“Giương Đông, kích Tây”: Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc
Người Trung Quốc thường sử dụng chiến thuật “Giương Đông, kích Tây” theo binh pháp Tôn Tử…và quyết sách của ban lãnh đạo ở Bắc Kinh vẫn là tối mật.
Ấy vậy mà Kanwa Defense Review của Canada lại khoe rằng tạp chí này có trong tay tài liệu nội bộ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Tạp chí này cho biết, theo tài liệu nội bộ của PLA, Mỹ – chứ không phải Đài Loan – chính là kẻ thù giả định số một và quân đội Trung Quốc có ba cách để tiến hành chiến tranh, nếu Mỹ can dự vào cuộc chiến giữa Trung Quốc và một nước tranh chấp lãnh thổ khác :
1. Do các căn cứ của hải quân Mỹ ở xa vùng chiến sự, nếu xảy ra cuộc chiến tranh ở phía Nam Biển Đông, quân đội Trung Quốc sẽ “tốc chiến, tốc thắng” tiêu diệt kẻ thù trước khi Mỹ có thời gian cử lực lượng hải quân đến cứu viện.
2. Phá hủy các căn cứ của Mỹ, kể cả căn cứ hậu cần lẫn trung tâm chỉ huy.
3. Tiêu diệt binh sĩ Mỹ càng nhiều càng tốt và dẫn đến làn sóng phản đối chiến tranh ở ngay trong lòng nước Mỹ.
Rất có thể đó là tài liệu nội bộ của quân đội Trung Quốc, nhưng xem ra đó không phải là chiến lược mà ban lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc theo đuổi.
Ai là kẻ thù và ai là đồng minh của Trung Quốc?
Mỹ chắc sẽ không phải là kẻ thù của Trung Quốc vì Bắc Kinh không có xung đột đáng kể về lợi ích với Washington. Thực sự, Mỹ đang cố gắng bao vây Trung Quốc, nhưng đó là vì Washington không biết rõ Bắc Kinh có thể làm gì, khi nước này phát triển thành cường quốc kinh tế-quân sự trên thế giới.
Phía Mỹ đã nói rõ rằng nước này hỗ trợ Nhật Bản và Philippines trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, nhưng đây chỉ là cử chỉ nhằm ngăn chặn Trung Quốc phát động một cuộc chiến chống lại một trong hai nước nói trên. Mỹ sẽ không bao giờ dại dột tiến hành một cuộc chiến tranh với Trung Quốc chỉ vì một vài hòn đảo nhỏ không người ở của một nước đồng minh.
Trong thực tế, Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc và Nhật Bản tự kiềm chế, trong khi không hề can thiệp khi Trung Quốc “tống khứ” Philippines khỏi bãi cạn Scarborough.
Video đang HOT
Về phần mình, Trung Quốc cũng không nhất thiết phải lao vào một cuộc chiến tranh với Mỹ, trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và Philippines. Trung Quốc thừa hiểu rằng một cuộc chiến tranh với Mỹ, sẽ tạo ra một kẻ thù hùng mạnh lâu dài. Trước hết, tất cả các huyết mạch thương mại của Trung Quốc sẽ bị lâm nguy. Quân đội Trung Quốc có thể “bốc đồng”, nhưng các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc – một thế thế hệ học giả đã nếm mùi Cách mạng Văn hóa – chắc sẽ chín chắn hơn, thận trọng hơn.
Trung Quốc sẽ coi Nga là một đồng minh trong việc chống lại Mỹ. Trung Quốc không sợ một nước Nga hùng mạnh có thể là một mối đe dọa vì không có xung đột lợi ích giữa Moscow và Bắc Kinh. Không những thế, cả hai nước sẽ cùng hưởng lợi từ sự hợp tác phát triển vũ khí và khai phá khu vực Siberia “đất rộng, người thưa” giàu tài nguyên của Nga.
Vậy nước nào mới bị coi là kẻ thù của Trung Quốc? Chắc chắn, Trung Quốc có ít nhất là một kẻ thù và kẻ thù đầu tiên có thể là Nhật Bản. Trung Quốc sẽ tìm cách duy trì ưu thế quân sự áp đảo so với Nhật Bản.
Vẫn “giấu mình chờ thời”?
Hiện thời, Trung Quốc chưa muốn làm cường quốc số 1 thế giới. Cường quốc số 1 có nhiều nghĩa vụ hơn lợi ích. Một trong những bài học nhãn tiền là Liên Xô từng viện trợ rất nhiều cho Triều Tiên, Cuba để duy trì sự tồn tại của hai nước này và… thu về chẳng được bao nhiêu.
Mỹ cũng đã chi rất nhiều tiền cho việc bảo vệ Nhật Bản và Philippines. Vậy Mỹ đã nhận được những gì đáp lại?
Chắc chắn, trong tương lai, GDP của Trung Quốc sẽ vượt GDP của Mỹ vì nước này có dân số lớn gấp bội. Để cho phép người dân có một cuộc sống tương đương với các nước phát triển phương Tây, Trung Quốc cần phải tiếp tục tốc độ phát triển kinh tế cao. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ luôn luôn giữ một vai trò khiêm tốn. Ngay cả khi GDP của Trung Quốc đã thực sự vượt Mỹ, sẽ là Trung Quốc vẫn cố tránh thể hiện mình là cường quốc số 1 thế giới về chính trị hay quân sự.
Bởi vì có làm như vậy, Trung Quốc mới có thể tập trung nỗ lực vào việc giảm khoảng cách giàu nghèo, phân phối phúc lợi một công bằng hơn. Nhân dân Trung Quốc sẽ được tốt hơn nếu Bắc Kinh làm như vậy, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn nhiều so với hiện nay.
“Dương Đông, kích Tây” xây nghiệp bá
Ngay sau khi Nhật Bản sửa đổi hiến pháp hòa bình và bắt đầu quá trình quân sự hóa, Trung Quốc có thể “dằn mặt” đánh đòn phủ đầu Nhật Bản. Để ngăn chặn sự tập trung của quân đội Mỹ gần Nhật Bản, Trung Quốc cần đến “sự hỗ trợ” của Philippines.
Bắc Kinh đã, đang và sẽ tiếp tục tăng cường thúc ép Manila vì Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ tình trạng căng thẳng cao độ kéo dài này. Philippines rất yếu và chỉ chiếm 8 bãi cát ngầm mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Nhưng Bắc Kinh sẽ tiếp tục duy trì áp lực lớn đối với Manila và tiếp tục duy trì căng thẳng trong các vùng biển tranh chấp để Philippines và Australia cầu xin Mỹ (và thậm chí Nhật Bản) triển khai tàu chiến và máy bay chiến đấu ở Philippines. Làm như vậy, Trung Quốc sẽ giảm bớt lực lượng vũ trang Mỹ trong khu vực gần Nhật Bản.
Vì Philippines cách Nhật Bản khá xa nên khi Trung Quốc đột ngột tấn công Nhật Bản, các lực lượng Mỹ và Nhật Bản triển khai gần Philippines sẽ “nước xa không cứu được lửa gần” và không có đủ thời gian quay trở lại Nhật Bản để chống lại cuộc tấn công “thần tốc” của Trung Quốc.
Theo Kiến thức
Giải mật những cuộc "chiến tranh không đổ máu" của Mỹ
Có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh mà không cần đổ máu, Mỹ chứng minh điều đó thông qua "cách mạng mùa xuân Arab". Nay đến lượt Iran, liệu người Mỹ có thành công?
Mỹ và đồng minh từng nhiều lần thực hiện các cuộc chiến thông tin và tâm lý nhằm mục đích hạ bệ uy tín của chính quyền Hồi giáo Iran. Song trong bối cảnh khoa học kỹ thuật mới, các cuộc chiến tranh thông tin nhắm vào Iran có các hình thức và cách thức đặc biệt.
Thông thường, phương pháp chiến tranh thông tin sẽ được được bổ trợ và thực thi song song với các biện pháp trừng phạt kinh tế, các cuộc biểu tình quy mô và rầm rộ, đặc biệt là các hành vi phá hoại bên trong lãnh thổ đối phương và tỏ rõ ý chí sẵn sàng để kích hoạt các chiến dịch quân sự (bao gồm hàng loạt cuộc tập trận quân sự khác nhau cũng như các chiến lược triển khai vũ khí và quân đội).
Cuộc chiến tranh thông tin mà Mỹ nhắm Iran cũng diễn ra theo kịch bản này song có những đặc thù riêng biệt. Trọng tâm của cuộc chiến được đặt vào các yếu tố mà những đối thủ của Iran có lợi thế đáng kể. Đó là lĩnh vực không gian mạng cũng như các hoạt động tâm lý và gián điệp.
Với sự trợ giúp đắc lực của các cuộc tấn công thông tin, việc giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh không đổ máu là hoàn toàn có khả năng.
Đó là lý do giải thích cho việc hệ thống thông tin liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran liên tục bị virus tấn công mạnh mẽ và vô cùng nguy hại.
Còn nhớ, tháng 6/2006, loại virus được gọi là Stuxnet lần đầu tiên bị phát tán nhằm phá hoạt và làm rối loại nhà máy điện hạt nhân Bushehr cũng như các nhà máy làm giàu uranium khác của Iran. Một nhà máy ở Natanz đã xuất hiện các vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động của các máy ly tâm. Hậu quả là, chương trình hạt nhân của Iran bị đình chỉ một thời gian.
Tiếp tục, tháng 4/2011, một loại virus được gọi là Stars xâm nhập, phá hoại hệ thống máy tính của các cơ quan chính phủ Iran. Cuộc tấn công thứ 3 được thực hiện và sử dụng virus Duqu để ăn cắp các thông tin tối mật của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Mỹ bị cáo buộc nhiều lần tung virus xâm nhập, tấn công phá hoại chương trình hạt nhân Iran.
Ngoài ra, giới chức Mỹ rõ ràng đã nắm được thực tế, ngày ngay tác động truyền thông của Iran đang mở rộng nhanh chóng. Những hoạt động của các phương tiện truyền thông khu vực, đặc biệt là phương tiện truyền thông điện tử được theo dõi và lắng nghe đông đảo.
Theo đó, các đài như BBC (đặc biệt là BBC tiếng Ba Tư) cũng như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được lợi dụng triệt để trong các cuộc chiến tranh thông tin. Kênh truyền hình BBC Ba Tư hiện có khoảng một triệu khán giả ở Iran. Trong khi kênh BBC tiếng Ba Tư trực tuyến là nguồn thông tin phổ biến ở Trung Đông. Nhưng đóng vai trò quan trọng nhất phải kể đến các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và YouTube. Trong thời đại công nghệ thông tin, đây là những công cụ đắc lực và lợi hại nhất.
Song song với đó, Mỹ còn dùng nhiều cách để chặn các kênh truyền hình chính thống của nhà nước Iran. Các vệ tinh do các công ty châu Âu điều hành đã ngừng thu và phát sóng các kênh truyền hình Iran do áp lực trừng phạt từ Mỹ. Đặc biệt, chương trình phát sóng của kênh Press TV của Iran thông qua hệ thống truyền hình vệ tinh châu Âu, Intelsat, Eutelsat Hotbird và Optus của Australia đã bị đình chỉ. Kênh truyền hình Hispan TV ngôn ngữ Tây Ban Nha, kênh tin tức và giải trí al-Alam cũng bị ngừng phát sóng.
Ngày 19/6 năm nay, công ty Intelsat tuyên bố, do phải tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran, họ sẽ ngừng cung cấp dịch vụ truyền hình Iran kể từ ngày 1/7. Trước đó, kênh truyền hình Press TV đã bị ngừng phát sóng ở Đức, Anh, Pháp và Tây Ban Nha.
Ngoài ra, tháng 12/2011, Mỹ mở "Đại sứ quán ảo ở Iran". Trang mạng của sứ quán ảo cung cấp các thông tin về chính sách của Mỹ với Iran; lợi ích khi đi du học Mỹ cũng như những hướng dẫn cụ thể để có cơ hội được cấp thị thực Mỹ. Tuy nhiên, trang mạng đã không tồn tại lâu vì bị giới chức Iran chặn lại. Giới chức Iran theo định kỳ, chặn công dân truy cập vào các trang mạng của Mỹ và kênh truyền hình vệ tinh BBC tiếng Ba Tư.
Là một phần của chiến dịch bôi nhọ giới lãnh đạo hiện hay của Iran, Mỹ và Israel liên tục cáo buộc Tehran hỗ trợ các nhóm khủng bố và thực hiện các cuộc tấn công khủng bố chống lại họ và đồng minh của họ.
Mỹ rõ ràng đã vạch kế hoạch chi tiết và tỉ mỉ để dựng lên hình ảnh tiêu cực về Iran trong ấn tượng của cộng đồng quốc tế bằng cách nhấn mạnh, nước này đại diện cho mối đe dọa. Các mật vụ Mỹ liên tục phổ biến thông tin bội nhọ đáng sợ về giới lãnh đạo Iran.
Ngoài ra, Mỹ và Israel cũng định kỳ phối hợp thực hiện kế hoạch phổ biến thông tin sai lầm cho công dân thông qua việc "rò rỉ" thông tin tiết lộ sự sẵn sàng Washington và Tel Aviv để tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại Iran. Theo đó, các ông trùm truyền thông và báo chí phương Tây thường xuyên xuất bản nội dung thảo luận về kịch bản trên. Và một điều cần phải thừa nhận là những luận điệu xuyên tạc đã tạo được hiệu quả mong muốn.
Đáp lại các tuyên bố khiêu chiến của Mỹ-Israel, lãnh đạo Iran nhấn mạnh, họ sẵn sàng đáp trả bất cứ cuộc tấn công quân sự nào từ Mỹ và Israel. Đồng thời, Tehran cũng chú trọng phát triển quan hệ với các đồng minh lâu năm của họ trên trường quốc tế mà trong thực tế đối kháng hoặc là đối thủ của Mỹ bao gòm Nga, Trung Quốc, Venezuela, Ecuador, Syria, Afghanistan và các nước khác.
Cuối cùng, phản đối và phá hoại mạnh mẽ kế hoạch hiện thực hóa chương trình hạt nhân của Iran là vậy nhưng Mỹ và Israel đã bỏ qua thực tế, chính Washington đã cung cấp cho Tehran công nghệ hạt nhân. Năm 1967, Mỹ đã chuyển giao cho Iran một lò phản ứng hạt nhân 5 megawat và được các chuyên gia Israel lắp đặt.
Theo VNE
Thế chiến sẽ bùng phát từ chiến trường khốc liệt Syria? Cuộc khủng hoảng Syria giờ đây dường như không còn là một cuộc nội chiến đơn thuần mà đang nhanh chóng biến thành một cuộc đấu tranh giành quyền lực mang màu sắc sắc tộc, gây chảy máu khắp Trung Đông. Nó có nguy cơ nhấn chìm toàn bộ khu vực vào một cuộc chiến tranh tàn khốc, chết chóc giữa hai hệ...