh mẽ. Chỉ cần nghĩ rằng, nếu thằng bằng tốt, bạn sẽ khó bị ngã hơn. Thằng bằng nhất định sẽ giúp ích, khi bạn già đi hoặc trong những trường hợp bạn bị mất thăng bằng.
Theo VNE
Đau xương khớp ở tuổi dậy thì
Trong giai đoạn xương phát triển nhanh của tuổi dậy thì, trẻ sẽ gặp những rối loạn về cơ xương khớp đáng lo ngại.
Cha mẹ thường chủ quan cho rằng trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên những biểu hiện đó là bình thường. Nhưng thực tế đó có thể là dấu hiệu bệnh lý.
Đau chân: Trẻ có triệu chứng đau ở chân không rõ vị trí; đau về đêm, ban ngày hoàn toàn bình thường, triệu chứng xảy ra trong vài ngày rồi hết hẳn, sau đó tái diễn. Những biểu hiện trên là triệu chứng của quá trình tăng trưởng mà y học gọi là đau tăng trưởng. Đau tăng trưởng có thể từ đau nhẹ gây cảm giác khó chịu thoáng qua đến đau dữ dội. Đau tăng trưởng thường bắt đầu sau ba tuổi và có thể kéo dài đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên, để loại trừ những trường hợp đau do bệnh lý, cần đưa trẻ đi khám nếu thấy trẻ đi khập khiễng hoặc kèm theo sốt.
Đau lưng: Khi bị đau lưng, trẻ rất có thể bị đau lưng cơ năng hoặc bị bệnh về cột sống. Những bệnh lý liên quan đến cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và bệnh lý thường gặp là vẹo cột sống vô căn
Đau khớp gối: Trẻ hay kêu đau đầu gối, thường gặp ở trẻ vận động thể thao cường độ cao. Rất có thể trẻ bị bệnh Osgood - Schlatter (viêm xương sụn vô khuẩn lồi củ chày ở gối): Trẻ ở tuổi dậy thì, sụn tăng trưởng vùng lồi củ xương chày vẫn còn hoạt động nên bị kích thích khi trẻ vận động gập duỗi gối, dẫn đến cốt hóa xương sụn quá mức, gây phì đại lồi củ trước xương chày và gây đau.
Cần chọn môn thể thao phù hợp với tố chất và sở thích của trẻ (Ảnh: HH)
Đau gót chân: Thường gặp ở bé trai hiếu động, vận động nhiều. Y học gọi là bệnh Sever (viêm xương sụn vô khuẩn gót chân). Tuổi dậy thì, trẻ lớn nhanh, xương vì thế cũng tăng trưởng nhanh hơn, trong khi gân cơ - dây chằng thì lại chậm hơn. Vì thế, khi trẻ vận động, hệ thống gân cơ - dây chằng vùng xương gót chân sẽ tạo một áp lực đè lên xương sụn gót chân và làm cho xương sụn này bị tổn thương.
Đau cứng khớp, đau ửng đỏ kèm sưng: Rất có thể trẻ đã bị viêm khớp dạng thấp thiếu niên. Phần lớn bệnh diễn tiến trong vòng vài năm, cần điều trị tích cực bằng thuốc kháng viêm mạnh, thuốc ức chế miễn dịch và vật lý trị liệu. Một số trường hợp kéo dài qua tuổi trưởng thành và để lại di chứng nặng nề gây thoái hóa cứng khớp, đặc biệt là các khớp ngón tay, bàn tay.
Ngoài ra, còn một số rối loạn cũng thường gặp ở tuổi dậy thì như bàn chân bẹt, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, trượt chỏm xương đùi, bán trật khớp chè đùi, lõm ngực...
Để phát triển tốt về thể chất và chiều cao, trẻ cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng, cụ thể là ăn nhiều rau quả, thịt cá, uống nhiều sữa tươi. Việc bổ sung canxi và vitamin D rất cần thiết cho trẻ, nhất là khi trẻ vừa trải qua một căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc mắc bệnh kháng vitamin D. Cần chọn môn thể thao phù hợp với tố chất và sở thích của trẻ.
Theo VNE
Những bệnh cơ xương khớp ở trẻ cần đặc biệt lưu ý Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị đau khớp gối, khớp háng hay đau cột sống dai dẳng. Theo tiến sĩ Phạm Quang Thuận, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Thể thao Việt Nam, có nhiều bệnh lý cơ xương khớp ở trẻ em cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh biến chứng nguy hiểm về sau:...