Giúp nông dân vực dậy sau bão lũ
Hoàn lưu bão số 2 gây mưa, lũ quét cuối tháng 7 vừa qua đã cuốn trôi nhiều ngôi nhà, xóa trắng hàng chục ha hoa màu của nông dân xã Kim Quang, huyện Bát Xát (Lào Cai). Tuy nhiên, do được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, gia cố chuồng trại nên số trâu nằm trong Dự án hỗ trợ nông dân vay vốn Quỹ HTND nuôi trâu sinh sản tại xã Kim Quang không bị thiệt hại gì.
Giúp dân thêm vững tin
Quang Kim là địa phương nằm trọn trong vùng hoàn lưu bão số 2 nên bị ảnh hưởng nặng nề về nhà cửa, tài sản. Mấy tháng nay, cấp ủy, chính quyền và người dân trong xã vẫn đang nỗ lực ổn định lại đời sống, khôi phục sản xuất.
Dự án hỗ trợ nông dân vay vốn Quỹ HTND nuôi trâu sinh sản do Hội ND tỉnh Lào Cai, Hội ND huyện Bát Xát, Hội ND xã Kim Quang triển khai thực hiện tại đây đã góp phần giúp nhiều hộ vững tin hơn.
Gia đình ông Lý Văn Hù, thôn Làng Toòng, xã Quang Kim vẫn nguyên vẹn sau bão với đàn trâu của dự án sử dụng Quỹ HTND. Ảnh: Trần Việt Phương
Anh Vàng Văn Dương – Chủ tịch Hội ND xã Quang Kim cho biết, dự án được triển khai thực hiện từ tháng 6.2016, có quy mô lên tới 800 triệu đồng với 16 hộ hội viên, nông dân tại thôn Làng Toòng và Làng Kim tham gia. Mỗi hộ được Quỹ HTND cho vay 50 triệu đồng để mua trâu giống, tu sửa, làm mới chuồng trại. “Do các hộ thành viên được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, được hướng dẫn vị trí đặt và gia cố chuồng trại nên đợt bão lũ hồi cuối tháng 7, đầu tháng 8 đã không gây thiệt hại gì tới số trâu nằm trong dự án. Điều này rất may mắn, không chỉ giúp bà con vững tin hơn vượt qua khó khăn trước mắt mà còn hướng tới việc tăng thu nhập lâu dài…” – anh Dương bày tỏ.
Video đang HOT
Giải quyết 2 khó khăn cho nông dân
Theo anh Dương, sở dĩ Hội ND xã đề xuất và được Hội cấp trên chấp thuận triển khai dự án chăn nuôi trâu sinh sản là muốn giải quyết 2 khó khăn của bà con. Khó khăn thứ nhất là về sức kéo trong khâu làm đất, khó khăn thứ 2 là về thu nhập.
Toàn xã Quang Kim chỉ có hơn 84ha đất nông nghiệp, địa hình đồi núi chia cắt, đường sá chưa thuận lợi và những mảnh ruộng ở đây có độ cao, thấp, vị trí khác nhau nên khó áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất. Chính vì vậy, ở Quang Kim bà con vẫn dùng sức trâu để cày, bừa là phổ biến. Dự án đã giúp các hộ dân có “đầu cơ nghiệp” để làm sức kéo trong sản xuất nông nghiệp.
Gia đình ông Lý Văn Hù, thôn Làng Toòng, xã Quang Kim vẫn nguyên vẹn sau bão với đàn trâu của dự án sử dụng Quỹ HTND. Ảnh: Trần Việt Phương
Ông Lý Văn Hù, thôn Làng Toòng, xã Quang Kim năm nay đã ngoài 60 tuổi. Do tai nạn giao thông nên ông chỉ có thể loanh quanh ở nhà, hoặc làm các việc đồng áng nhẹ nhàng, chứ không làm việc nặng được. Được tham gia vào dự án nuôi trâu sinh sản, ông chia sẻ: “Nhà tôi có mấy sào ruộng, đợt lũ vừa rồi mất trắng. Gia đình vững tin hơn vì vẫn còn 2 con trâu, 1 con mua được từ vốn vay Quỹ HTND, và 1 con của gia đình gom góp tiền mua thêm. Theo hướng dẫn của dự án, sắp tới tôi sẽ chuyển chuồng trâu ra xa nhà và xây dựng kiên cố hơn…”.
Theo Danviet
Có trâu là có tài sản lớn
Từ đồng vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), nhiều ND xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) có điều kiện xây dựng mô hình nuôi trâu thịt và trâu sinh sản. Đồng vốn của Hội đã tạo nên phong trào phát triển kinh tế nông hộ miệt bưng biền khi đàn trâu mỗi tháng lại thêm sinh sôi nảy nở.
Có trâu là có tài sản lớn
Tổ hợp tác chăn nuôi trâu tại 2 ấp Thanh Hưng 2 và Kế Phòng, xã Vĩnh Bình được thành lập vào năm 2014 với 10 thành viên. Cũng từ đây, Tổ hợp tác được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ HTND thuộc Hội ND tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền 200 triệu đồng.
Mô hình nuôi trâu thịt, trâu sinh sản đang được nhân rộng tại xã Vĩnh Bình. Ảnh: C.L
Hiện đã có nhiều hộ mong muốn xây dựng mô hình nuôi trâu như các thành viên của Tổ hợp tác. Hội ND xã đã lập dự án nuôi trâu thứ 2 với tổng số vốn 500 triệu đồng cho 15 hộ vay. Dự án đang chờ cấp trên xét duyệt để giải ngân cho bà con...". Ông Trương Minh Trung -
Chủ tịch Hội ND xã Vĩnh Bình
Là một trong những hộ được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ HTND, ông Nguyễn Thanh Vũ, ngụ ấp Thanh Hưng 2 chia sẻ: "Hiện tại, nhà tui đang nuôi 2 con trâu. Dự định của gia đình là sẽ để nuôi sinh sản, nhân đàn. Nếu chăm sóc tốt, 1 con trâu cái trưởng thành có thể đẻ mỗi năm 1 con nghé, giá trị hàng chục triệu đồng. Còn thịt trâu tại địa phương hiện rất hút hàng, thương lái "săn lùng" nhưng vẫn không có nhiều để mua".
Cũng là hộ được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ HTND, anh Dương Út Em, ngụ cùng ấp Thanh Hưng 2 phấn khởi bày tỏ: "Hiện 2 con nghé của nhà tui đã có người hỏi mua nhưng chưa muốn bán. Tui muốn nuôi thêm vài tháng nữa mới gọi bán, ước tính có thể thu được khoảng 43 triệu đồng. Còn con trâu đực có người trả giá 45 triệu đồng nhưng tôi chưa muốn bán. Nuôi trâu ngoài bán thịt, bán giống, còn có thể dùng sức kéo của trâu để có thêm thu nhập. Vụ vừa rồi nhờ 2 con trâu lớn đi kéo rơm trên đồng ruộng, tui đã kiếm được 17 triệu đồng tiền bán rơm...".
Anh Em cho hay, điều kiện ở miệt bưng biền nuôi bò không thích hợp, nhiều hộ đã nuôi nhưng không hiệu quả, nhưng nuôi trâu lại phát triển rất tốt. "Có được 2 con trâu là xem như có được một tài sản lớn trong nhà. Đây là một mô hình có hiệu quả, tuy nhiên ở những dự án sau, Quỹ HTND nên kéo dài thời gian vay vốn và tăng số tiền cho vay từ 40 triệu đồng trở lên. Đầu tư "ra tấm ra món" mang tính tập trung vừa giúp bà con phát triển mô hình mà lại phát huy hiệu quả nguồn vốn" - anh Em kiến nghị.
Nhân rộng mô hình
Anh Út Em thổ lộ, có được hôm nay cũng là nhờ anh được Hội ND cho vay 20 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND. Thấy mô hình nuôi trâu hiệu quả nên từ 1 con trâu ban đầu mua từ nguồn vốn vay Quỹ HTND, gia đình anh Út Em đã dành dụm mua tiếp 2 con trâu cái sinh sản. Chỉ 1-2 năm sau, gia đình anh sẽ có thêm 2 con nghé con...
Theo những hộ có kinh nghiệm, trâu là loài dễ tính, lại ít bệnh hơn bò nên người thiếu kinh nghiệm vẫn nuôi được. Hơn nữa, nuôi trâu không khó, chỉ cần có người theo dõi, chăm sóc kỹ và chịu khó cắt đủ cỏ tươi. Chuồng trại nuôi trâu phải được xây dựng ở nơi cao ráo, dễ thoát nước, thoáng mát. Nền chuồng có thể làm bằng bê tông hoặc lát gạch, không gồ ghề và phải kiên cố.
Theo Hội ND xã Vĩnh Bình, đến nay từ nguồn vốn Quỹ HTND ban đầu hỗ trợ cho hội viên, ND trong Tổ hợp tác, đến nay số lượng đàn trâu đã lên đến hơn 30 con.
Ông Trương Minh Trung - Chủ tịch Hội ND xã Vĩnh Bình cho hay, Tổ hợp tác được thành lập dựa trên nhu cầu sản xuất của ND. Nhận thấy mô hình nuôi trâu có hiệu quả và dễ thực hiện, Hội ND xã đã lập dự án để vay vốn Quỹ HTND. Từ khi thành lập, các tổ viên đã chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với nhau, lại được giúp vốn ban đầu nên mô hình này ngày càng phát triển tại địa phương...".
Theo Danviet
May vá cho đời khấm khá Nhờ được đào tạo nghề may công nghiệp bài bản, hàng trăm hộ nông dân (ND) ở xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) có thu nhập ổn định. Lớp học này do Trung tâm Dạy nghề huyện Tiên Du phối hợp với Hội ND xã Cảnh Hưng phối hợp tổ chức. Nghề phụ, thu nhập chính Cơ sở may của chị...