Giữa thành phố, dân phải dùng nước bẩn kinh hoàng
Đó là thực trạng diễn ra nhiều năm nay khiến người dân phường Đông Lương (TP.Đông Hà, Quảng Trị) bức xúc. Trớ trêu thay, nguyên nhân vụ việc xuất phát từ bất đồng quan điểm của đơn vị thi công và vận hành, khiến người dân phải chịu trận.
Mất tiền mua nước bẩn
Khu phố 1, phường Đông Lương nằm trong khu đô thị mới nam TP.Đông Hà, thuộc loại sầm uất bậc nhất thành phố trẻ này. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, cư dân sống trong những ngôi nhà khang trang lại mang nỗi lo về sức khỏe do nguồn nước máy kém chất lượng. Cụ thể, người dân bỏ tiền mua nước sạch nhưng phải dùng nước bẩn để sinh hoạt, ăn uống. Nước máy nơi đây cứ vài ba tuần lại có tình trạng đỏ ngầu, bốc mùi tanh khó chịu… Nếu muốn có nước để phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt thì người dân phải đi mua nước bình hoặc phải lắp thêm hệ thống lọc mới dám dùng.
Nước bẩn đe dọa sức khỏe người dân phường Đông Lương. Ảnh: Ngọc Vũ
Ông Trần Bình Trọng (Khu phố 1, Đông Lương, Đông Hà) cho biết: “Chúng tôi phải lắp đặt thêm các thiệt bị lọc mới dám dùng nước sinh hoạt. Cứ 2 đến 3 tuần người dân phải thay ống lọc một lần, rất tốn kém”. Còn ông Phạm Hồng Thanh (Trưởng Khu phố 1, Đông Lương, Đông Hà) cho hay, trên địa bàn có 250 hộ dân bị ảnh hưởng do tình trạng nước kém chất lượng. Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Trị nhưng không được giải quyết.
Dùng dằng bàn giao
Theo tìm hiểu của PV NTNN, đường ống dẫn nước đến cư dân khu phố 1, Đông Lương do Trung tâm Phát triển quỹ đất của tỉnh Quảng Trị quản lý suốt 10 năm qua. Cuối tháng 7.2016, UBND tỉnh Quảng Trị đã có 2 quyết định điều chuyển các hệ thống cấp nước sinh hoạt do trung tâm quỹ đất tỉnh đầu tư xây dựng (hình thành từ nguồn ngân sách tỉnh) sang Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Trị quản lý, sử dụng. Vậy nhưng, đến nay việc bàn giao vẫn dậm chân tại chỗ vì giữa hai đơn vị chưa thống nhất về quan điểm.
Ông Nguyễn Trí Hữu- Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị đã nhiều lần đề nghị bàn giao nhưng phía công ty nước sạch không nhận với lý do là công ty đã cổ phần hóa. Theo ông Hữu, Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Trị đã kinh doanh, thu tiền nước sạch của dân nên khi đường ống hư hỏng, nước bẩn thì phải sửa.
Trả lời báo chí, ông Lê Thành Ty – Phó Giám đốc Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Trị cho biết, hệ thống đường ống dẫn nước bằng vật liệu thép, qua nhiều năm sử dụng bị gỉ sét là nguyên nhân làm cho nước ở khu vực trên bị đục, bẩn. Còn ông Đào Bá Hiếu-Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Nước sạch Quảng Trị cho hay, cuối năm 2016, công ty đã gửi 2 văn bản đến Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh Quảng Trị đề nghị phối hợp sửa chữa, thay thế đường ống sắt ở khu vực phường Đông Lương nhưng không nhận được hồi âm.
Video đang HOT
Vị lãnh đạo này cho rằng, nếu muốn công ty nhận bàn giao hệ thống dẫn nước trên thì phải có một đơn vị độc lập thẩm định, xác định giá trị công trình là bao nhiêu để công ty phát hành cổ phiếu ra thị trường nhằm tăng giảm vốn. “Chúng tôi là công ty cổ phần nên không thể nhận bàn giao ngang như vậy được” – ông Hiếu nói. Theo ông Hiếu, bàn giao theo dạng sang tay, không hoàn trả tiền thì khá dễ nhưng bàn giao mà phía công ty phải trả tiền giá trị còn lại cho phía trung tâm quỹ đất thì phải nhiều thủ tục vì liên quan đến việc tăng vốn của công ty, và minh bạch với cổ đông, sàn chứng khoán.
Lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị đã phúc đáp 2 công văn của Công ty cổ phần Nước sạch và thống nhất để công ty sửa chữa, thay thế đường ống. Trong khi đó, ông Nguyễn Quân Chính – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, sẽ đi kiểm tra vấn đề nước bẩn tại phường Đông Lương để tìm cách giải quyết sớm nhất.
Theo Danviet
Gần một nghìn người căng mình "giải cứu" hồ Tây
Đến chiều 4/10, mặt nước hồ Tây đã gần trở lại bình thường, cá chết vẫn trôi dạt nhưng số lượng rất ít. Trước sự cố môi trường cấp thiết, thành phố Hà Nội huy động gần một nghìn người thuộc nhiều lực lượng khác nhau tham gia vớt cá chết, phun khử trùng, rửa đường... "giải cứu" hồ Tây.
Chiều 4/10 mặt nước hồ Tây đã gần trở lại bình thường, lượng cá chết trôi dạt vào bờ gần như không còn. Ven bờ Tây và Nam, hàng loạt thiết bị tạo oxy đã được lắp đặt hoạt động liên tục nhằm cải thiện tạm thời môi trường nước cho các loài thủy sinh.
Rất nhiều lực lượng được huy động nhằm bảo vệ và khắc phục khẩn trương môi trường cho hồ Tây. Trong ảnh, lực lượng tự quản của phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) tham gia làm sạch mặt nước.
Bầu không khí khẩn trương, tích cực bao trùm khu vực cá trôi dạt. Lực lượng của các phường, quận phối hợp cùng lực lượng chức năng của thành phố, quân đội cùng tham gia vớt cá chết và rác ra khỏi lòng hồ.
Trong khi đó, đã từ nhiều ngày nay liên tục gần 30 xuồng máy cùng hàng trăm chiến sỹ thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô liên tục quần thảo trên mặt hồ tìm vớt xác cá trôi dạt.
Trong ngày 4/10 có gần 200 cán bộ chiến sỹ của Ban chỉ huy quân sự các quận, huyện thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô túc trực cùng nhiều lực lượng chuyên môn khác giải quyết khối lượng công việc rất lớn nhằm làm sạch hồ Tây nhanh nhất có thể.
Liên tục hàng trăm lượt xuồng máy ra vào vận chuyển xác cá ra khỏi lòng hồ.
Các công nhân môi trường cùng xe chở rác túc trực chờ thu gom cá để chuyển đi. Đã có thời điểm toàn bộ số xe chở rác của quận Tây hồ được huy động tới hồ Tây.
Những giọt mồ hôi trên gương mặt người lính.
Trung tâm Y tế quận Long Biên và Tây Hồ được điều động ngay từ những ngày đầu xảy ra hiện tượng cá chết, phun thuốc khử trùng các chuyến xe chở các và khu vực lân cận.
Những chuyến xe chở cá mang đi tiêu hủy.
Sau đó, công nhân môi trường phun nước làm sạch cùng với khử trùng những nơi xác cá đi qua.
Sau những nỗ lực liên tục, mặt hồ Tây đã gần như không còn xác cá chết.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Nhìn cảnh "tắm" rau trong mương nước bẩn này, ai dám ăn? Thông tin rau xanh được người dân ở hai xã Yên Phú và Yên Hòa huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên "xử lý" trong các ao, hồ nước đen kịt và bốc mùi hôi thối, PV đã đến hiện trường để "tận muc sơ thi". Sau khi đi khảo sát một vòng địa bàn xã Yên Phú, chúng tôi dừng lại ở khu...