Giúp người lao động hiểu đúng chính sách về bảo hiểm
Việc hiểu đúng chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) có vai trò quan trọng đối với cán bộ, CNVCLĐ trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Tuy nhiên, không phải NLĐ nào cũng hiểu rõ các chính sách này và thường gặp bất lợi khi giải quyết các vấn đề tranh chấp liên quan đến quyền lợi của mình.
Người lao động đang được các chuyên gia, luật sư tư vấn về chính sách BHXH, BHYT. Ảnh: TRẦN VƯƠNG
Trang bị kiến thức cho NLĐ
Tại chương trình “Tư vấn, đối thoại chính sách BHXH, BHYT” cho gần 1.000 CNLĐ và cán bộ CĐ đang làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh vừa qua, ông Nguyễn Đình Khương – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết: “Chương trình tư vấn, đối thoại chính sách BHXH, BHYT đươc tô chưc nhăm thông tin tới đông đảo CNLĐ về những quyền lợi khi tham gia BHXH, BHYT, về tính nhân văn của chính sách BHXH, BHYT; đồng thời cũng là diễn đàn trao đổi, đối thoại, tư vấn và giải đáp những vướng mắc phát sinh trong thực tế thực hiện chính sách BHXH, BHYT của đơn vị sử dụng lao động nói chung và CNLĐ nói riêng”.
“Từ đó, tạo sức lan tỏa về tính nhăn văn của chính sách BHXH, BHYT trong đời sống, quan hệ lao động giữa NLĐ và người sử dụng lao động, nhằm củng cố việc thực thi, chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT tại các doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội thiết thân cho NLĐ” – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết. Theo đó, chương trình tư vấn, đối thoại chính sách về BHXH, BHYT trang bị, cung cấp cho cán bộ CĐ cơ sở, NLĐ công cụ pháp lý tự bảo vệ quyền lợi của mình và tuyên truyền cho NLĐ khác về chính sách này.
Luật sư Hoàng Ngọc Thanh Bình – Văn phòng luật sư Đặng Sơn và Cộng sự cho rằng, chính sự thiếu hiểu biết chính sách, pháp luật liên quan đến các vấn đề BHXH, BHYT mà NLĐ thường chịu thiệt thòi trong các tranh chấp lao động. “Trong quá trình xử lý các tranh chấp giữa NLĐ và người sử dụng lao động, chúng tôi nhận thấy, nhiều vấn đề người sử dụng lao động vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ, nhưng do không có sự hiểu biết về chính sách pháp luật nên NLĐ thường chịu thiệt thòi. Việc tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ là rất cần thiết, cần được thực hiện thường xuyên hơn” – luật sư Bình nói.
NLĐ tự bảo vệ quyền lợi của mình
Video đang HOT
Là một trong những người tham gia chương trình tư vấn, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, chị Nguyễn Thị Minh – NLĐ ở Bắc Ninh cho biết: “Lâu nay chúng tôi chỉ biết cắm đầu vào làm việc, tháng nhận mấy triệu tiền lương, không được đóng BHXH, BHYT. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ những NLĐ như chúng tôi thì không được đóng bảo hiểm, không biết đó là chính sách bắt buộc”.
Trong chương trình tư vấn, nhiều NLĐ mới tiếp cận được những chính sách BHXH, BHYT. Vì vậy, chị Nguyễn Thị Minh nhấn mạnh: “Qua hôm nay, chúng tôi được luật sư, chuyên gia tư vấn mới ngỡ ra, bao nhiêu năm lao động tại công ty đang làm mà quyền lợi chính đáng không được hưởng”.
Là một trong những NLĐ rất tích cực hỏi luật sư về chính sách BHXH, BHYT tại chương trình, anh Nguyễn Anh Tuấn – công nhân trên địa bàn Bắc Ninh cho rằng: “NLĐ phải biết tự bảo vệ mình, bằng chính sự hiểu biết chính sách pháp luật, có như vậy mới có thể đảm bảo các chế độ chính đáng được hưởng. Bên cạnh đó, việc triển khai tư vấn BHXH, BHYT là thiết thực, nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của NLĐ, chính điều đó giúp NLĐ tự bảo vệ quyền lợi của mình”.
ANH THƯ
Theo Laodong
Nặng gánh viện phí nếu không mua BHYT
Với giá dịch vụ y tế mới được điều chỉnh từ ngày 15-1, người bệnh không có thẻ BHYT sẽ phải chi trả với số tiền rất lớn
Từ ngày 15-1, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc chính thức áp dụng giá khám chữa bệnh (KCB) mới cho người không có BHYT, hoặc không sử dụng các dịch vụ thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.
Vào viện là tiền triệu
Có mặt tại khu vực khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện (BV) Bạch Mai, bà Trần Thị Hiền (61 tuổi, ngụ huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) cho biết bà bị phát hiện bệnh viêm cầu thận cách đây không lâu. Vượt tuyến về BV tuyến trên KCB, có tháng bà Hiền phải chi 5-6 triệu đồng cho tiền khám và tiền thuốc. Trước thông tin điều chỉnh giá KCB bất lợi cho người không tham gia BHYT, bà Hiền lo lắng: "Nếu viện phí cứ tăng đều, có lẽ tôi phải cân nhắc việc tiếp tục tham gia BHYT để đỡ tiền túi. Chẳng biết viện phí tăng hay chưa nhưng sáng nay tôi mới chỉ làm vài xét nghiệm mà đã mất gần 1 triệu đồng".
Theo ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), sau 1 tháng điều chỉnh, từ thời điểm 15-1, các cơ sở y tế sẽ chính thức áp giá cho hơn 1.900 dịch vụ y tế theo mức lương cơ sở mới với nhóm không có thẻ BHYT hoặc sử dụng các dịch vụ không nằm trong danh mục được quỹ BHYT chi trả. So với quy định hiện nay, tại Thông tư 37/BYT, mức điều chỉnh giá khám bệnh, giá sử dụng giường tính theo ngày tăng bình quân hơn 11%; giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng hơn 3%. "Với bệnh nhân có thẻ BHYT thì mức điều chỉnh không quá lớn nhưng với những người tự chi trả toàn bộ chi phí KCB thì viện phí mới được tính đủ các chi phí trực tiếp và tính cả lương nhân viên y tế chắc chắn sẽ trở thành gánh nặng, nhất là với những gia đình chẳng may có người thân mắc bệnh hiểm nghèo" - ông Liên nhận định.
Ông Liên thông tin thêm các mức giá này tương đương giữa nhóm có BHYT và không có BHYT. Việc điều chỉnh giá nhằm tạo sự bình đẳng, qua đó khuyến khích người dân tham gia BHYT.
Theo quy định từ năm 2019, mức tham gia BHYT hộ gia đình sẽ được tính theo mức lương cơ sở hiện tại là 1.390.000 đồng/tháng. Theo đó, người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Nhiều dịch vụ đắt đỏ
Theo tính toán của các chuyên gia, theo viện phí mới, có những dịch vụ người không thẻ BHYT sẽ phải chi trả tiền triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng cho một dịch vụ. Đơn cử, với dịch vụ PET/CT, nếu người bệnh có BHYT sẽ được quỹ BHYT thanh toán một phần theo quy định (tối đa 80%), ngược lại phải tự thanh toán 20,5 triệu đồng. Hay với dịch vụ chụp CT Scanner toàn thân từ 256 dãy không thuốc cản quang, người bệnh không có thẻ BHYT phải trả tới 6,6 triệu đồng. Ngay với chi phí giường bệnh, việc nằm hồi sức tích cực vài chục ngày sẽ khiến người bệnh không có thẻ BHYT phải chịu chi phí lên tới cả chục triệu đồng.
Với mức giá mới này, những bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo như điều trị ung thư hay thực hiện các kỹ thuật cao trong điều trị mà không có BHYT thì chi phí rất lớn, từ hơn 7 triệu đồng đến hơn 28 triệu đồng/dịch vụ; một số phẫu thuật khác thường gặp từ 2,5 triệu đồng đến 5,9 triệu đồng; một số phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý về gan mật, lồng ngực, tiêu hóa, ổ bụng cũng lên tới 80 triệu đồng đến gần 100 triệu đồng/dịch vụ.
Không thẻ sẽ "xót tiền"
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, hiện cả nước có gần 83 triệu người tham gia BHYT, đạt tỉ lệ trên 87% dân số; khoảng 13% dân số còn lại chưa tham gia.
Ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, phân tích trong nhóm đối tượng không tham gia BHYT, thứ nhất là người không nghèo, thậm chí người có mức sống trung bình khá và cao, đặc biệt những người đang làm ở văn phòng đại diện nước ngoài không quan tâm tới BHYT xã hội mà tham gia vào những loại hình BHYT thương mại. Đối với họ, tác động điều chỉnh viện phí là không lớn. Tuy nhiên, với nhóm đối tượng thứ 2 là những hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có thu nhập theo mùa vụ thì sẽ gặp khó khăn khi điều chỉnh viện phí mới.
Một số chuyên gia y tế cho rằng với viện phí mới, không kể gì người nghèo mà ngay cả người có thu nhập cao nếu không có BHYT cũng thấy "xót ruột" khi bỏ ra một số tiền lớn trong trường hợp gặp rủi ro về bệnh tật. Do vậy, các chuyên gia cho rằng việc điều chỉnh viện phí sẽ "kích thích" người dân tham gia BHYT.
Ông Nguyễn Nam Liên thông tin thêm, đối với các BV thuộc địa phương quản lý, trong thời gian chờ HĐND cấp tỉnh quyết định mức giá cụ thể đối với hơn 1.900 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, các cơ sở y tế được tiếp tục thực hiện mức giá đã được quy định. Với các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và BV hạng đặc biệt, BV hạng I thuộc các bộ, cơ quan trung ương, bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quyết định mức giá.
Theo quy định từ năm 2019, mức tham gia BHYT hộ gia đình sẽ được tính theo mức lương cơ sở hiện tại là 1.390.000 đồng/tháng. Theo đó, người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Bài và ảnh: NGỌC DUNG
Theo NLĐO
Thay đổi chính sách BHYT, BHXH: Triệu người hưởng lợi Với chính sách điều chỉnh lương hưu mới, lao động nữ không chỉ được bù đắp thiệt thòi khi phải nghỉ hưu sớm hơn nam giới mà còn an tâm hơn về tương lai Từ tháng 12-2018, nhiều quy định mới liên quan tới chính sách BHXH, BHYT, tiền lương... bắt đầu có hiệu lực. Đặc biệt, hơn 82 triệu chủ thẻ BHYT...