Giúp con xử lý tình huống khi bị bạn đánh
Để giúp trẻ tránh được tình huống này bố mẹ nên hướng dẫn chỉ bảo con cách ứng xử tốt với bạn bè trong trường lớp và với những người xung quanh.
Những năm gần đây hay xẩy ra tình trạng bạo lực học đường hoặc có nhiều trẻ bị trẻ khác đánh đập hoặc bắt nạt. Để giúp trẻ tránh được tình huống này bố mẹ nên hướng dẫn chỉ bảo con cách ứng xử tốt với bạn bè trong trường lớp và với những người xung quanh.
Bố mẹ có thể giải thích cho con hiểu những tình huống sau dễ dẫn tới xung đột giữa trẻ em với nhau như:
-Trêu chọc bạn bằng hình ảnh: vẽ biếm họa, bĩu môi với bạn…
- Trêu chọc bằng lời lẽ không văn hóa hoặc nói xấu bạn
- Có những hành vi thô bạo do vô tình hay cố ý…Không nói xin lỗi khi vô tình va chạm với bạn…
Khi xảy ra sự việc trẻ bị bạn đánh, bố mẹ nên bình tĩnh để tìm ra biện pháp thích hợp. Nên xác minh xem trẻ giao lưu với ai, tìm hiểu vể đứa trẻ đã hành hung con mình, tìm hiểu lý do vì sao con mình bị đánh, nắm chi tiết của sự việc xô xát. Sau đó gặp gỡ phụ huynh của trẻ đó để trao đổi để cả hai gia đình giáo duc, khuyên nhủ ngăn ngừa sự tái phạm. Gặp giáo viên để nhắc nhở trẻ đã đánh con mình. Nên đề nghị giáo viên tăng cường giáo dục cho học sinh tình yêu thương, tình đoàn kết trong lớp học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa vui vẻ để trẻ hiểu biết lẫn nhau hơn và tránh xung đột. Có thể đề nghị nhà trường tăng cường hệ thống và biện pháp bảo vệ hiệu quả, răn đe và xử nghiêm minh những hành vi bạo lực học đường.
Nếu bố mẹ chứng kiến cảnh con mình bị bạn dọa dẫm thì lên ngay để chúng biết mình là bố mẹ của trẻ. Không nên tìm cách dằn mặt gây bạo lực, cũng không nên chấp nhận im lặng vì sợ bị trả thù hoặc không nên thờ ơ bỏ qua chuyện con bị dọa nạt vì cho rằng đó là chuyện nhỏ do xích mích trẻ con. Khi con kể lại sự việc không nên mắng con vì có thể lần sau con sẽ giấu đi không kể lại nếu còn bị bắt nạt.
Video đang HOT
Nếu chứng kiến con đang bị đánh bố mẹ nên kéo con ra khỏi nơi đó, ôm con vào lòng làm chỗ dựa cho con, không mắng mỏ con. Dạy con làm thế nào để các bạn tôn trọng mình như học giỏi, biết cách xử sự, ăn mặc sạch sẽ…
Để phòng ngừa trẻ bị đánh bố mẹ nên dặn dò con nhờ bạn giúp đỡ, nên tránh đi tới chỗ dễ xẩy ra đánh nhau, không có cử chỉ hành vi khiêu khích trẻ khác, không đánh lại chúng, có thể nói: ” bạn thôi ngay đi nếu không tôi sẽ mách cô giáo”. Dặn trẻ hô to lên và ra dấu nếu bị bạn đánh, chạy đến chỗ có người lớn và kêu cứu thật to, tìm cách thoát thân, nhờ giáo viên, bố mẹ trợ giúp để không bị đánh đập. Chỉ cho con biết những nguyên nhân dẫn đến xung đột, đặt ra những tình huống khác nhau để hướng dẫn trẻ cách giải quyết xung đột: học kỹ năng giao tiếp, ra quyết định, tự phòng vệ…
Theo SKĐS
Giữ bình tĩnh - Nguyên tắc vàng cho tình huống khẩn cấp
Khi lái xe, dù cẩn thận đến đâu, nhưng do điều kiện khách quan, đôi khi bạn vẫn phải đối diện những bất trắc, như đường trơn trượt, xe xịt/nổ lốp, gặp tai nạn... Để có thể giữ bình tĩnh để xử lý tình huống, hãy trang bị cho mình những kiến thức an toàn cần thiết.
Dù nói dễ hơn làm, nhưng thực tế là chỉ có sự bình tĩnh mới giúp bạn xử lý tốt tình huống.
Những điều kiện lái xe khó
Tình huống khó phổ biến nhất khi lái xe là bị mất kiểm soát và chiếc xe bị xoay. Lời khuyên lúc này là đừng tăng tốc đột ngột.
Với xe có hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), đạp mạnh phanh và giữ chân ở chân phanh. Hệ thống phanh điện tử sẽ đảm bảo bánh xe không bị khoá cứng.
Với xe không được trang bị ABS, hãy đạp mạnh phanh, nhưng nhả ra trước khi bánh xe bị khoá cứng.
Hãy đánh lái nhẹ nhàng theo hướng vùng trơn trượt để bánh xe được thẳng hàng và tránh trơn trượt.
Và quan trọng nhất, là đừng hoảng sợ!
Những tình trạng khẩn cấp
Ba tình huống khẩn cấp phổ biến nhất là tai nạn, nổ lốp, và cháy xe.
Trong trường hợp xảy ra tai nạn xe hơi, tuỳ vào "bản lĩnh", bạn có thể sẽ cảm thấy sốc, lo sợ, lo lắng, hoặc tức giận...; tuy nhiên, hãy cố giữ bình tĩnh để lái chiếc xe tới khu vực an toàn, tránh cản trở giao thông. Hãy ra khỏi xe, đưa mọi người trên xe tới nơi an toàn, rồi gọi người tới trợ giúp.
Nếu đi ra khỏi xe không an toàn, hãy lập vật cản, hoặc báo hiệu quanh xe của bạn, cảnh báo cho các phương tiện khác về hiện trường tai nạn. Về bản thân, khi ngồi trong xe, hãy thắt chặt dây an toàn, bật đèn cảnh báo và gọi hỗ trợ.
Trong tình huống nổ lốp, đừng hoảng sợ, đừng đạp phanh gấp hoặc đánh lái đột ngột. Hãy giữ bình tĩnh, bật đèn cảnh báo nguy hiểm; bám chắc tay lái và giữ hướng di chuyển thẳng; nhả chân ga để từ từ dừng xe, đạp nhẹ phanh, rồi từ từ điều khiển xe ra khỏi đường. Hãy gọi cứu hộ/giúp đỡ khi xe đã dừng hẳn.
Cháy xe là tình huống hiếm gặp, ngay cả khi xảy ra va chạm; nhưng bạn cũng nên biết cần phải làm gì trong trường hợp đó.
Ưu tiên số một là việc đưa hành khách ra khỏi xe, di chuyển tới khu vực an toàn. Sau đó, hãy dùng đất và cát để dập lửa nếu bạn không có thiết bị chuyên dụng. Ngoài ra, có thể dùng thảm trải sàn để cắt nguồn không khí của đám cháy. Đặc biệt lưu ý không dùng nước để dập lửa xăng/dầu, vì như vậy có thể khiến xăng/dầu loang ra, gây cháy lan sang khu vực khác.
Nếu lửa cháy trong xe, ví dụ khói bốc ra từ cụm điều khiển trung tâm, hãy lập tức dừng xe, tắt máy và ra khỏi xe càng nhanh càng tốt. Sau đó hãy gọi cứu hộ/trợ giúp.
Nếu lửa bốc lên từ nắp ca-pô, hãy chọn nơi an toàn để dừng xe, tránh xa khu vực đông dân cư vì lửa có thể lan ra nếu xe bùng cháy. Sau đó, hãy tắt động cơ, ra khỏi xe và tuyệt đối không mở nắp ca-pô, vì như vậy sẽ khiến lửa bùng to lên. Nếu bạn có thiết bị dập lửa (bình cứu hoả), hãy hé nắp ca-pô vừa đủ để phun chất dập lửa vào trong. Nếu thấy không thể tự dập lửa, hãy tránh xa và gọi cứu hộ/trợ giúp.
Chúc các bạn lái xe an toàn và luôn có những quyết định sáng suốt!
Nhật Minh
Theo Dantri
Vụ tai nạn 5 người chết: Tài xế container khai đạp nhầm chân ga Tại cơ quan công an, ông Võ Văn Răng - tài xế lái xe container gây tai nạn thảm khốc khiến 5 người chết, khai báo đã đạp nhầm chân ga khi xử lý tình huống bất ngờ trên đường. Liên quan đến vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 5 người tử vong tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TPHCM...