Giúp thắng kiện, luật sư bị thân chủ đòi ngược hơn 7 tỷ đồng
Không những không trả thù lao như thỏa thuận, nữ Việt kiều Mỹ còn phản tố, đòi luật sư phải bồi thường cho mình 7,4 tỷ đồng.
Ngày 21/3, TAND TP.HCM mở phiên xét xử vụ án “Tranh chấp hợp đồng tư vấn pháp lý” giữa nguyên đơn là luật sư Đặng Đình Mạnh và bị đơn là bà Dư Thị Tuyết (Việt kiều Mỹ).
Theo đơn khởi kiện, ngày 16/10/2017, bà Dư Thị Tuyết (hiện đang định cư tại Hoa Kỳ) ký hợp đồng tư vấn pháp luật với văn phòng luật sư Đặng Đình Mạnh, nhờ thực hiện dịch vụ đại diện cho bà để tiến hành các thủ tục tố tụng khởi kiện, yêu cầu chồng là ông Vương Thành Kim phân chia tài sản chung trong thời gian hôn nhân.
Theo hợp đồng, văn phòng của luật sư Mạnh được hưởng thù lao với số tiền tương đương 10% khoản quyền lợi mà bà Tuyết được tòa án tuyên công nhận. Bà Tuyết sẽ tạm ứng trước cho văn phòng luật sư 12.000 USD để chi phí cho công việc.
Tuy nhiên, trên thực tế bà Tuyết không ứng trước số tiền này mà đề nghị văn phòng luật sư tự ứng ra các khoản chi phí tố tụng như tạm ứng án phí dân sự, thẩm định giá tài sản.
Ngày 6/5/2019, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm và tuyên công nhận bà Tuyết được phân chia phần tài sản quy ra tiền là 11,5 tỷ đồng.
Sau đó ông Kim đã làm đơn kháng cáo. Trong khi chờ xét xử phúc thẩm, ông Kim đã rút lại toàn bộ nội dung kháng cáo nên TAND cấp cao tại TP.HCM đã đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Đến ngày 19/2/2020, ông Kim đã tự nguyện thi hành án, nộp số tiền 11,5 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự tại Kho bạc Nhà nước TP.HCM.
Video đang HOT
Quá trình thi hành án, bà Tuyết đã ủy quyền cho nhiều người tham gia thi hành án thay thế giấy ủy quyền cho ông Mạnh. Đồng thời, bà Tuyết chỉ trả cho văn phòng luật sư 160 triệu tiền thù lao, còn lại 940 triệu đồng thì “lơ” đi.
Vì vậy, văn phòng luật sư Đặng Đình Mạnh và ông Mạnh đã làm đơn khởi kiện, yêu cầu bà Tuyết thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền 940 triệu đồng còn lại.
Phía bà Tuyết cũng có yêu cầu phản tố, yêu cầu TAND TP.HCM buộc ông Đặng Đình Mạnh với tư cách là trưởng văn phòng, đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư Đặng Đình Mạnh phải bồi thường cho bà 7,4 tỷ đồng.
Theo bà Tuyết, Bản án sơ thẩm tuyên “ông Vương Thành Kim có nghĩa vụ hoàn trả cho bà Dư Thị Tuyết 1/2 giá trị nhà đất là 11,5 tỷ đồng trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật.
Quá thời hạn trên, nếu ông Vương Thành Kim không thực hiện nghĩa vụ hoàn tiền thì bà Dư Thị Tuyết được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền phát mãi nhà đất này. Sau khi trừ các khoản lệ phí, chi phí hợp lý, số còn lại sẽ chia đôi mỗi người 1/2.
Tuy nhiên, đến ngày 19/2/2020 (đã quá 3 tháng kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật), ông Đặng Đình Mạnh vẫn đồng ý để ông Kim hoàn trả cho bà giá trị nhà đất là 11,5 tỷ đồng mà không yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành thủ tục phát mãi nhà đất trên để chia đôi mỗi người 1/2 giá trị nhà đất theo phán quyết của bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM.
Cũng theo bà Tuyết, căn cứ vào chứng thư thẩm định giá xác định nhà đất trên có trị giá 37,9 tỷ đồng. Do đó, ông Mạnh đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà, gây thiệt hại 7,4 tỷ đồng.
Tại phiên tòa hôm nay, do thấy cần thiết cần mời Cục Thi hành án dân sự tham gia vào vụ án nên HĐXX đã quyết định tạm dừng phiên tòa tới 18/4 sẽ mở lại.
Theo luật sư Trần Đình Dũng (bảo vệ quyền lợi cho Văn phòng luật sư Đặng Đình Mạnh), việc yêu cầu bồi thường khi cho rằng hoạt động luật sư gây thiệt hại cho khách hàng là bình thường.
Tuy nhiên, toà có buộc luật sư bồi thường hay không thì còn dựa vào việc có hay không thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp nếu có thiệt hại xảy ra, Toà còn xem xét có hay không mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân từ luật sư dẫn đến gây ra hậu quả thiệt hại cho khách hàng.
Từ vụ 4 tiếp viên hàng không 'xách' ma tuý: Vận chuyển bao nhiêu ma tuý sẽ bị tử hình?
Liên quan đến vụ 4 nữ tiếp viên hàng không 'xách' ma tuý về Việt Nam, nhiều người đặt câu hỏi cơ sở để khởi tố vụ án hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy là gì, vận chuyển bao nhiêu ma tuý thì bị tử hình?
'Vụ 4 tiếp viên hàng không bị phát hiện "xách" 11,3 kg thuốc lắc và ma túy tổng hợp trong các tuýp kem đánh răng từ Pháp về Việt Nam là đặc biệt nghiêm trọng nên Cơ quan điều tra sẽ xem xét xử lý thận trọng, khách quan, đảm bảo đúng người, đúng tội' - Luật sư Hồng Vân nhận định.
Theo quy định hiện hành, người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ quan điều tra có thể khởi tố bị can đối với các nữ tiếp viên hàng không nếu có căn cứ cho thấy 4 người này biết đây là chất ma túy mà vẫn cố tình vận chuyển về Việt Nam nhằm thu lợi bất chính.
Cũng theo luật sư Hồng Vân, Tội vận chuyển trái phép chất ma túy có lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là người thực hiện hành vi phạm tội phải biết là hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra.
Khoản 4 Điều 250 BLHS 2015 sửa đổi quy định, người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên; Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên; Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililit trở lên; Có 2 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm trên...
Thuốc lắc được cất giấu trong các vỏ hộp kem đánh răng
Trường hợp các nữ tiếp viên này không biết trong các tuýp kem đánh răng được vận chuyển về Việt Nam có chứa chất ma túy thì không đủ căn cứ để xử lý hình sự.
Trước mắt, cơ quan điều tra sẽ tạm giữ hình sự đối với các tiếp viên này để làm rõ việc vận chuyển kem đánh răng được thực hiện như thế nào? Ai là người gửi? Ai là người nhận? Số tiền công vận chuyển là bao nhiêu?
Việc chứng minh các nữ tiếp viên hàng không có biết đây là chất ma túy hay không thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. Việc xác định có tội hay không sẽ được Cơ quan điều tra chứng minh bằng các chứng cứ khách quan như các tin nhắn, thông tin trao đổi gửi hàng...
Lời khai nhận tội không được coi là chứng cứ buộc tội nếu lời khai đó không phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác để phản ánh sự thật khách quan.
Kể cả trường hợp các nữ tiếp viên này thừa nhận biết đây là chất ma túy nhưng nội dung này không phù hợp với các tình tiết diễn biến của vụ việc thì cũng không thể kết tội.
Ngược lại, nếu các nữ tiếp viên này không thừa nhận nhưng cơ quan điều tra có căn cứ cho thấy họ biết đây là chất ma túy nhưng vẫn cố tình vận chuyển thì sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội vận chuyển trái phép chất ma túy, không phụ thuộc vào việc bị can có nhận tội hay không.
Số ma túy bị thu giữ sẽ bị tiêu hủy. Đồng thời cơ quan chức năng sẽ xác định ai là người mua bán, ai là người vận chuyển để xử lý theo quy định.
Như vậy, do số lượng ma tuý đặc biệt lớn nên nếu có căn cứ cho thấy các nữ tiếp viên hàng không biết đây là chất ma túy thì họ có thể phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.
Trường hợp các nữ tiếp viên này không biết là chất ma túy thì vẫn có thể bị xem xét xử lý về hành vi buôn lậu và các hành vi vi phạm pháp luật khác nếu có - luật sư Hồng Vân nhấn mạnh.
F88 và chuyện quản lý hoạt động cho vay dưới chuẩn ngân hàng Đối với hoạt động kinh doanh tài chính theo hình thức cho vay tín chấp và cho vay bằng biện pháp cầm cố tài sản, F88 là doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn, phạm vi rộng. Điều đáng nói, hoạt động của công ty này đang tồn tại vấn đề. Trong ngày 6/3, Công an TP.HCM, các quận, huyện đã tổ...