Giúp nông dân ăn nên làm ra từ trồng quế hữu cơ
Quế là sản phẩm có nhiều tiềm năng, được Yên Bái xác định là 1 trong 10 sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
Những năm qua, Hội Nông dân (ND) tỉnh Yên Bái đã phối hợp Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại thuộc Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc xây dựng chuỗi giá trị quế hữu cơ giúp nông dân khấm khá.
Liên kết mới thành công
Từ năm 2015, xuất phát từ 4 nhóm nông dân trồng quế với tổng cộng 33 thành viên ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, Hội NDVN, Hội ND tỉnh Yên Bái đã lựa chọn giúp bà con tham gia Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại. Khi đó, các nhóm nông dân chưa tiếp cận được thị trường, thu nhập còn thấp.
Đoàn công tác của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc thăm mô hình sản xuất quế hữu cơ tại xã Đào Thịnh. Ảnh: Mạnh Cường
Sau khi tham gia chương trình, các thành viên nhóm được tiếp cận và hưởng lợi từ các hoạt động hỗ trợ. Các hoạt động mà chương trình hỗ trợ các nhóm trồng quế ở xã Đào Thịnh gồm nâng cao năng lực về khả năng kinh doanh và vận động chính sách; tổ chức các diễn đàn với chính quyền và các bên liên quan để giải quyết những khó khăn trong trồng rừng và trang trại; tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu, quảng bá sản phẩm từ quế; tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm trong nước, khu vực và quốc tế về trồng, kinh doanh rừng…
Cuối năm 2015, 4 nhóm trồng quế đã thống nhất thành lập Tổ hợp tác liên nhóm Quế Đào Thịnh. Tổ lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, viết đề xuất với Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại về việc trồng thử nghiệm 1,7ha quế hữu cơ.
Tháng 4/2017, Tổ hợp tác liên nhóm Quế Đào Thịnh đã liên kết với Công ty Quế Hồi Việt Nam thành lập Hợp tác xã Quế Hồi Việt Nam. Hợp tác xã có 23 thành viên, trong đó có 18 nông dân của Tổ hợp tác và 4 thành viên của Công ty Quế Hồi Việt Nam và 1 pháp nhân là công ty. Kể từ đây hoạt động sản xuất quế hữu cơ ở Đào Thịnh phát triển mang lại việc làm, thu nhập khá cho nông dân.
Video đang HOT
Hiện, sản phẩm quế hữu cơ đang được 600 hộ dân thực hiện sản xuất tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên với tổng diện tích hơn 500ha. Với sự hỗ trợ của Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại, sản phẩm quế hữu cơ của hợp tác xã đã được cấp chứng nhận hữu cơ quốc tế bởi Tổ chức Control Union và được thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ chấp nhận. Sản phẩm quế hữu cơ của người dân được bao tiêu toàn bộ và tăng 20% giá trị so với quế truyền thống.
Thêm nhiều nông dân hưởng lợi
Để cung cấp nguyên liệu cho các dây chuyền sản xuất và cung cấp đủ sản phẩm quế cho các đơn vị đặt hàng, Hợp tác xã Quế Hồi Việt Nam đã triển khai và áp dụng thành công quy trình sản xuất hữu cơ cho 500ha quế tại xã Đào Thịnh. Hiện, hợp tác xã đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng diện tích trồng quế hữu cơ tại các địa phương khác để có thêm nhiều nông dân được hưởng lợi.
Hợp tác xã Quế Hồi Việt Nam đã xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm quế hữu cơ tại xã Đào Thịnh với tổng diện tích 14.000m2, công suất 80 – 100 tấn quế tươi/tháng. Dây chuyền của nhà máy hiện đại gồm các khâu chế biến như: Cắt, thái, tháp cất tinh dầu… Nhà máy đang sản xuất 12 loại sản phẩm từ cây quế như quế điếu thuốc, quế ống, quế tăm, quế bột, tinh dầu quế… Các sản phẩm này đang có sức cạnh tranh cao, giá bán ổn định có lợi cho hợp tác xã và nông dân. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, Hợp tác xã Quế Hồi Việt Nam đã sản xuất được 200 tấn quế khô thành phẩm, xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ…
Hiện tại, nhà máy chế biến quế hữu cơ của hợp tác xã đang giải quyết việc làm cho 100 lao động địa phương. Điều kiện, môi trường làm việc của thành viên, người lao động được đảm bảo với mức thu nhập bình quân đạt 6 triệu đồng/người/tháng.
Ông Giàng A Câu – Chủ tịch Hội ND tỉnh Yên Bái cho biết, việc thực hiện quy trình sản xuất quế hữu cơ của Hợp tác xã Quế Hồi Việt Nam đã giúp xã Đào Thịnh có một sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị, tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Mô hình cũng góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội, xây dựng NTM bền vững. Thông qua mô hình, vai trò của Hội ND trong hỗ trợ, giúp đỡ nông dân sản xuất, kinh doanh được khẳng định…
Ông Giàng A Câu nêu bài học kinh nghiệm khi xây dựng, phát triển chuỗi quế hữu cơ là phải tạo được sự liên kết, phối hợp tốt giữa các cơ quan liên quan, chính quyền cấp cơ sở; kết nối, có sự tham gia của doanh nghiệp có năng lực đầu tư, năng lực sản xuất; chú trọng nâng cao nhận thức về sản xuất, kinh doanh cho nông dân theo kịp yêu cầu của thị trường; thành lập các hợp tác xã để đảm bảo tư cách pháp nhân; sản xuất theo quy trình, dây chuyền hiện đại, phương thức quản lý khoa học…
Theo Danviet
"Nông dân dạy nông dân"-nói không cần sách, mách ra...mô hình
Sau 3 năm triển mô hình "Nông dân dạy nông dân" ở xã biên giới Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La), đến nay đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nhờ sự gẫn gũi, cùng lời ăn tiếng nói với nhau, nên nhiều nông dân đã chủ động học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt, hiệu quả vào sản xuất tại gia đình để nâng cao thu nhập.
Từ mô hình "nông dân dạy nông dân" được Hội Nông dân xã Phiêng Khoài triển khai, đã tạo sức lan tỏa sâu rộng góp phần gắn kết người nông dân, giúp đỡ nhau trong phát triển sản xuất.
Mô hình "nông dân dạy nông dân" tại xã Phiêng Khoài.
Anh Vì Văn Tiến, người dân tộc Khơ Mú, bản Keo Muông (Phiêng Khoài), chia sẻ: Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng ở vùng đất Keo Muông, cũng như bao người nông dân khác trong bản, xưa nay chỉ biết đến trồng cây ngô, cây sắn, nhưng càng làm đất càng bạc màu, hiệu quả thấp đi. Nhiều khi giá bán không bù được chi phí đầu tư, cũng vì thế mà hoàn cảnh kinh tế gia đình luôn gặp khó khăn.
Các hội viên nông dân xã Phiêng Khoài tham gia lớp tập huấn ủ phân vi sinh trong sản xuất.
"Vừa qua, được Hội Nông dân xã tổ chức cho đi thăm quan học hỏi một số mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc tại một số nơi, đặc biệt là mô hình trồng mận, trồng nhãn... Lần đó trở về tôi đổi một phần đất đồi trồng ngô, sắn sang trồng cây ăn quả, thiếu kinh nghiệm tối đến học hỏi kỹ thuật ở các hộ đi trước trong vùng. Đến nay, hàng chục, hàng trăm cây ăn quả, mận, nhãn đã lên xanh tốt bắt đầu cho thu hoạch. Vụ mận vừa qua, trừ chi phí cũng lãi hơn chục triệu đồng, so với trồng ngô, sắn lãi hơn nhiều lần", anh Tiến phấn khởi.
Mô hình trồng măng tây được nhiều hội viên nông dân Phiêng Khoài nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Còn chị Vì Thị Dung, ở bản Nặm Bó, chia sẻ: Trước đây, nhờ học cách làm của bà con nông dân trong bản bỏ ngô, sắn sang trồng cây ăn quả nên năm nào sau mỗi vụ thu hoạch gia đình lãi 200 - 300 triệu đồng. Thấy mình làm tốt nhiều bà con trong bản đến học hỏi, mình cũng chia sẻ cho họ, để mọi người cùng phát triển kinh tế, làm ăn, giàu lên.
Mô hình "Nông dân dạy nông dân" của Hội Nông dân xã Phiêng Khoài đang thực sự phát huy hiệu quả. Qua mô hình này mà trên địa bàn ngày càng xuất hiện nhiều mô hình mang lại thu nhập ổn định cho nhiều nông dân, như: Mô hình trồng mận, nhãn, bưởi, chanh leo, măng tây...
Từ mô hình "nông dân dạy nông dân" trên địa bàn xã Phiêng Khoài ngày càng xuất hiện nhiều mô hình hay, hiệu quả, tạo thu nhập ổn định cho người nông dân.
Trao đổi với ông Hoàng Văn Chung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phiêng Khoài, cho biết: Phiêng Khoài là xã vùng III của huyện Yên Châu, địa bàn rộng, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn hạn chế, cuộc sống của nhiều hội viên nông dân còn gặp nhiều khó khăn. 3 năm trở lại đây, nhờ triển khai mô hình "nông dân dạy nông dân" đã phát huy được hiệu quả tích cực. Nhiều hội viên nông dân đã tự chủ động học nhau cách làm ăn, phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập.
"Mô hình "Nông dân dạy nông dân" đã được triển khai rộng rãi đến 30/30 chi hội. Qua mô hình này, đến nay mỗi chi hội có ít nhất 50% hội viên mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây trồng kém hiệu quả ngô, sắn sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, Hội Nông dân xã còn tích cực phối hợp với các cấp Hội, ngành chuyên môn mở các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các mô hình phù hợp với tiềm năng thế mạnh địa phương", ông Chung cho hay.
Mô hình trồng Chanh Leo đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ nông dân.
Không riêng gì lĩnh vực trồng cây ăn quả mà lĩnh vực chăn nuôi cũng đang phát triển mạnh được nhân rộng tại các hộ gia đình, như: Nuôi bò sinh sản, nuôi lợn, nuôi gia cầm, nuôi ong... Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của hội viên nông dân từng bước được nâng lên, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại các cơ sở.
Theo Danviet
Bám cơ sở giúp dân làm kinh tế khá giả, có môi trường trong lànH Trong 10 năm qua, các cấp Hội Nông dân (ND) tỉnh Tuyên Quang đã tích cực, chủ động tham mưu, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, phong trào, góp phần vào kết quả chung của tỉnh về xây dựng nông thôn mới (NTM). Lãnh đạo Hội ND tỉnh Tuyên Quang cho biết, trong thực hiện cuộc vận động "Toàn dân...