Giúp trẻ em tương tác, sáng tạo trên môi trường mạng
Nhiều trẻ em tham gia internet 5 – 7 giờ/ngày nhưng chỉ 36% trẻ được dạy an toàn trên môi trường mạng.
Để trẻ tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng cần sự đồng hành của phụ huynh, giáo viên, doanh nghiệp công nghệ.
Trẻ em tiếp xúc với mạng xã hội ngày càng nhiều.
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, trong những năm vừa qua internet mang lại nhiều lợi ích cho mọi người, trong đó có trẻ em. Tuy nhiên các em cũng gặp một số nguy cơ rủi ro khi tham gia môi trường mạng. Để trẻ em tham gia môi trường mạng thực sự được an toàn, bổ ích thì cần có sản phẩm để trẻ được tương tác lành mạnh và sáng tạo. Bởi vậy, ngày 1/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 830 phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025″.
Chương trình bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh và sáng tạo trên môi trường mạng cần sự quan tâm, vào cuộc của các doanh nghiệp công nghệ thông tin để sản xuất và đưa ra những ứng dụng, mà quan trọng nhất là dành cho trẻ em. “Khi mà các em có được môi trường và sáng tạo thì sẽ giảm bớt thời gian chơi các nội dung vô bổ, không có ích, thậm chí xấu độc liên quan đến sự phát triển lành mạnh của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ, giáo viên và nhà trường cũng cần đồng hành với con để biết được sự phát triển của công nghệ cũng như nội dung con em mình đang tham gia trên môi trường mạng”, bà Nguyễn Thị Nga cho biết.
Video đang HOT
Sự sáng tạo trên môi trường mạng đối với trẻ em thể hiện ở 2 khía cạnh. Trước tiên là những doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các dịch vụ trên môi trường mạng chủ động có những sản phẩm để trẻ em có thể được cùng tham gia sáng tạo. Tiếp đến, trẻ em có nhiều ý tưởng và trẻ em sẽ học hỏi những bạn đồng trang lứa để biết những sản phẩm nào phù hợp, thu hút được trẻ em khi tham gia môi trường mạng.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay, các phương thức để truyền thông hay là hấp dẫn người xem, người chơi liên quan đến hình thức, thời gian, thời lượng. “Vì thế sản phẩm, những nội dung cũng cấp kiến thức, kỹ năng để trẻ phát triển toàn diện cũng phải phù hợp với từng lứa tuổi mầm non, bậc tiểu học, bậc trung học cơ sở (THCS). Sản phẩm dành cho trẻ ở mỗi lứa tuổi cần có sự khác biệt; chúng ta không thể lấy sản phẩm dùng cho lứa tuổi nhỏ để áp dụng đưa kiến thức kỹ năng cho các bạn ở lứa tuổi THCS, trung học phổ thông (THPT). Không chỉ vậy, sản phẩm đó còn phải thực sự hấp dẫn đối với trẻ em, thậm chí là nó cũng phải bắt trend phù hợp” bà Nguyễn Thị Nga chia sẻ.
Hiện nay, các sản phẩm đến được với trẻ em qua 3 kênh đều rất là quan trọng là gia đình – nhà trường – xã hội. “Vai trò của các thầy cô giáo trong nhà trường, các anh chị tổng phụ trách Đội là kênh rất quan trọng khi thông tin định hướng trên mạng. Kênh thứ hai là vai trò của gia đình; trong bối cảnh hiện nay nếu cha mẹ không có nhiều kiến thức kỹ năng cũng như đầu tư thời gian để tìm hiểu về những tiêu chuẩn cộng đồng hay ứng dụng của các doanh nghiệp, nhà mạng để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng thì thực tế rất khó để bảo vệ con em mình. Đối với kênh thứ ba là vai trò của các cơ quan báo chí cũng như là các mạng xã hội. Chúng ta tăng cường luật pháp chính sách nhưng quan trọng hơn là giới thiệu mô hình, hoạt động, sản phẩm hay ứng dụng lành mạnh dành cho trẻ em. Như vậy, vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội đều phải song hành cùng nhau. Không thểi riêng môi trường nào làm tốt công tác bảo vệ trẻ em nếu đứng một mình”, bà Nguyễn Thị Nga cho biết.
Doanh nghiệp công nghệ tham gia đào tạo cho Tổ công nghệ số cộng đồng
Theo Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông - TTTT), chương trình đào tạo, tập huấn cho hơn 213.000 thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng sẽ có sự đồng hành của một số doanh nghiệp công nghệ như VNPT, Vietnam Post, Bkav...
Đoàn viên, thanh niên là lực lượng nòng cốt trong tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: TTXVN.
Việc các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đồng hành cùng Bộ TTTT, Trung ương Đoàn Thanh niên, UBND các tỉnh, thành phố để triển khai chương trình bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho các Tổ công nghệ số cộng đồng sẽ góp phần phần gắn kết doanh nghiệp với các địa phương, mở rộng thị trường sản phẩm, dịch vụ cho người dân của các doanh nghiệp.
Theo Cục Chuyển đổi số quốc gia, chương trình tập huấn cho Tổ công nghệ số cộng đồng tại tất cả các địa phương sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp. Đây là hoạt động nhằm hỗ trợ các địa phương triển khai chuyển đổi số nói chung và hướng dẫn hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng nói riêng.
Để chuẩn bị cho chương trình này, Bộ TTTT có công văn gửi Trung ương Đoàn và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp thực hiện. Tất cả các Tổ công nghệ số cộng đồng của địa phương thực hiện bồi dưỡng, tập huấn trực tuyến về chuyển đổi số, kỹ năng số thông qua Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (quét mã QR Code Tổ công nghệ số cộng đồng gửi kèm theo). Mục tiêu đến hết tháng 11/2022, 100% thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng được bồi dưỡng, tập huấn trực tuyến thông qua Nền tảng học trực tuyến mở đại trà.
Theo kế hoạch, chương trình bồi dưỡng, tập huấn trực tiếp Tổ công nghệ số cộng đồng sẽ được bắt đầu từ ngày 12/9 và kết thúc vào ngày 30/9 theo 10 cụm địa phương.
Được tổ chức trực tiếp tại các địa phương, kết hợp trực tuyến qua các điểm cầu hội nghị trực tuyến đến 100% cấp xã, các khóa bồi dưỡng sẽ cung cấp thông tin cho các thành viên của Tổ công nghệ số cộng đồng về các chủ trương, chính sách, pháp luật về chuyển đổi số; hướng dẫn cài đặt, sử dụng nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số.
Tổ chức và duy trì hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng được Bộ TTTT xác định là một trong những giải pháp đột phá, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai chuyển đổi số năm 2022.
Tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập ở từng thôn, bản, với nòng cốt là thanh niên, để đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn đến từng người dân sử dụng các nền tảng số.
Theo thống kê, tính đến ngày 5/9, 51 tỉnh, thành phố trên cả nước đã thành lập 46.105 Tổ công nghệ số cộng đồng, với 212.761 thành viên. Trong đó, có 28/63 tỉnh, thành phố đã hoàn thành việc thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng tới 100% cấp xã.
Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số hơn 46.000 Tổ công nghệ số cộng đồng trên cả nước để lực lượng này hỗ trợ triển khai các hoạt động chuyển đổi số tới các cấp cơ sở tại địa phương là cách tiếp cận toàn dân về chuyển đổi số của Việt Nam. Đây sẽ là những "cánh tay nối dài" của chính quyền, Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, thành phố để thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của quốc gia, của tỉnh, huyện, xã.
Hoạt động trên môi trường mạng, doanh nghiệp bưu chính không được để lọt, lộ thông tin Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra rộng khắp mọi trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, ngành bưu chính đã và đang đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số. Với mục tiêu đưa mọi hoạt động truyền thống của ngành bưu chính lên môi trường mạng, ngoài việc tuân thủ quy định pháp luật về bưu chính, các doanh nghiệp bưu...