Giúp trẻ đối diện với thử thách hoặc cảm xúc tồi tệ
Thay vì để sự bi quan kéo dài, Karren M.Allen, bà mẹ Mỹ, nghĩ ra cách dạy trẻ hồi phục và học hỏi từ những gì đã xảy ra, bắt đầu bằng ba chữ “Mọi chuyện ổn”.
Karren M.Allen là mẹ của bé trai 9 tuổi, đồng thời là nhà huấn luyện tư duy ở Mỹ. Karren tin rằng việc trẻ được dạy suy nghĩ theo cách nào sẽ tác động rất lớn đến thái độ của chúng với việc học, xây dựng tiềm năng phát triển trong tương lai. Cô giới thiệu một số cách đơn giản để giúp trẻ khám phá tiềm năng khi gặp thử thách hoặc những cảm xúc tồi tệ.
Hình dung thành công
Trẻ có thể choáng ngợp khi tiếp xúc với điều mới mẻ, dù cho là môn thể thao hoặc một bài học. Con trai tôi đã né tránh việc học xe đạp trong gần hai năm vì trong tâm trí con việc này quá khó.
Tôi đã giúp con nâng cao sự tự tin bằng cách lấy một mảnh giấy, vẽ chữ X ở cột bên trái. Dưới chữ X này, tôi viết những việc cậu bé không thể làm, gồm cả việc buộc dây giày, viết tên mình và đọc sách. Sau đó, tôi hỏi con liệu có thể làm những điều đó bây giờ hay không. Khi con nói “có” cho mỗi kỹ năng, tôi sẽ vé hình mặt cười ở bên phải của tờ giấy, đối diện với việc con đồng ý thực hiện lại.
Sau đó, tôi chỉ vào khoảng trống giữa chữ X và mặt cười, hỏi “Con đã làm gì ở đây?”. Cậu bé trả lời một cách rụt rè “Con không biết, con đoán là mình cố thử”. Khi tôi hỏi tiếp “Vậy là con đã luyện tập?” và cậu bé đáp “Có”. Với mỗi kỹ năng mà cậu bé học thành công, tôi sẽ nối chữ X và mặt cười bằng một đường thẳng để minh họa hành trình làm việc hướng tới mục tiêu.
Bài tập trực quan này giúp trẻ em nỗ lực, việc luyện tập lặp đi lặp lại có thể dẫn đến kết quả tích cực thế nào. Nhưng quan trọng hơn, nó giúp trẻ có thời gian để nghĩ về nhiệm vụ, kỹ năng khó khăn mà mình chưa làm được, từ đó xây dựng sự tự tin để thử lại.
Ảnh: Caitlin-Marie Miner
Video đang HOT
Chuẩn bị cho sai lầm
Mặc dù việc phạm sai lầm là “rất con người”, nhưng nó được nhìn nhận dưới góc độ tiêu cực. Đã đến lúc bình thường hóa rằng những tai nạn, thất bại có thể đóng vai trò quan trọng trong việc học hỏi. Thay vì để sự bi quan kéo dài, tôi nghĩ ra một cách hiệu quả để dạy trẻ hồi phục và học hỏi từ những gì đã xảy ra, bắt đầu bằng ba chữ “Mọi chuyện ổn”.
Ba từ nhẹ nhàng này có thể giúp khuếch tán mọi cảm xúc tiêu cực có thể nảy sinh để tìm ra hướng giải quyết tích cực. Tôi muốn giúp con mình rũ bỏ mọi xấu hổ để có thể suy nghĩ sáng suốt, học hỏi mọi kinh nghiệm dù tốt hay xấu.
Chẳng hạn, trẻ em làm rơi ly khi đang cố gắng rửa bát hoặc phải làm lại bài tập về nhà, chúng ta nên sử dụng những rủi ro đó như cơ hội để trẻ phát triển, tránh lặp lại việc đó. Một điều cần lưu ý là bạn nên gợi ý để trẻ chủ động chọn cách giải quyết, chẳng hạn nên rửa sạch bọt trên ly rồi mới cầm vào để tránh bị trơn, chứ không nên áp đặt suy nghĩ của mình. Việc này còn giúp trẻ rèn khả năng giải quyết vấn đề trong tương lai.
Nghỉ ngơi trong ba bước
Không chỉ người lớn, trẻ em cũng cần được nghỉ ngơi sau thời gian hoạt động mệt mỏi, học tập căng thẳng. Tôi thường để con trai thư giãn theo trình tự các bước sau. Thứ nhất, chuyển vị trí. Chuyển động về mặt chất giúp chúng ta thay đổi về không gian, giúp não bộ cảm nhận năng lượng tích cực. Khi bước ra khỏi nơi tạo áp lực, tâm trí chúng ta sẽ chuyển sang hướng khác ít bế tắc hơn.
Thứ hai, giải phóng năng lượng. Bạn cần tìm cách giúp trẻ giải phóng những suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi trong người bằng các hoạt động lành mạnh như chạy bộ, viết nhật ký, nói chuyện với bạn bè hoặc thậm chí khóc.
Cuối cùng, bạn cần để trẻ nghỉ ngơi bằng cách để chúng nằm trên giường 15-30 phút. Nếu có thể chợp mắt, việc này có tác dụng nhiều hơn. Khi hoàn thành cả ba bước, chắc chắn tinh thần của trẻ sẽ lạc quan và thoải mái hơn, sẵn sàng thử lại hoặc tiếp tục việc mình đang làm dở trước đó.
Kết hợp việc học với những gì trẻ yêu thích
Nếu con bạn sợ học toán nhưng lại đam mê thể thao, hãy tìm cách kết hợp chúng bằng những bài toán như “Những chú hổ đã ghi ba bàn thắng trong mỗi trận trong tổng bốn trận, vậy chúng đã ghi được bao nhiêu bàn cùng nhau?”. Trong những buổi học thực hành, hãy cân nhắc với những món đồ trẻ yêu thích và tận dụng tối đa để trải nghiệm học tập thú vị và gần gũi với chúng hơn. Đôi khi, việc bật một bài hát trẻ yêu thích cũng giúp việc học tập không còn đáng sợ.
Cần chuẩn hóa từ kế hoạch đến tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm
Sau sự việc học sinh bị nạn khi tham gia hoạt động ngoại khóa, ngành Giáo dục các địa phương đã tăng cường chỉ đạo trường học phối hợp với đơn vị tổ chức xem xét lại các chương trình...
Học sinh tham gia tiết học ngoài nhà trường tại Thảo Cầm Viên. Ảnh minh họa
Tạm dừng hoạt động ngoại khóa liên quan đến nước
Sau sự việc học sinh tiểu học trên địa bàn tử vong do đuối nước khi tham gia hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức, Phòng GD&ĐT Quận 8, TPHCM đã yêu cầu các trường trên địa bàn tạm dừng hoạt động ngoại khóa có hoạt động dưới nước. Đồng thời, phòng cũng yêu cầu nhà trường phối hợp với đơn vị tổ chức ngoại khóa phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tham gia.
Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tham gia các hoạt động bên ngoài nhà trường là nguyên tắc được Sở GD&ĐT TPHCM nhấn mạnh trong các văn bản hướng dẫn về hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh hằng năm. Để hoạt động này tiến hành một cách chu toàn nhất, nhà trường đều phải xây dựng kế hoạch giáo dục trải nghiệm ngay từ đầu năm học hay đầu học kỳ. Sở cũng tổ chức thẩm định và thẩm định lại các chương trình trải nghiệm để công tác tổ chức học tập cho học sinh hiệu quả, an toàn nhất. Các mô hình trải nghiệm - trải nghiệm sáng tạo, tiết học ngoài nhà trường được sở thẩm định và giới thiệu gồm: Công viên Văn hóa Đầm Sen; Khu Sinh thái giáo dục Về Quê (Củ Chi); Chương trình Thảo Cầm Viên - Bảo tàng; Chương trình trải nghiệm tại khu công viên phần mềm Quang Trung (STEM).
Chia sẻ với báo chí về việc tăng cường hơn nữa công tác bảo đảm an toàn cho học sinh khi học trải nghiệm, ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết: Sở đã làm dự thảo văn bản hướng dẫn chung các hoạt động ngoại khóa, trong tuần này sẽ có văn bản chính thức gửi phòng GD&ĐT 24 quận, huyện và báo cáo UBND. Theo ông Dũng, hằng năm ngành luôn có văn bản chỉ đạo các trường thực hiện kế hoạch sinh hoạt ngoại khóa nhưng có một số nơi chưa phối hợp nhịp nhàng.
"Sở sẽ có những hướng dẫn chi tiết cho từng bậc học, nên tổ chức ở những địa điểm nào, phân công giáo viên ra sao. Nếu trường nào cảm thấy không bảo đảm an toàn được thì không tổ chức, đã tổ chức thì phải lên kế hoạch và có trách nhiệm, không phải báo cáo vài dòng cho xong", ông Dũng nhấn mạnh.
HS mầm non tỉnh Đồng Tháp tham gia hoạt động trải nghiệm.
Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu
Theo ông Nguyễn Việt Mười, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, đơn vị nào tổ chức trải nghiệm với hình thức tham quan học tập đều phải xây dựng trong kế hoạch giáo dục nhà trường từ đầu năm học. Đồng thời, khi thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài trường học, đơn vị phải có tờ trình xin phép gửi về sở.
Trong văn bản cho phép, sở có chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho học sinh và nêu trách nhiệm người đứng đầu khi tổ chức thực hiện. Thời gian tới, sở ban hành văn bản riêng chỉ đạo công tác tổ chức tham quan, trải nghiệm học tập ngoài trường học.
Theo đó, các đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng chương trình và tổ chức đúng thời gian theo kế hoạch. Đồng thời, thông báo cho cha mẹ học sinh biết và có sự đồng thuận về kế hoạch của nhà trường. Trước và trong thời gian tổ chức, nhà trường phải tuyên truyền cho học sinh về việc bảo đảm an toàn và chấp hành tốt quy định của đơn vị tổ chức. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm trong việc tổ chức chuyến đi an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.
Tại TP Cần Thơ, ngành Giáo dục chủ động phương án bảo đảm an toàn cho học sinh khi tổ chức tham quan học tập ngoài trường. Theo thầy Trương Vĩnh Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm, quận Ninh Kiều, hằng năm nhà trường tổ chức cho học sinh đến các khu di tích lịch sử, văn hoá địa phương ở các tỉnh/thành để học tập, nghiên cứu. Ngoài việc thông tin và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của gia đình các em, nhà trường cũng xây dựng kế hoạch, phối hợp y tế và giáo viên trong việc phân công nhiệm vụ giám sát, an toàn từng chuyến đi.
Nhà trường phải lên kế hoạch thực hiện từ đầu năm học và được Sở GD&ĐT duyệt thông qua. Đồng thời, khi tổ chức tham quan nhà trường phải làm văn bản gửi về phòng GD&ĐT để xin phép. Nhà trường phải chủ động xây dựng các phương án bảo đảm an toàn và tổ chức sinh hoạt cho học sinh trước và trong mỗi chuyến đi; quán triệt tư tưởng và tổ chức tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm công tác quản lý lớp, hướng dẫn học sinh trong quá trình tổ chức.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả của việc học tập trải nghiệm, tham quan ngoại khóa cho học sinh, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ đề nghị các cơ sở giáo dục tổ chức học tập trải nghiệm, tham quan ngoại khóa phải nằm trong kế hoạch đầu năm học của đơn vị.
Khi tổ chức học tập trải nghiệm, tham quan ngoại khóa, nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, được sự thống nhất của cha mẹ học sinh và cho phép của cơ quan quản lý trực tiếp. Thời điểm tổ chức học tập trải nghiệm, tham quan ngoại khóa phải phù hợp và mang lại hiệu quả giáo dục cao. Sau khi tổ chức, trường phải báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý trực tiếp.
Đại học RMIT lần đầu tổ chức trực tuyến Ngày trải nghiệm cho học sinh trung học Ngày trải nghiệm trực tuyến của Đại học RMIT sẽ diễn ra từ 9h30 đến 17h trong 4 ngày cuối tuần của tháng 11 (7-8/11 và 14-15/11). Với khung thời gian này, mỗi học sinh trung học phổ thông có thể tham dự tối đa 5 hoạt động trong ngày. Vốn là sự kiện thường niên được khởi xướng từ năm 2015, Ngày...