Giữa Thủ đô, 41 hộ dân chung nhau… 1 nhà tắm, 1 nhà vệ sinh
41 hộ dân chung nhau 1 nhà tắm, 1 nhà vệ sinh 7m2. Đó là thực trạng ở khu tập thể (KTT) trên đất vàng 30A Lý Thường Kiệt – 33 Hàng Bài, Hà Nội.
Vợ chồng cụ Vũ Đăng Khoa (SN 1933) và Nguyễn Thị Thêm (SN 1935) trước đây sinh sống tại phòng 201 KTT 30A Lý Thường Kiệt – 33 Hàng Bài. Khi được hỏi về cuộc sống ở nơi cũ, cụ Thêm nói: “Không thể gọi đó là cuộc sống”.
“Cả khu tập thể chung nhau 1 nhà vệ sinh, nhà tắm cũng thế. Chúng tôi phải xếp hàng để đến lượt tắm hay đi vệ sinh”, cụ Thêm nhớ lại.
Cụ Vũ Đăng Khoa mong ngày về chỗ ở mới.
Cụ Nguyễn Thị Thêm.
Cũng như cụ Khoa, ông Trần Đình Lợi (sống tại tầng 3 của KTT) cũng ngao ngán khi nhớ lại cuộc sống tại nơi ở cũ.
Ông Lợi thẳng thắn, chủ trương xã hội hóa cải tạo, xây dựng lại khu chung cư cũ là niềm mong mỏi của rất nhiều hộ dân. Thế nhưng, một vài hộ chưa chịu di dời làm ảnh hưởng tiến độ, khiến cả KTT phải khốn khổ theo.
“Nhà nào cũng cơi nới, lấn chiếm để làm công trình phụ riêng tại nhà mình vì khu vệ sinh công cộng không ai chịu dọn dẹp, giữ vệ sinh nên rất dơ bẩn. Từng nhà gánh nước lên, rồi quây một góc để tắm rửa. Vệ sinh thì tự chế đường ống nhựa trực tiếp xả ra đường cống thoát nước”, ông Lợi cho hay.
Video đang HOT
Nói về lịch sử của khu tập thể, ông Lợi thẳng thắn: Đây là nhà được giao tạm cho cán bộ công tác tại Tổng cục trong thời gian làm việc, không ai có giấy tờ nhà đất gì cả. Tôi đã từng viết đơn để xin mua nhà theo NĐ 61 nhưng nhiều người cười, bảo: “Đang ở không mất tiền lại bỏ tiền ra mua nhà 61 làm gì?”. Đó là điều rất vô ý thức ngay từ trong nhận thức”, ông Lợi ngao ngán.
Khi có chủ trương cải tạo, xây mới lại KTT, theo ông Lợi, phần lớn người dân rất mừng và hy vọng, bởi không chỉ có nơi ở rộng rãi, khang trang vẫn trên vị trí cũ được cho là “đất vàng” giữa Thủ đô, mà còn được hợp thức hóa về giấy tờ tài sản căn nhà.
Gia đình cụ Khoa, ông Lợi là những hộ đầu tiên di dời để trả mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án từ năm 2011, theo tiến độ sẽ được nhận nhà mới vào năm 2013. Thế nhưng, sau gần 7 năm sống ở nhà thuê được chủ đầu tư bố trí, đến nay dự án vẫn chưa thành hình.
“Tôi nói thẳng luôn, hơn chục hộ không chịu di dời đã làm khổ lây sang mấy chục gia đình khác. Tôi không hiểu họ đòi hỏi điều gì nữa, trong khi nơi ở cũ không ai có giấy tờ chứng minh là tài sản của mình”.
Chủ dự án cũng “mắc kẹt”
26/41 hộ dân đã di dời để trả mặt bằng cho dự án cải tạo KTT cũ 30A Lý Thường Kiệt – 33 Hàng Bài đã 6 lần gửi đơn kiến nghị chính quyền các cấp để yêu cầu triển khai dự án.
Trong những đơn kiến nghị này, các hộ dân cho biết, họ là những người tuân thủ chủ trương, đường lối, đã bàn giao mặt bằng để dự án sớm được triển khai. Thế nhưng, những hộ chưa chịu di dời đã làm ảnh hưởng tới tình hình chung, trong khi đó, chính quyền sở tại dường như bất lực, không tìm ra phương án giải quyết.
Khu tập thể 30A Lý Thường Kiệt – 33 Hàng Bài.
“Chúng tôi khẳng định rằng, các hộ dân (15 hộ dân có đơn khiếu kiện kéo dài – PV) không đại diện cho tiếng nói của chúng tôi. Họ là những người ít gắn bó với quyền lợi tập thể 30A Lý Thường Kiệt, hầu hết các hộ dân này không ở đây mà cho thuê, nhiều gia đình có biệt thự hẳn hoi. Chúng tôi nghĩ, chỉ vì sự đòi hỏi quyền lợi vô lý của một số người mà ảnh hưởng tới tiến độ chung, chính quyền cần áp dụng biện pháp cưỡng chế thì dự án mới có mặt bằng để triển khai”, ông Trần Đình Lợi nói.
Theo ông Đỗ Quốc Phong – BQL dự án cải tạo xây dựng KTT cũ 30A Lý Thường Kiệt, hiện tại, chỉ có 3 trong số 15 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng, 12 hộ vẫn khóa cửa, sống ở nơi khác.
“Chúng tôi đã tìm hiểu và được biết, các hộ này đều có nhà riêng chứ không phải không có nhà ở. Đối với 3 hộ còn lại, chúng tôi đã nhiều lần cảnh báo về mức độ an toàn, vì phần lớn khu nhà này đã được tháo dỡ, phần còn lại đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể sập đổ bất cứ lúc nào”, ông Phong cho hay.
Theo ông Phong, đây là dự án xã hội hóa, cải tạo chung cư chứ không phải dự án thương mại thuần túy. Vì không có mặt bằng thi công, dự án bị chậm tiến độ kéo theo rất nhiều khoản phát sinh.
“Tiền thuê nhà cho mỗi hộ dân là 5 triệu đồng/tháng; thuê mặt bằng cho 5 tổ chức, cơ quan hoạt động, một tháng, chủ đầu tư mất hàng tỷ đồng. Dự án chậm tiến độ thêm ngày nào, người dân và chủ đầu tư khổ thêm ngày đó. Chủ trương của Nhà nước là cởi trói, tạo điều kiện tốt nhất cho chủ đầu tư, nhất là những dự án xã hội hóa phi lợi nhuận. Tuy nhiên, thực trạng nhiều năm qua của dự án này có lẽ là bức tranh trái ngược với tinh thần mà Nhà nước đang khuyến khích đổi mới”, ông Phong cho hay.
Không chỉ các hộ dân, 5 tổ chức, cơ quan cũng nhiều lần có đơn kiến nghị TP áp dụng biện pháp cưỡng chế để dự án sớm được triển khai.
Theo Thái Bình (VNN)
Bắt đầu thanh tra việc chuyển đổi "đất vàng" ở TPHCM
Thanh tra Chính phủ vừa công bố Quyết định thanh tra công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghệ, khu đô thị; việc chuyển đổi nhà - đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác; việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước tại UBND TPHCM.
Ông Đặng Công Huẩn - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra (Ảnh: TTCP).
Đoàn thanh tra liên ngành gồm 23 thành viên, là cán bộ của các cục, vụ của Thanh tra Chính phủ và chuyên viên, thanh tra viên chính của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ông Lê Sỹ Bảy - Vụ trưởng Vụ I (Thanh tra Chính phủ) làm trưởng đoàn thanh tra.
Theo quyết định của Thanh tra Chính phủ, thời gian thanh tra là 70 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định, không tính ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định. Thời kỳ thanh tra từ năm 2010 đến 31/12/2016. Trong quá trình thanh tra nếu có nội dung liên quan đến trước và sau thời kỳ thanh tra, đoàn Thanh tra có thể yêu cầu cung cấp tài liệu, hồ sơ để làm rõ.
Đồng thời, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng đã thành lập tổ giám sát hoạt động của đoàn thanh tra gồm 3 thành viên do ông Dương Văn Phấn- Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Thanh tra Chính phủ) làm tổ trưởng.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn khẳng định đây là cuộc thanh tra theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2017. Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã làm việc với Kiểm toán Nhà nước để thống nhất nội dung thanh tra nhằm hạn chế hiện tượng chồng chéo trong thực hiện kế hoạch thanh tra, cũng như bảo đảm không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của đối tượng thanh tra. Thông qua thanh tra sẽ từng bước giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân, công dân liên quan đến quy hoạch, xây dựng, môi trường, nhà đất công, tái cơ cấu doanh nghiệp, quản lý vốn nhà nước.
Ông Huẩn yêu cầu trưởng đoàn thanh tra và các thành viên phải thực hiện nghiêm các quy định pháp luật, kỷ luật phát ngôn, bảo mật thông tin. Đồng thời đề nghị Chủ tịch UBND TPHCM có văn bản phân công đầu mối làm việc với đoàn Thanh tra; chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, văn bản, số liệu để bảo đảm tiến độ, chất lượng cuộc thanh tra.
Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh đây là các nội dung thanh tra được dư luận quan tâm, được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thanh tra, hầu hết đều có tính chất phức tạp liên quan đến hàng loạt quy định pháp luật về nhà đất, quy hoạch, xây dựng, môi trường, cổ phần hóa, thoái vốn, tài chính... nên cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn của UBND TPHCM với đoàn thanh tra.
Trong khi đó, lãnh đạo UBND TPHCM đã phân công Phó Chủ tịch UBND TPHCM Huỳnh Cách Mạng và Chánh Thanh tra TPHCM Nguyễn Long Tuyền là đầu mối trực tiếp làm việc với trưởng đoàn thanh tra, các thành viên đoàn thanh tra. Quan điểm của lãnh đạo UBND TPHCM là nghiêm túc chấp hành pháp luật, phối hợp tốt với Thanh tra Chính phủ để thực hiện thanh tra có chất lượng tốt nhất đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;, làm rõ các vướng mắc, bất cập về đất đai, xây dựng, quy hoạch, môi trường, quản lý vốn, cổ phần hóa để minh bạch hóa môi trường đầu tư, bảo đảm sự phát triển bền vững của TP.
Theo kế hoạch thanh tra năm 2017 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra việc chuyển đổi đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại Hà Nội, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Cần Thơ và TPHCM.
Thế Kha
Theo Dantri
Di dời Nhà máy xe lửa Gia Lâm: 20 ha "đất vàng" sẽ làm gì? Đại diện các sở ngành Hà Nội kiến nghị, sau khi di dời Nhà máy xe lửa Gia Lâm, 20 ha "đất vàng" nằm giữa trung tâm quận Long Biên sẽ chuyển đổi chức năng đất công cộng, xây dựng bảo tàng ngành đường sắt... Quận Long Biên vừa kiến nghị TP Hà Nội chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng...