Giúp ngư dân bám biển, bảo vệ chủ quyền
Những năm qua, các cấp Hội ND quận Thanh Khê (TP.Đà Đẵng) đã tập trung các giải pháp hỗ trợ ngư dân phát triển nghề đánh bắt hải sản gắn với việc tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Tiếp vốn cho ngư dân
Với lợi thế nghề biển là nghề truyền thống, quận Thanh Khê có đội tàu đánh bắt xa bờ mạnh, sản lượng khai thác chiếm tỷ trọng 40% sản lượng toàn thành phố. Đa số các tàu hoạt động theo tổ, được trang bị máy thông tin liên lạc tầm xa và trang thiết bị hàng hải, hầu hết các thuyền trưởng, máy trưởng đều được đào tạo bài bản… Tuy nhiên, việc đánh bắt xa bờ của ngư dân hiện nay vẫn còn đơn lẻ, nhóm nhỏ, chưa hình thành các đội sản xuất có quy mô lớn để hỗ trợ cho nhau trên biển.
Ngư dân phường Xuân Hà, quận Thanh Khê (Đà Nẵng) vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Ảnh: I.T
Video đang HOT
Các cấp Hội ND quận đã tham mưu đề xuất, phối hợp hỗ trợ vốn vay cho hội viên ngư dân để cải hoán, đóng mới tàu thuyền với chất lượng hiện đại, đảm bảo điều kiện vươn xa đánh bắt hải sản. Từ năm 2012-2018, được sự phối hợp của Phòng Kinh tế và các ban ngành, các cấp Hội ND quận đã triển khai thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ, các Quyết định 47 và Quyết định 4991 của thành phố về hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu đánh bắt hải sản xa bờ.
Kết quả, đã có 17 trường hợp đóng mới tàu thuyền công suất trên 400CV với tổng kinh phí hơn 95 tỷ đồng. Đội tàu đóng mới đã góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu tàu thuyền và cơ cấu nghề khai thác hiệu quả nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả của ngành khai thác hải sản. Ngoài ra, từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của quận hàng năm đã hỗ trợ đóng mới tàu cá công suất lớn, vật tư ngư lưới cụ, trang thiết bị phục vụ đánh bắt xa bờ với tổng số tiền 140 triệu đồng.
Tiếp tục vận động, hỗ trợ ngư dân
Những năm qua, Hội ND quận Thanh Khê đã phối hợp quản lý nghề cá, tổ chức xét chọn hộ và đề xuất hỗ trợ các hạng mục, mô hình khai thác từ nguồn sự nghiệp của Trung tâm Khuyến ngư nông – lâm thành phố. Kết quả, đã hỗ trợ 17 loại thiết bị hỗ trợ như hầm bảo quản sản phẩm, máy dò ngang…
Theo đó, quận đã triển khai thực hiện chỉ đạo của Hội ND thành phố về việc tổ chức giám sát việc thực hiện mua bảo hiểm tai nạn cho thành viên làm việc trên tàu, kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên tàu theo quy định, quận đã triển khai thực hiện đạt kết quả cao…
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động vận động hội viên ND vay vốn, cải hoán, đóng mới tàu thuyền có công suất lớn vươn khơi và tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, Hội ND quận Thanh Khê xác định thực hiện các nhóm giải pháp. Đó là tiếp tục tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chủ trương, chính sách về phát triển ngành thủy sản, tư vấn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và ngư dân trong các lĩnh vực đầu tư đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu thuyền; quan tâm xây dựng chương trình hỗ trợ các chính sách phát triển thủy sản như hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực…
Theo Danviet
Khai mạc Festival lúa gạo và công bố logo thương hiệu gạo Việt
Trong khuôn khổ các hoạt động của Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 3 - Long An 2018 & Lễ công bố logo thương hiệu gạo Việt Nam, tối 18.12, tại thành phố Tân An, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương và UBND tỉnh Long An tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp - Thương mại khu vực Tây Nam Bộ tại tỉnh Long An năm 2018.
Đây cũng chính là một chuỗi sự kiện chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 7 Hội Nông dân Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, ông Phạm Minh Hùng, Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, phụ trách phía Nam, nhấn mạnh: "Mục tiêu của Hội chợ là xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, ngư nghiệp trên địa bàn khu vực miền Đông và miền Tây Nam Bộ, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng thu nhập cho nông dân, thực hiện hiệu quả chương trình nông thôn mới".
Ông Phạm Minh Hùng, Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội ND Việt Nam, phụ trách phía Nam, phát biểu tại Lễ khai mạc tối 18.12. Ảnh: Trần Đáng
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Anh Kiệt, Phó giám đốc Sở Công Thương Long An cho biết thêm: "Đây cũng là cơ hội để các tổ chức, cá nhân có dịp trao đổi thông tin, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm; chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, mở rộng thị trường và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh theo hướng bền vững
Hội chợ triển lãm Nông nghiệp - Thương mại khu vực Tây Nam Bộ tại tỉnh Long An 2018 thu hút sự quan tâm và tham gia đông đảo của các Bộ, ngành, các địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp và các nhà đầu tư với hơn 300 gian hàng của gần 100 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia. Nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trên các lĩnh vực khác nhau cũng được tổ chức bao gồm: hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng Hội chợ triển lãm; Triển lãm thành tựu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Long An và của vùng ĐBSCL.
Một gian hàng tham gia Hội chợ. Ảnh: LQ
Đặc biệt, triển lãm là cơ hội liên kết xúc tiến thương mại và đầu tư giữa các địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực Công - Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Du lịch; các doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao; Hoạt động tôn vinh các mô hình, thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu của nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp.
Theo Danviet
Long An: Dốc vốn Hội để đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Nhiệm kỳ 2013-2018, các Hội Nông dân (ND) tỉnh Long An đã dồn vốn phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo Nghị quyết 8 của tỉnh Long An và bước đầu đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Đầu tư vốn cho các mô hình Theo Chủ tịch Hội ND tỉnh Long An Phạm Chí Tâm, nhiệm kỳ qua, các cấp...