Giúp người nghiện “tái sinh”
Với tâm niệm, con người dù lầm lỡ đều giữ lại trong mình những khao khát được vượt qua cám dỗ và mặc cảm, người CSKV trẻ đã không ngần ngại tiếp xúc, nắm bắt tâm tư rồi từng bước giúp người nghiện đoạn tuyệt với ma túy.
Người dân cảm kích trước sự nhiệt tình của Đại úy Hoàng Đặng Văn
“Bắt vía” cả những kẻ bất trị
Cuối năm 2009, khi Đại úy Hoàng Đặng Văn – CSKV phụ trách tổ dân phố 12 phường Văn Quán, quận Hà Đông (thành phố Hà Nội), bắt tay vào giúp các đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn hoàn lương, đã có không ít ý kiến cho rằng, chỉ có phép màu mới kéo những kẻ nghiện ngập, vật vạ đầu đường, cuối chợ trở lại với cuộc sống bình thường. Quả thật với một người vừa mới chân ướt, chân ráo đảm nhiệm công việc CSKV như Hoàng Đặng Văn, khó khăn đón chờ người chiến sỹ trẻ ở phía trước nhiều vô kể. Nhưng bằng ý chí phấn đấu và trách nhiệm công việc, chàng chiến sỹ CSKV “mới toanh” khi ấy đã góp phần làm thay đổi diện mạo cả một khu phố, và đã làm được cái việc mà nhiều người vẫn ví chẳng khác nào “chạch đẻ ngọn đa”, đó là giúp nhiều người nghiện “tái sinh”, hòa nhập cộng đồng.
Thời điểm tiếp quản địa bàn, khó khăn lớn nhất đối với Đại úy Hoàng Đặng Văn là thiếu thông tin về các đối tượng cần quản lý. Ngay lập tức, người chiến sỹ trẻ đã tiến hành thu thập tài liệu, hồ sơ về tất cả các đối tượng nghiện hút, có tiền án, tiền sự. Không chỉ nắm rõ thông tin cơ bản của các đối tượng, Đại úy Văn còn tập trung tìm hiểu nguyên nhân nghiện và gặp gỡ, thuyết phục những người có uy tín tác động đến đối tượng. Trong số những đối tượng mà Đại úy Văn trực tiếp quản lý, có không ít trường hợp thuộc diện bất trị, khi tiếp xúc nói rằng “có thể chết, chứ không thể quên ma túy”. Nhưng cùng với thời gian, nhờ sự hiểu sâu, hiểu kỹ về bản thân đối tượng, người CSKV đã tìm mọi cách gần gũi, phân tích ý nghĩa của công tác cai nghiện, đồng thời hướng nghiệp, tìm việc làm cho những thanh niên trót rơi vào vòng xoáy cám dỗ của ma túy. Chẳng ai có thể ngờ, những đối tượng nghiện ngập, bất cần đời sau một thời gian ngắn “làm bạn” với chàng CSKV đã tự quyết tâm xa lánh ma túy và không còn bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo.
Thắp lại niềm tin
Video đang HOT
Đã 2 năm trôi qua nhưng hình ảnh người CSKV ngày đêm đi về giúp đỡ anh Lê Chí Hiếu (trú tại khu tập thể khảo sát thiết kế mỏ) cai nghiện thành công vẫn được người dân ở tổ dân phố 12 phường Văn Quán kể lại. Cảm động trước tâm huyết của Đại úy Hoàng Đặng Văn dành cho con trai mình, ông Lê Đại Hồng chia sẻ: “Hạnh phúc, niềm vui của gia đình tôi có được như ngày hôm nay là quá lớn và quá bất ngờ. Nhớ lại những ngày tháng gần như tuyệt vọng của cả gia đình, tôi lại càng biết ơn sự giúp đỡ của CAP Văn Quán mà trực tiếp là anh Hoàng Đặng Văn đã kiên trì thuyết phục, giúp cháu Hiếu đoạn tuyệt được ma túy”.
Ông Hồng nhớ lại, khi đó là năm 2005, do bị bạn bè lôi kéo nên Lê Chí Hiếu đã “bập” vào ma túy. Suốt thời gian dài, ông Hồng luôn sống trong cảnh buồn nhiều hơn vui, kinh tế sa sút, sức khỏe suy giảm. Nhiều biện pháp nhằm cách ly con trai khỏi ma túy đã được ông Hồng áp dụng nhưng chỉ được ít ngày, Hiếu lại tái nghiện. Lúc này, bắt đầu nhận quản lý tổ dân phố 12, Đại úy Văn nhanh chóng tiếp cận, động viên giúp Lê Chí Hiếu lấy lại niềm tin để nói không với ma túy.
Với chàng CSKV trẻ, việc giúp Hiếu cai nghiện thành công là “ca” khó nhất từ hồi nhận nhiệm vụ phụ trách địa bàn đến nay. Bởi thời gian đầu, cứ thấy công an xuất hiện trước cổng là Hiếu lại trèo tường bỏ trốn. Mỗi lần gặp gỡ, Hiếu đều hiểu ra vấn đề nhưng trước sự lôi kéo từ bạn bè, chàng trai trẻ đã không vượt qua khỏi cám dỗ. Hơn 3 tháng miệt mài khuyên nhủ, Đại úy Văn đã giúp Hiếu ý thức được vai trò của mình đối với gia đình và thấy rằng phía trước vẫn là tương lai tươi sáng nếu biết phấn đấu. Đầu tiên là tự nguyện không ra khỏi nhà, rồi sau nhiều tháng đấu tranh thành công với cảm giác thèm thuốc, Hiếu đã tự đứng lên và tự tìm cho mình một công việc ổn định. Giờ đây, mỗi khi có dịp về thăm nhà, Hiếu lại đến cơ quan công an để gặp gỡ một người có vai trò vô cùng quan trọng – “anh” CSKV đã giúp Hiếu “tái sinh”.
Theo ANTD
Gần 80 tuổi vẫn nặng gánh mưu sinh nuôi cháu
Mang một quá khứ đau buồn, bước sang tuổi 80 nhưng bà Mót vẫn phải bươn chải, bán hàng rong bên đường để nuôi các cháu ăn học.
Quá khứ đau buồn
Cụ kể: "Hồi xưa, gia đình cụ khá giả, có xe hơi, nhà cửa đàng hoàng ngay tại quận 3. Hình như, vì có chút của nổi ấy, con cụ đâm ra đua đòi, ăn chơi, rồi nghiện ngập, hư hỏng." Cụ Năm có 4 người con trai, thì ba đã chết. Vì nghiện ngập, bệnh tật. Hai người con trai chết trong khám Chí Hòa, 1 thì bị tai nạn.
Gạt đi dòng nước mắt, cụ Năm kể tiếp: "Đứa con gái đang thuê nhà trọ bên đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình và đi làm giúp việc cho người ta. Nó có một đứa con". Chúng tôi thắc mắc: "Chồng của chị ấy đâu mà để bà ngoại và vợ phải lăn lộn mưu sinh nuôi cháu?"
Cụ Năm nói: "Nó ăn chơi nên không có chồng mà có con. Bây giờ thì hối hận và tu chí làm ăn. Dù đồng lương không nhiều nhưng có việc làm ổn định, được nhà chủ quý là mừng lắm rồi."
Chúng tôi hỏi: "Những người con dâu của cụ đâu mà không nuôi con, để cụ phải nuôi cháu?" Cụ khua tay: "Đừng nhắc đến chúng nó nữa. Sau khi các con tôi chết, chúng nó cũng có đi về mấy lần, rồi mất tăm". Cụ Năm bần thần hồi lâu rồi kể về đời mình: "Chồng tôi bỏ đi gần 30 năm nay.
Từ đó tới nay, biệt tăm tung tích. Từ khi gia đình tan nát, tôiå bắt đầu cuộc sống sinh nhai bằng cách buôn bán nhỏ ở lề đường. Hàng tôi bán là nước giải khát, café, áo mưa trên đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 7, quận 3. Đến Tết nay nữa là được 21 năm rồi. Và, cũng là 6 năm, tôi ngủ Tết trên con đường này".
Cụ Mót đã 80 tuổi vẫn phải ngồi bán hàng rong, kiếm chút lãi nuôi cháu
Chuyện đời thấm đẫm nước mắt của cụ bà 80
Cụ kể: "Năm ngoái, vào một đêm đang ngủ trên ghế bố thì có mấy thanh niên lại sờ khắp người. Tưởng là chuột, nên tôi lấy tay phủi đi. Nhưng mãi không thấy hết, tôi tỉnh giấc và tá hỏa khi thấy mấy người đang lục túi để tìm tiền, tài sản. Tôi nói, tao có đồng xu nào đâu mà tìm, thế là bọn chúng mới đi.
" Cũng vào một đêm "không tốt", khoảng 3h sáng, đang ngủ, có một bọn người xấu (hình như đánh thuốc mê) cho cụ ngủ say, rồi khuân hết đồ bán hàng của cụ đi. Cái gì không lấy được chúng vứt bừa bãi, lăn lóc ra giữa đường. Thế là tỉnh giấc, cụ ngồi khóc quá trời. Nhiều người đi ngang qua, biết chuyện mỗi người cho cụ ít tiền làm vốn, tiếp tục bán hàng.
Biết mình buôn bán trên vỉa hè là vi phạm nhưng cụ không còn cách nào khác hơn để mưu sinh, nuôi 5 đứa cháu đi học. Cụ Năm cho biết: "Chính quyền biết hoàn cảnh của tôi nên họ rất thông cảm. Họ để cho tôi bán chứ không đuổi, thậm chí còn hỗ trợ cho thẻ bảo hiểm y tế để tôi chữa bệnh khi trái gió trở trời hay ốm đau...
Hơn nữa, những người xung quanh đây cũng thương tôi lắm. Thế nên việc tắm rửa, sinh hoạt tôi đều ra vào hai tòa nhà lớn nói trên. Có nhiều người cảm động, đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi nhiều thứ. Người thì mua cơm, người thì cho quần áo, người lại cho năm ba đồng.
Riêng mấy chú bảo vệ tốt vô cùng, mỗi ngày các chú ấy đều giúp tôi dọn hàng ra, dọn hàng vào. Các chú ấy còn đùa, con giúp ngoại thế, mai mốt ngoại chết, ngoại phù hộ cho con nhiều nhất nhé. "
Câu chuyện làm cụ Năm nhớ và cảm động cho đến bây giờ là vào ngày mồng 1 Tết năm trước, một cán bộ đang công tác ở Sở Công an đến và cho cụ một trái sầu riêng, 1 trái khổ qua, một cục thịt, 1 hột vịt và bao lì xì 400 ngàn đồng. Cụ thắc mắc: "Sao chú lại cho tôi". Chú cán bộ trả lời: "Sau khi cúng xong, ba con nói mang đến cho cụ". Cụ lại hỏi: "Mồng 1, nhất là mồng 1 Tết, không kiêng cử gì à?" Chú cán bộ cười, rồi chúc mừng năm mới cụ và về nhà.
Theo cụ Năm, bán hàng mỗi ngày cụ kiếm được hơn trăm ngàn. Tất cả số tiền ấy, cụ dùng vào việc nuôi các cháu ăn học. Cùng với đứa cháu ngoại, cụ còn vài đứa cháu nội - con của con trai cụ mất để lại. Một đứa hiện đang học lớp 9 và một đứa đang học lớp 6...
Hôm qua, chúng nó mới ghé đây thăm cụ, thương quá, cụ ôm cháu vào lòng, nói: "Bà thương các cháu quá. Không biết bà còn sống được bao lâu nữa để mà lo cho các cháu." Nói đến đây, nước mắt cụ Năm lại chảy xuống gò má.
Cụ sống một cuộc sống khắc khổ, ước mong giản dị nhưng không giống người khác. Cụ mong có sức khỏe để kiếm thêm đồng tiền, cùng con gái nuôi các cháu ăn học, trưởng thành. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, mấy đứa cháu của cụ rất ngoan, thương bà mà lại học giỏi. Chính vì thế, có người tốt bụng, muốn đưa cụ về chăm sóc, nuôi dưỡng, nhưng cụ cảm ơn mà không theo. Cụ Năm tâm sự: "Tôi cảm ơn cô chú ấy nhưng tôi đi với cô chú ấy, sướng thân tôi, mấy đứa cháu ai lo?"
Rất cần lòng trắc ẩn từ các nhà hảo tâmChia tay cụ Năm trong khi trời đang mưa, nhưng chúng tôi thấy nóng trong lòng. Chúng tôi mong cụ có sức khỏe, sống lâu hơn để có thể lo cho các cháu, để cụ toại nguyện với suy nghĩ của mình. Chúng tôi hy vọng, thông qua bài viết này, những người hảo tâm, chính quyền đại phương hãy giúp cụ Năm chăm sóc các cháu. Những tấm lòng hảo tâm xin gửi trực tiếp về cho cụ hoặc báo Người đưa tin. Chúng tôi sẽ là cầu nối để bạn đọc chia sẻ cho những mảnh đời khó khăn. Theo NDT
Nơi người sống "ở cùng" người chết Ở TP Đà Nẵng, ngay giữa quận trung tâm còn có những khu ổ chuột nhếch nhác, những tổ dân phố "vô thừa nhận". Đó là các xóm nghĩa địa chưa được mắc điện, nước. Người dân nơi đây đi không được mà tiếp tục ở cũng khó xong. Tổ 32, 33A, phường Thanh Khê Đông và tổ 22, phường Thanh Khê Tây...