Giữa trảng cát hoang, trên nuôi ỉn, dưới có cạc cạc, thu bạc triệu
Sống giữa trảng cát hoang cảm giác thật ớn lạnh, thế nhưng, anh Nguyễn Văn Hiếu (SN 1986, trú thôn Linh An, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp. Trên bờ làm chuồng nuôi lợn, dưới hồ thả cá – vịt kết hợp cho thu trăm triệu mỗi năm.
Chúng tôi đã nghe kể rất nhiều về anh Hiếu, nhưng quả thật khi đến thực địa mới thấu được nghị lực vượt khó của anh.
Gia trại của anh Hiếu nằm giữa trảng cát trắng khô khốc ở thôn Linh An, thêm cái nắng hè giữa tháng 6 kết hợp gió Lào rát bỏng khiến cái nóng càng trở nên đáng sợ đến rợn người. Ban đêm, trảng cát trở nên mát mẽ, dịu êm nhưng xung quanh chẳng có bóng người, cảm giác thật ớn lạnh.
Anh Nguyễn Văn Hiếu (bên phải) chăm sóc đàn lợn và chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp với anh Nguyễn Trịnh Điển – Bí thư Huyện đoàn Triệu Phong. Ảnh: Ngọc Vũ
Nhìn cái khung cảnh ấy, nhiều người không dám nghĩ tới chứ đừng nói đến chuyện ở lại dựng nhà, chăn nuôi. Thế nhưng, với anh Hiếu, không có nỗi sợ nào hơn nỗi sợ đói nghèo, bởi vậy, anh quyết tâm cùng vợ con lập nghiệp nơi trảng cát hoang đáng sợ ấy.
Anh Hiếu nhớ lại, năm 2015, bằng nguồn tích cóp của gia đình cùng với vốn vay ngân hàng, anh thuê 2 ha đất trảng cát bỏ hoang của xã để thực hiện mô hình chăn nuôi tổng hợp. Lúc đó, trảng cát hoang hóa, chẳng có gì ngoài vài bụi cỏ khô phất phơ trước gió. Anh Hiếu phải bỏ ra 300 triệu đồng kéo điện lưới, thuê máy móc đào hồ nuôi cá, xây chuồng trại nuôi lợn, cất căn nhà nhỏ để ở và san ủi, cải tạo mặt bằng để trồng trọt.
Theo anh Hiếu, chăn nuôi trong thời kỳ thị trường không ổn định cần tính toán để tiết kiệm tối đa chi phí, đặc biệt là thức ăn. Bởi vậy, anh Hiếu chăn nuôi theo dạng vòng tròn khép kín tận dụng thức ăn và đã đạt hiệu quả. Ảnh: Ngọc Vũ
Lúc thấy anh Hiếu ném quá nhiều tiền vào cái trảng cát khô cằn, hoang vắng nhiều thế hệ ở làng Linh An không thèm ngó tới, nhiều người tỏ ra lo lắng, sợ anh thất bại trắng tay rồi chán nản. Thế nhưng, với quyết tâm và sức trẻ, anh Hiếu đã khiến mọi người dần ngã mủ khâm phục.
Sau khi xây dựng hệ thống gia trại xong, đầu năm 2016 anh Hiếu bắt đầu thả nuôi lợn. Anh Hiếu cho biết, mỗi năm anh nuôi 3 lứa lợn với số lượng 600 con (200 con/lứa). Để tận dụng nguồn thức ăn, anh Hiếu thả nuôi thêm cá mè, rô phi trên diện tích hồ khoảng 1.000 m2. Tận dụng mặt hồ, mỗi năm anh Hiếu thả nuôi 4 lứa, mỗi lứa 1.500 con vịt, với giá bán 90.000 đồng/con, sau khi trừ chi phí lãi 30.000 đồng/con. Anh Hiếu còn nuôi thêm 3.000 con gà mỗi năm, trừ chi phí lãi 20.000 đồng/con gà. Tận dụng nguồn phân chuồng từ lợn, gà, anh Hiếu còn trồng trọt thêm các loại hoa màu, hoa trái để có thêm thu nhập.
Video đang HOT
Mặt hồ anh Hiếu nuôi vịt và tận dụng nguồn phân chuồng từ nuôi lợn để nuôi cá. Ảnh: Ngọc Vũ
Như vậy, dù gia trại mới thành lập nhưng nhờ có kỹ thuật tốt, chăn nuôi theo dạng vòng tròn khép kín, tận dụng nguồn thức ăn của lợn, gà, vịt để nuôi cá đã cho anh Hiếu lãi trên 100 triệu đồng/năm.
Anh Nguyễn Trịnh Điển – Bí thư Huyện đoàn Triệu Phong cho rằng, mô hình chăn nuôi vòng tròn khép kín, tận dụng nguồn thức ăn của anh Hiếu là kinh nghiệm quý cho những người đam mê, muốn làm giàu từ nông nghiệp. Bình thường làm giàu đã rất khó, nhưng làm giàu ở vùng cát trắng nắng gió hoang vắng này càng khó bội phần.
“Những tấm gương điển hình như anh Hiếu sẽ là động lực rất lớn để các bạn trẻ học hỏi nhằm phát triển kinh tế, góp phần làm thay đổi bộ mặt quê hương. Chúng tôi sẽ cùng các cấp, ngành địa phương tạo mọi điều kiện giúp đỡ để có thêm nhiều mô hình hay như thế này” – anh Điển khẳng định.
Theo Danviet
Ký ức của những cựu binh về 81 ngày đêm khói lửa ở Thành cổ Quảng Trị
Những ngày tháng 4, nhiều người dân trở về Thành cổ thăm lại chiến trường xưa và tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ. Thành cổ - miền đất linh thiêng, biểu tượng cho ý chí kiên cường bất khuất của quân và dân ta trong những ngày tháng chiến tranh khốc liệt.
Trở về thăm Thành Cổ Quảng Trị sau hơn 45 năm, Đại tá Bùi Văn Luyện (SN 1942, quê ở xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) rưng rưng niềm xúc động. Bước chân trên đất Thành Cổ, ông bồi hồi nhớ lại những ký ức năm xưa.
Cựu binh Bùi Văn Luyện cùng gia đình thăm lại chiến trường xưa
Đại tá Bùi Văn Luyện cho biết, ông vào chiến trường Thành Cổ năm 1965, thuộc biên chế của Tiểu đoàn 14, Tỉnh đội Quảng Trị. Lúc ấy, vùng đất Thành Cổ và các vùng nông thôn đang bị quân địch chiếm đóng. Lực lượng của quân ta ngày đêm tiến đánh vào các vùng nông thôn ở đồng bằng để đẩy lui quân địch. Đến năm 1967, Tiểu đoàn 14 nhận được lệnh đánh vào Thành cổ Quảng Trị, nhằm rút kinh nghiệm trước khi mở cuộc tổng tấn công.
Đại tá Bùi Văn Luyện kể lại quá khứ chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị
"Chúng tôi chỉ có khoảng 500 chiến sĩ, chia làm 2 mũi tấn công, một mũi sát bờ sông Thạch Hãn, mũi còn lại đánh ở phía Bắc thành. Khắp nơi đều có xe tăng của địch án giữ, hai bên chúng bố trí 2 lô cốt rồi bắn ra. Vào cổng phía Bắc sát thành, địch bắn rất dữ dội, lực lượng của ta đã sử dụng 2 quả B40 bắn vào 2 lô cốt hai bên nên địch bỏ chạy. Sau đó, đặt bộc phá ở cổng thành, lực lượng của ta tiến vào", ông Luyện nhớ lại.
Theo cựu chiến binh Bùi Văn Luyện, xét về tương quan lực lượng lúc ấy, địch rất mạnh, được trang bị vũ khí tối tân, phương tiện hiện đại. Phía ta chỉ có khoảng 500 quân, nhưng ý chí gan dạ, lòng quyết tâm cao.
"Chúng ta chủ yếu áp dụng cách đánh bí mật để thọc sâu vào bên trong. Khi chưa đánh đến Dinh tỉnh trưởng thì được lệnh rút quân ra ngoài, trở về ngôi làng cạnh Thành Cổ 1 ngày rồi rút lên rừng. Đến năm 1968, quân và dân ta mở cuộc Tổng tấn công vào các thành phố lớn", Đại tá Luyện kể.
Thành cổ Quảng Trị những ngày tháng 4 có rất đông người đến tri ân liệt sĩ
Theo sử liệu: Sau khi tỉnh Quảng Trị được giải phóng, ngày 1/5/1972, được sự viện trợ tối đa của Mỹ, chính quyền Sài Gòn dốc toàn bộ lực lượng mở cuộc phản kích tái chiếm Quảng Trị, trong đó mục tiêu chính là chiếm lại Thành cổ.
Ngày 14/6/1972, địch bắt đầu mở cuộc hành quân hành quân "tái chiếm lại Quảng Trị". Đây là cuộc hành quân cực kỳ đẫm máu và tàn bạo. Ngày 28/6, với sự chi viện của không quân và hải quân Mỹ, các sư đoàn chủ lực của quân đội chính quyền Sài Gòn ồ ạt tiến công.
Cuộc chiến đấu giữa ta và địch tại Quảng Trị trong 81 ngày đêm diễn ra vô cùng ác liệt, suốt cả ngày lẫn đêm. Các chốt quan trọng như Long Quang, nhà thờ Trí Bưu, ngã ba Long Hưng,... là những nơi mà quân giải phóng bất chấp hiểm nguy, gian khổ để đập tan các đợt phản kích của địch.
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Đơi (Trung đoàn 48, đơn vị từng góp mặt trực tiếp trong trận chiến tại Thành Cổ) cho biết: "Thành cổ Quảng Trị ngày ấy là một chiến trường khốc liệt đầy máu và lửa. Quân địch được trang bị vũ khí hiện, hỏa lực mạnh. Quân số giữa ta và địch có sự chênh lệch rất lớn. Trong những năm tháng chiến đấu tại đây, nhiều đồng đội của chúng tôi đã anh dũng ngã xuống, phần lớn không giữ được hình hài nguyên vẹn".
Nhiều người dân thăm bảo tàng Thành cổ
Trong trận chiến 81 ngày đêm khói lửa ấy, Mỹ - Ngụy đã sử dụng một lượng bom đạn hết sức khổng lồ. Riêng ở khu vực thị xã Quảng Trị, tổng số bom đạn mà Mỹ sử dụng trong 81 ngày đêm bằng sức công phá của 7 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản. Có ngày số bom Mỹ ném ở Quảng Trị vượt xa số bom Mỹ ném trên toàn miền Nam trong các năm 1968-1969.
Lật lại ký ức, ông Phan Tư Kỳ, cựu binh tham gia trận chiến Thành Cổ nhớ lại: "Vùng đất Long Quang, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong ngày ấy là điểm chốt trọng yếu của Mặt trận cánh Đông trong chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Nhiều đơn vị bộ đội chủ lực của Sư 320B, Sư 325, pháo binh cùng dân quân du kích xã Triệu Trạch đã chiến đấu kiên cường, lập nhiều chiến công xuất sắc, bẻ gãy và đẩy lùi nhiều đợt phản kích của Mỹ - ngụy".
Hàng vạn chiến sĩ giải phóng đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ Thành cổ
Để bảo vệ Thành Cổ, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh. Hiện tại Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị còn trưng bày bức thư di vật của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh (ở tỉnh Thái Bình). Liệt sĩ Huỳnh cùng biết bao Anh hùng, liệt sĩ thương bệnh binh đã cống hiến, dành trọn tuổi thanh xuân cho độc lập tự do của Tổ quốc.
Trong lá thư, chiến sĩ này đã linh cảm rằng mình sẽ hy sinh và đã biên thư ghi rõ địa điểm an nghỉ để hướng dẫn gia đình sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất vào Quảng Trị mang hài cốt anh về quê hương.
Sau 43 năm, Thành cổ Quảng Trị đã ngát xanh bởi cây cỏ, nhưng dưới những rặng cỏ xanh ấy là linh hồn của biết bao chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống để mang lại nền hòa bình hôm nay. Máu, xương của các anh đã hòa vào lòng đất, bất tử với thời gian.
Đ. Đức
Theo Dantri
Vụ bò giống cấp phát được bán cho lò mổ: Người sai phải trả lại tiền cho nhà nước Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Trị đã kiểm tra, và xác nhận có 5 con bò đực giống bị bán đi. Việc nhận bò giống về rồi bán giết thịt để hưởng tiền chênh lệch là sai quy định... Một con bò đực giống do nhà nước cấp trị giá 18 triệu đồng, trong đó người dân...