Giúp bố vợ gây thiệt hại 2.200 tỷ, con trai đại gia nhập viện tâm thần
Sau khi giúp bố vợ gây thiệt hại 2.200 tỷ đồng cho GPBank, con trai đại gia Tạ Bá Long (cựu Chủ tịch HĐQT GPBank) nhập viện tâm thần.
VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Hoàng Công Hợp (SN 1982, cựu Chủ tịch HĐQT công ty Thành Trung) tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo buộc, năm 2009 và 2010, để có tiền tăng vốn điều lệ cho GPBank theo quy định từ Chính phủ và để có tiền sử dụng vào những việc khác, Tạ Bá Long (SN 1955, cựu Chủ tịch HĐQT GPBank) và Đoàn Văn An (cựu Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT GPBank) đã dùng 3 “công ty sân sau” của mình (Thành Trung, Đại Lải và Chí Linh) phát hành 3.380 trái phiếu bán cho công ty Tài chính cổ phần Điện Lực ( EVNFinance), thu về 3.380 tỷ đồng.
Tạ Bá Long (áo sơ mi kẻ)
Số tiền này được Long và An dùng mua cổ phần tăng vốn điều lệ GPBank, trả lãi trái phiếu và tư vấn phát hành trái phiếu. Hai đại gia còn dùng tiền đầu tư kinh doanh.
Sau khi được NHNN chấp thuận việc GPBank tăng vốn điều lệ lên 3.018 tỷ đồng, do không có tiền trả gốc và lãi cho EVNFinance, hai đại gia đã tìm cách rút tiền của GPBank để trả nợ.
Cụ thể, hai đại gia này đã dùng công ty Thành Trung và công ty Sao Bắc ký thỏa thuận đặt cọc mua 58% tòa nhà Capital Tower ở 109 Trần Hưng Đạo, Hà Nội và hợp đồng hợp tác đầu tư dự án trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở An Khánh Sao Bắc GPBank để rút 3.900 tỷ đồng của GPBank. Số tiền này được Long và An dùng trả nợ gốc và lãi cho EVNFinance, và chi tiêu hết.
Đến ngày khởi tố vụ án (13/7/2015), công ty Thành Trung và Sao Bắc còn nợ GPBank hơn 3.898 tỷ đồng và không có khả năng thanh toán.
Con rể tiếp tay cho bố vợ gây thiệt hại hàng ngàn tỷ
Tại thời điểm đó, Hoàng Công Hợp ngồi ghế Chủ tịch HĐQT, người đại diện pháp luật của công ty Thành Trung. Công ty này sở hữu 58,19% cổ phần tại công ty CP Du lịch Thương mại và Đầu tư Thủ đô (chủ sở hữu tòa nhà Capital Tower).
Ông Hợp biết rõ công ty Thủ đô chưa có phương án phân chia diện tích tòa nhà Capital Tower cho các cổ đông.
Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Tạ Bá Long, ông Hợp đã ký thỏa thuận đặt cọc bán 58% tòa nhà này cho GPBank nhằm giúp ông Long nhận và sử dụng 2.200 tỷ đồng tiền đặt cọc vào việc mua lại trước hạn và trả lãi cho số trái phiếu mà công ty Thành Trung đã bán cho EVNFinance, trả nợ cho công ty Chí Linh vay
Hành vi của ông Hợp bị VKS cho là đã giúp sức cho Tạ Bá Long gây thiệt hại 2.200 tỷ đồng cho GPBank.
Tại CQĐT, Tạ Bá Long khai nhận, công ty Thành Trung là công ty của gia đình ông ta. Vào tháng 12/2008, sau khi Hoàng Công Hợp trở thành con rể của đại gia Tạ Bá Long, ông ta làm thủ tục cho con rể sở hữu 33,75% cổ phần tại công ty này.
Do Tạ Bá Long là Chủ tịch HĐQT GPBank, kiêm Chủ tịch HĐQT công ty Thành Trung nên đại gia này đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông, bầu con rể làm Chủ tịch HĐQT, đại diện công ty Thành Trung ký thỏa thuận đặt cọc bán 58% diện tích của tòa nhà Capital Tower cho GPBank mà đại diện là Tạ Bá Long.
Quá trình điều tra, con rể ông Long có biểu hiện tâm thần, gia đình đưa Hợp nhập viện điều trị. Ngày 5/10/2016, CQĐT quyết định trưng cầu giám định tâm thần đối với Hợp.
Kết luận cho thấy: “Trước, trong khi phạm tội, bị can bị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hưng cảm nhẹ… Bị can hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi…”
Cuối năm 2016, VKSND Tối cao đã phải ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tại BV tâm thần đối với Hợp.
Trong khoảng thời gian Hợp điều trị tại bệnh viện tâm thần, VKSND Tối cao ra cáo trạng truy tố Tạ Bá Long và đồng phạm. Tháng 11/2017, TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông Long mức án 5 năm tù giam.
Đến tháng 8/2018, BV Tâm thần Trung ương 1 có thông báo việc Hợp hết các triệu chứng tâm thần, không cần tiếp tục điều trị tại bệnh viện.
VKSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với cựu Chủ tịch HĐQT công ty Thành Trung. Ngay sau đó, CQĐT quyết định phục hồi điều tra với người này. Tại CQĐT, Hợp khai nhận hành vi như đã nêu.
T.Nhung
Theo VNN
Kẻ hạ sát bố ruột ở Hà Nội bị nghi tâm thần
Vụ án con trai sát hại bố ruột tại phường Mai Động (quận Hoàng Mai, Hà Nội) hôm 7.5 đã khiến dư luận bàng hoàng. Sau khi bị bắt giữ, kẻ gây án khai rằng, nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân trong gia đình.
Tuy nhiên, đối tượng này có những biểu hiện của bệnh tâm thần, nên đã khai nhiều chi tiết hoang tưởng.
Ngày 15.5, trao đổi với PV Báo ANTĐ, đại diện Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, cơ quan này đang tiếp tục phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Công an TP.Hà Nội để hoàn thiện hồ sơ vụ án đối tượng sát hại cha ruột xảy ra hôm 7.5.
Vào khoảng 4h30 ngày 7.5, tại một ngôi nhà trong ngõ 108 phố Mai Động, Phạm Hữu Đạt (SN 1986) đã dùng dao sát hại bố ruột là ông Phạm U (SN 1950).
Đối tượng Phạm Hữu Đạt.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, vợ ông U đã trình báo tới cơ quan công an, trong khi đối tượng Đạt bỏ trốn.
Các trinh sát hình sự của Công an quận Hoàng Mai và Công an phường Mai Động đã nhanh chóng có mặt, khám nghiệm hiện trường và truy tìm nghi can. Sau đó, Phạm Hữu Đạt đã bị bắt giữ.
Tại cơ quan công an, Đạt khai rằng, nguyên nhân dẫn tới hành vi của hắn là do mâu thuẫn cá nhân trong gia đình. Đạt luôn cho rằng người bố ruột ghét bỏ y, có ý định "hãm hại" nên Đạt đã ra tay.
Tuy nhiên, những lời khai nói trên bộc lộ sự hoang tưởng, không phù hợp với thông tin do phía gia đình cung cấp. Nhận thấy Phạm Hữu Đạt có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, cơ quan công an đã tiến hành các thủ tục để giám định tâm thần đối với nghi phạm này.
Dưới đây là video lời khai của đối tượng Đạt
Điều đáng nói là trong thời gian qua, đã có những vụ án mạng đau lòng do chính người trong gia đình gây ra, mà nguyên nhân xuất phát từ vấn đề tâm thần của đối tượng gây án.
Như vào đêm ngày 12, rạng sáng 13.5, ông Nguyễn Xuân Tân (SN 1955, tạm trú tại phố Ngũ Nhạc, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai) đã sát hại vợ vì cho rằng bà ngoại tình. Trên thực tế, ông Tân mắc chứng tâm thần hoang tưởng, đã được gia đình đưa đi chữa trị nhưng ông này không chấp hành, bỏ trốn về nhà.
Theo chuyên gia tâm thần (đề nghị ẩn danh), hiện nay, không ít gia đình có người bệnh mắc chứng tâm thần vẫn đang suy nghĩ "thương", "xót" nên không muốn để bệnh nhân nhập viện điều trị theo chỉ định.
"Người bệnh thường tỏ phản ứng chống đối, muốn bỏ trốn. Trong khi đó, người thân của họ cũng không kiên quyết, sợ rằng ép buộc bệnh nhân chữa thì giống như ruồng rẫy, nên không đành. Và khi để người bệnh tâm thần tại nhà mà không có phương án kiểm soát, chữa trị phù hợp thì tình huống xấu có thể xảy ra", vị chuyên gia chia sẻ.
Theo Trung Hiếu (ANTĐ)
Ông già 64 tuổi hạ sát vợ trong đêm vì nghi ngờ ngoại tình Ngày 14.5, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội đã thông tin về vụ án mạng xảy ra tại số nhà 13, ngõ 88 Ngũ Nhạc, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai. Điêu đáng nói, hung thủ trong vụ án là chồng của nạn nhân. Theo Chu Hương - Trung Hiếu (ANTĐ)