Giúp nông dân làm giàu bằng cách tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và vay vốn đầu tư
Được hỗ trợ kịp thời thông qua các hoạt động tư vấn, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, nhiều gia đình hội viên, nông dân huyện Chợ Mới, Bắc Kạn đã có điều kiện xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả.
Anh Lưu Văn Thoảng (ở xã Yên Đĩnh) là một những điển hình làm kinh tế ở địa phương. Với quy mô nuôi 10 con bò sinh sản, 2.000 con gà, trừ chi phí, gia đình còn thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Anh Thoảng chia sẻ: Hàng năm, anh luôn được Hội ND huyện, xã mời tham gia tập huấn, chuyển giao KHKT chăn nuôi gia súc gia cầm. Nhờ vậy, anh có thêm kiến thức, tự tin đầu tư phát triển kinh tế trang trại.
Được Hội hỗ trợ vốn, chuyển giao KHKT, nhiều hội viên nông dân Chợ Mới đầu tư mô hình nuôi lợn hiệu quả. Ảnh: Đức Thịnh
Còn tại thị trấn Chợ Mới, nhiều người biết đến ông Nguyễn Ngọc Quy là tấm gương nông dân giỏi với mô hình nuôi lợn, vịt, bồ câu lai Pháp, trồng hoa cho thu nhập cao. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Quy còn hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ con giống cho các hộ nghèo trong xã phát triển sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Thuỷ – Chủ tịch Hội ND huyện Chợ Mới cho biết: Hội ND huyện hiện có hơn 5.000 hội viên tham gia sinh hoạt tại 164 chi hội. Để giúp hội viên phát triển kinh tế, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững, Hội đã triển khai nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ hội viên như: Hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề, cung ứng vật tư nông nghiệp, tập huấn khoa học kỹ thuật…
Video đang HOT
Theo đó: Năm 2019, từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân hơn 3 tỷ đồng, Hội đã triển khai cho 94 hộ hội viên vay, xây dựng được 3 mô hình kinh tế tại các xã Quảng Chu, Yên Cư, Yên Đĩnh. Đồng thời, Hội nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội cho 1.797 hộ vay hơn 82 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng NNPTNT triển khai cho vay đối với các tổ hợp tác, hợp tác xã và các hộ xây dựng gia trại. Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi,
Các cấp Hội ND huyện Chợ Mới còn phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức 167 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho hơn 5.000 cán bộ, hội viên. Hội còn cung ứng hơn 50 tấn phân bón các loại, hàng triệu cây ớt giống cho hội viên phát triển sản xuất; hỗ trợ vốn cho hội viên xã Quảng Chu, Thanh Bình mua 9 tấn gừng giống.
Trong năm, Hội đã hướng dẫn nông dân thành lập được 3 hợp tác xã và 4 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn, tổ nuôi gà.
Nhờ triển khai kịp thời các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh nên năm qua trên địa bàn huyện Chợ Mới xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả. Giai đoạn 2016 – 2019, toàn huyện Chợ Mới đã có 2.346 hộ hội viên đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Theo rà soát, năm 2019 số hội viên của Hội thoát nghèo đạt tỷ lệ 2,5%.
Nếu tiếp tục cách ly xã hội sau 15-4, thực hiện thế nào?
Các chuyên gia, nhà khoa học của Bộ KH&CN, Bộ TT&TT... đã cùng nhau tính toán phương án trong trường hợp tiếp tục cách ly xã hội sau ngày 15-4 vì dịch COVID-19.
Ngày 14-4, nhóm các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ thông tin do Bộ KH&CN và Bộ TT&TT chủ trì đã rà lại các kết quả nghiên cứu, giúp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 hoàn thiện phương án, kiến nghị với Thủ tướng, Thường trực Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì phiên họp. Ảnh: VGP/ĐÌNH NAM
Từ tháng 3-2020, ngoài việc truy vết các ca F0 để tìm ra F1, F2 phục vụ cách ly, khoanh vùng dịch, nhóm còn xây dựng mô hình dự báo nguy cơ theo từng tỉnh, TP.
Theo đó, mức độ nguy cơ sẽ dựa trên nhiều chỉ số, gồm năng lực phản ứng của mỗi địa phương, phân chia thành ba nhóm: Nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp.
Việc xây dựng mô hình dự báo có ý nghĩa hết sức quan trọng khi dịch bệnh kéo dài, điều kiện, tình hình các địa phương khác nhau, cần có các yêu cầu, giải pháp khác nhau.
Trong nghiên cứu của mình, nhóm tập trung vào các địa phương được dự báo là nguy cơ cao, cần tiếp tục áp dụng "cách ly xã hội" theo Chỉ thị số 16 thêm một thời gian. Hai nhóm còn lại sẽ được "nới lỏng".
Đặc biệt, nhóm cũng thảo luận những biện pháp cần thống nhất áp dụng trên quy mô cả nước (cho cả ba nhóm) để Ban chỉ đạo báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 15-4.
Những biện pháp này là yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc khi ra khỏi nhà; giữ khoảng cách tiếp xúc; cấm tụ tập đông người (kể cả các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng); chưa kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí...
Cùng với đó, người đứng đầu chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tiễn trên địa bàn để quy định các biện pháp bổ sung nhằm đảm bảo mục tiêu kép.
Cũng trong phạm vi nghiên cứu, các chuyên gia nhấn mạnh việc phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong thực hiện các quy định theo chỉ đạo của Thủ tướng, Ban chỉ đạo quốc gia. Nếu các biện pháp cơ bản đó được thực hiện nghiêm thì nguy cơ bùng phát sẽ giảm đáng kể.
Trước đó, sáng 13-4, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh phải sẵn sàng cho tình huống dịch bệnh còn dài nên cách ly xã hội sau ngày 15-4 cần tính đến yếu tố địa bàn, nhóm đối tượng, nhóm ngành nghề với tinh thần không được chủ quan, lơi lỏng. Vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.
Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo quốc gia chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Ban chỉ đạo quốc gia hoàn thiện các phương án cụ thể về thực hiện cách ly xã hội để báo cáo Thủ tướng quyết định trong ngày 15-4.
T.PHAN
Hỗ trợ "2 trong 1" nhà nông học nghề dễ dàng Trong 5 năm qua, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Hội ND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp các ngành chức năng tổ chức 326 lớp dạy nghề cho gần 10.000 lao động nông thôn. Được "cầm tay chỉ việc" học nghề, hỗ trợ vốn vay, nhiều hội viên nông dân nơi đây đã tự tin phát...