Giun và bọ chét dùng trong xử lý nước thải
Một kỹ thuật xử lý nước thải không sinh ra khí thải bằng cách sử dụng bọ đang được thử nghiệm trong một cộng đồng tây nguyên nhỏ.
Giun đất và bọ chét nước đang được thêm vào nước thải tại Littlemill gần Nairn.
Hai bể đã được lắp đặt tại một công trình xử lý hiện có để thí điểm kỹ thuật nhằm giảm tác động đến môi trường bởi nước thải. Đây là một phần của dự án do EU tài trợ nhằm giúp cải thiện khả năng tiếp cận với nước sạch trên toàn thế giới.
Trong thời gian dùng thử 12 tháng, nước vẫn sẽ được xử lý bằng các phương pháp thông thường một khi nó đã đi qua máy móc mới.Nước sạch sau đó sẽ được xả ra sông địa phương.
Anna Baran từ Scotland Water cho biết dự án có khả năng tạo ra tác động đáng kể đến cách xử lý nước thải trên toàn thế giới.
Cô nói: “Công nghệ mà chúng tôi đang thử nghiệm về cơ bản tái tạo một quá trình xảy ra tự nhiên trong đất, nhưng chúng tôi đang sử dụng nó để làm sạch nước thải.Giai đoạn xử lý đầu tiên là một bể chứa đầy giun đất. Giun ăn các hạt chất hữu cơ lớn hơn trong nước thải, trước khi nó được thêm vào bể thứ hai chứa bọ chét nước và vi tảo loại bỏ các mảnh chất hữu cơ mịn hơn.Ở giai đoạn này, nước phải ở trong điều kiện cho phép nó được đưa trở lại môi trường tự nhiên.”Mục đích là để cung cấp một phương pháp xử lý nước thải sinh thái có thể được sử dụng trong các cộng đồng nông thôn nhỏ.
Nếu kỹ thuật này được chứng minh thành công, nó có thể được sử dụng ở các nước đang phát triển nơi việc tiếp cận với nước sạch bị hạn chế.
Ước tính có 2,5 tỷ người trên khắp hành tinh không có thiết bị vệ sinh.
Hệ thống này đang được thử nghiệm ở 10 quốc gia khác nhau. Các nhà khoa học đặc biệt muốn tìm hiểu xem loài bọ này có thể sống sót ở vùng khí hậu phía Bắc lạnh hơn như Scotland hay không.
Kim Quyền
Theo dantri.com.vn/BBCNEWS
'Chết cười' với màn tranh cướp đồ ăn của mòng biển với rái cá
Miếng mồi ngon vừa kiếm được bị cướp mất một cách trắng trợn, rái cá "tức tối" quyết không chịu thua kẻ ăn trực là mòng biển.
Một nhiếp ảnh gia Kate Cummings đã chụp được những bức ảnh tuyệt vời ở vịnh Monterey, California, Hoa Kỳ.
Rái cá kiếm được bữa ăn thịnh soạn.
Kate Cummings cho biết đây là những bức ảnh tuyệt vời nhất mà cô đã chụp được, khoảng khắc chim mòng biển tranh ăn, cướp "trắng trợn" miếng mồi ngon của rái cá.
Sau một hồi ngụp lặn tìm thức ăn với cái bụng đói meo, rái cá đã tìm được miếng mồi ngon là một con sò. Cậy nắp chuẩn bị ăn sau hồi vất vả thì không biết từ đâu xuất hiện một con mòng biển. Nó lao đến cướp mất thịt trong vỏ sò của rái cá một cách nhanh lẹ, không chậm trễ bằng cái mỏ cứng cáp.
Nhưng rái cá không có chịu thua, nó liền ngậm vỏ sò và ngụp xuống nước nhằm tránh né khỏi con mòng biển vô duyên ấy. Còn về phía mòng biển, chỉ đành vớt vát được chút thịt và mổ vài cái lên vỏ sò cứng ngắt. Biết không thể tranh ăn được nữa nên mòng biển rút lui.
Cuối cùng, sau khi thấy mòng biển đã bỏ cuộc, rái cá liền ngoi lên mặt nước, thong thả thưởng thức nốt bữa ăn dang dở của mình, đồng thời cũng cảnh giác những nhân vật vô duyên lỡ đâu lại bất thình lình xuất hiện thêm một lần nữa.
Về phần mòng biển đây là loài chim đặc biệt, chúng là một trong số ít động vật có thể uống được nước biển. Thức ăn của chúng đa số là côn trùng, giun đất, loài bò sát nhỏ,...Chúng được xem là loài chim khá thông mình và có thói quen hay đi "cướp giật" đồ ăn của loài khác.
Còn về rái cá, kẻ thắng cuộc trong trận chiến không đáng có kia thuộc nhóm động vật có vú, chúng hay bị nhầm tưởng với những chú hải ly. Được xem là một trong những loài động vật thông minh nhất thế giới và tính tình cũng chẳng mấy hiền lành.
Quốc Bảo
Theo doanhnghiepvn.vn/Sina
Hàng chục nghìn người xin uống nước... xương cốt, quan tài 2.000 tuổi ở Ai Cập Những lá đơn kiến nghị trên khắp thế giới xin uống nước "Thánh" đã tăng lên hàng giờ. Nhiều người tin rằng, loại nước này mang theo một nguồn sức mạnh thần bí, họ cho rằng, uống chất lỏng màu đỏ từ quan tài chứa lời nguyền để tiếp nhận năng lượng của tầng lớp thượng đẳng thời Ai Cập cổ đại. Không...