Giúp trẻ tăng cân
Dù bạn thay đổi thực đơn liên tục mà trẻ vẫn không tăng cân? Nếu vậy, có thể bạn chọn thực phẩm không phù hợp với trẻ.
Sữa và ngũ cốc… giúp cải thiện cân nặng của trẻ – Ảnh: Shutterstock
Một số thực phẩm sau theo các chuyên gia có thể giúp trẻ lên cân.
Quả bơ: Loại quả này có hàm lượng calo cao, giúp cung cấp chất béo tốt cần thiết cho sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Có thể xay sinh tố bơ với sữa và một ít đường.
Chế phẩm từ sữa: Các sản phẩm sữa tốt cho trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn. Chúng chứa can xi cần thiết cho xương và cung cấp một lượng calo hợp lý cho trẻ tăng cân. Do các sản phẩm sữa có chứa một lượng cao chất béo bão hòa nên đừng quá lạm dụng.
Video đang HOT
Trứng: Với hàm lượng protein cao, trứng là thực phẩm tuyệt vời cho trẻ cần tăng cân. Một quả trứng chứa khoảng 26 gr protein. Vì vậy, có thể cho trẻ ăn trứng luộc hoặc trứng ốp la vào buổi sáng, đây thường là món yêu thích của trẻ em.
Bơ đậu phộng: Có chứa lượng protein cũng như chất béo cao. Đây là loại thực phẩm năng lượng giúp trẻ tăng cân nhanh.
Thịt nạc: Là một nguồn dồi dào protein, can xi và chất béo. Nó cũng cung cấp các carbohydrate cần thiết cho tăng cân. Vì vậy, bánh mì sandwich kẹp thịt nạc là món ăn bạn có thể đưa vào thực đơn cải thiện cân nặng ở trẻ.
Thức ăn ngọt: Ở đây không đề cập đến bánh kẹo đầy màu sắc mà trẻ con thường thích ăn. Bí quyết là chọn đúng loại đồ ngọt có lượng calo cao và cung cấp dinh dưỡng. Ví dụ, các thực phẩm ngọt chứa đầy dinh dưỡng có thể là sinh tố chuối, trái cây, bánh trái cây khô…
Hoa quả khô: Chứa đủ năng lượng để thêm trọng lượng vào cơ thể con trẻ. Có thể cho trẻ ăn vặt các loại trái cây khô như hạt điều, hạnh nhân, nho khô.
Ngũ cốc: Chứa lượng cân bằng carbohydrate, chất béo và năng lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Thêm sữa vào ngũ cốc để món này trở nên nhiều dinh dưỡng và thơm ngon hơn.
Theo TNO
Cảnh giác khi cho trẻ xem phim 3D
Cứ cuối tuần, bé Bo lại ngồi nghiền mấy bộ phim 3D trên tivi màn ảnh rộng ở nhà. Khi bé nói mắt không nhìn rõ chữ trên bảng, chị Hương đưa con đi khám, mới biết bé đã cận 2,5 đi ốp.
Kể từ khi xem phim 3D "Avatar" lần đầu tiên năm 2009, lần nào có phim 3D mới ra mắt, bé Bo, 6 tuổi nhà chị Linh Hương (Hoàng Mai, Hà Nội) lại nằng nặc đòi mẹ cho ra rạp xem phim. Hình ảnh sống động, rõ nét... khiến chị Hương cũng cảm thấy thích thú. Tuy nhiên, mỗi lần xem xong chị cảm thấy hơi đau đầu, choáng váng và mỏi mắt. Nhưng vì cảm giác đó cũng nhanh chóng qua đi nên chị không quan tâm, nghĩ rằng mình ít xem nên mới bị như vậy. Bé Bo vẫn hồn nhiên và nói rằng không hề có cảm giác giống mẹ.
Chiều theo sở thích của con, nhà chị Hương năm nay còn sắm hẳn một tivi 48 inch màn ảnh rộng, có tặng kèm 2 cặp kính 3D để cu cậu xem cho thỏa thích. Ngày cuối tuần, bé Bo lại ngồi "nghiền" mấy bộ phim 3D. Thế nhưng thời gian gần đây, mắt bé kém đi nhiều, bé nói ngồi xa không thể nhìn thấy chữ trên bảng. Cho con đi khám, bác sĩ nói bé Bo đã cận 2,5 đi ốp.
Bố mẹ đều mê phim nên cứ mỗi lần có phim mới ra rạp, Linh Anh (8 tuổi) lại được đến rạp xem. Cô bé đặc biệt thích những bộ phim hoạt hình 3D, cảm giác hứng khởi như được đồng hành cùng chú vẹt Rio hay Alice ở xứ sở thần tiên... Xem ở rạp chưa chán, về nhà Linh Anh còn đòi bố mẹ sắm kính 3D để xem lại nhiều lần phim nào bé thích. Hậu quả là sau nửa năm, mắt bé bị loạn thị.
Trẻ em xem nhiều phim 3D sẽ dẫn đến mệt mỏi thị giác, có thể bị cận thị, loạn thị.... Ảnh:123rf.
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện mắt trung ương cho biết, xem nhiều phim 3D rất có hại cho mắt của trẻ. Khi xem, mắt liên tục phải điều tiết và quy tụ, dễ gây ra mệt mỏi thị giác. Xem phim 3D dễ làm lệch lạc diện quy tụ tĩnh của trẻ, ảnh hưởng đến thị giác sau này.
Con mắt trẻ hàng ngày đã quá mệt mỏi với chuyện học hành, làm bài, xem TV, chơi game... Mặt khác thần kinh của trẻ khi xem phim thường rất phấn khích không tốt cho não bộ vốn đang rất cần tỉnh táo để hấp thu kiến thức và học hành. Trẻ xem nhiều tất nhiên sẽ dẫn đến mệt mỏi thị giác, sau đó là cận thị, loạn thị... Trường hợp của bé Bo và bé Linh Hương chính là hậu quả sau một thời gian dài xem phim 3D.
Công nghệ làm phim 3D và kính đeo để xem phim (bản chất là kính phân cực) khiến cho con mắt mất đi bản chất tự nhiên là có khả năng nhìn hội tụ vào một điểm và hợp nhất hai ảnh của mắt phải và mắt trái thành một hình duy nhất. Hai mắt sẽ có tiêu điểm và tiêu cự lệch nhau gây ra nhận thức hình ảnh khác nhau tùy theo khoảng cách.
Năm 2011, thời điểm một loạt phim 3D bom tấn được tung ra thị trường như Những cuộc phiêu lưu của Tintin, Bước chân hạnh phúc (2) hay Captain America... các nhà khoa học thuộc ĐH Berkeley (California, Mỹ) đã đưa ra kết luận xem phim 3D gây ra hiện tượng căng và mỏi mắt. Phim 3D khiến người xem phải tập trung và chuyển động mắt nhiều hơn để thu nhận được hết các hiệu ứng mà công nghệ này mang lại.
Tuy nhiên, các bác sĩ nhãn khoa cũng như chính các nhà sản xuất phim 3D như Samsung và Sony cũng chưa đưa ra kết luận là không nên xem phim 3D vì còn chưa có bằng chứng rõ ràng. Hiện nay, nhiều hãng phim đang muốn thúc đẩy việc phổ biến công nghệ 3D, nhưng họ lại tập trung vào việc nâng cao nội dung, chất lượng hơn là lo làm giảm căng và mỏi mắt cho người xem.
Đi tiên phong trong vấn đề bảo vệ mắt cho trẻ là hãng sản xuất game Nitendo, họ khuyến cáo trẻ dưới 6 tuổi không nên xem phim 3D do các em đang ở độ tuổi phát triển thị giác.
Theo VNE
Khi hội chứng "mất trí nhớ tạm thời" tấn công người trẻ Hội chứng mất trí nhớ này nguyên nhân là do đâu nhỉ? Ảnh minh họa Mấy tháng nay không hiểu sao mà đầu óc em lúc nào cũng trong trạng thái lơ mơ kém minh mẫn, người thì cứ mất thăng bằng như ở trên mây. Đặc biệt em cảm giác như trí nhớ của mình có vấn đề vì em rất hay...