Giữa tâm dịch tả lợn châu Phi bùng phát, chọn thịt lợn sạch như thế nào?
Dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng bùng phát mạnh trên khắp tỉnh thành cả nước. Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã ra hướng dẫn người dân cách chọn thịt lợn sạch cho bữa ăn đảm bảo sức khỏe cả gia đình.
Ăn thịt lợn mắc dịch tả châu Phi có bị lây bệnh không?
Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) cho biết, dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm do một loại virus trong máu, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh gây ra. Đặc điểm của bệnh này là lây lan rất nhanh trên loài lợn và ở mọi loại lợn với tỷ lệ chết 100%.
Không giống như cúm lợn, tả lợn châu Phi không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Điều đó nghĩa là nếu ăn phải thịt lợn mắc dịch tả châu Phi thì người ăn cũng không mắc bệnh tả này.
Ăn chín, uống sôi tuyệt đối không ăn đồ tái, tiết canh sống là cách để bạn và gia đình an toàn vượt qua tâm dịch tả lợn châu Phi.
Tuy nhiên, theo phó giáo sư Nguyễn Bá Hiên (Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam), tả lợn không gây bệnh trên người nhưng lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt.
Lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn… Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi con người ăn tiết canh, ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín kĩ.
Khi lợn mắc bệnh tai xanh, liên cầu khuẩn tồn tại trong miệng và mũi con vật sẽ bùng lên. Người bị trầy xước hoặc có vết thương, tiếp xúc với lợn bệnh sẽ bị vi khuẩn xâm nhập. Người bệnh thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết ở một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc tiêu hóa, nặng hơn là viêm màng não.
Video đang HOT
Cách chọn thịt lợn sạch giữa tâm dịch tả lợn châu Phi
Để chọn thịt lợn an toàn, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) hướng dẫn người dân cách nhận biết thịt nhiễm dịch tả lợn châu Phi:
Lợn bị nhiễm dịch tả châu Phi có các nốt xuất huyết nằm dưới da, trên vành tai trông giống như vết muỗi đốt. Bốn chân, bụng, ngực của lợn có màu tím xanh. Khi mổ ra, lợn tả có dịch lẫn máu ở bụng và khoang ngực. Toàn bộ nội tạng, cơ thể đều xuất huyết, lá lách phình to, hạch bạch huyết lớn, phổi không bị xẹp, khí quản dính máu, chứa nhiều bọt, thận xuất huyết, niêm mạc dạ dày loét, ruột tắc và chứa máu.
Có thể nhận biết thịt lợn nhiễm dịch tả bằng mắt thường. Nếu thịt có màu lạ như nâu, xám, đỏ thâm, xanh nhạt, phần bì lấm chấm xuất huyết, tai lợn bị tím, khi chạm tay thấy chảy nhớt, rỉ nước… thì là thịt ôi hoặc thịt lợn mắc bệnh.
Thịt lợn khỏe mạnh có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng sáng, da không có các đốm hay các vết khác thường, ngón tay ấn vào không bị lõm hay rỉ nước.
Hiện nay, nhiều nơi sau khi xác nhận có lợn nhiễm dịch tả, các chủ cơ sở vẫn làm thịt lợn, sau đó sơ chế, tẩm ướp hóa chất, bán cho người tiêu dùng.
Bởi vậy, dịch tả lợn châu Phi không đáng sợ đối với sức khỏe của con người, điều quan trọng là người dân phải điều chỉnh chế độ ăn uống, nên ăn chín và uống sôi, không nên ăn thịt tái, ăn tiết canh.
Đông Phong
Theo thoidai
Dịch tả lợn châu Phi lây lan khắp thế giới như thế nào
Đã có 20 quốc gia ghi nhận xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Trung Quốc.
Tả lợn châu Phi là bệnh xuất huyết dễ lây lan ở lợn mọi độ tuổi. Virus có độc lực cao, gây sốt cao, chán ăn, xuất huyết da và nội tạng. Tỷ lệ tử vong của lợn nhiễm bệnh có thể lên tới 100%. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết dịch tả lợn hiện không có vắcxin và không thể chữa.
Theo ARCGIS, tả lợn châu Phi được phát hiện lần đầu ở Kenya năm 1921 và nhanh chóng lan sang các quốc gia châu Phi khác. Năm 1957, dịch tấn công Bồ Đào Nha. Đây là lần đầu tiên tả lợn châu Phi ảnh hưởng đến châu lục khác song lập tức được kiểm soát.
Ba năm sau, tả lợn châu Phi lại trỗi dậy ở Bồ Đào Nha với quy mô lớn. Từ đây, bệnh lan sang Tây Ban Nha, Pháp, Italy, Malta, Bỉ, Hà Lan rồi vượt đại dương đến Trung và Nam Mỹ (Cuba, Cộng hòa Dominica, Haiti, Brazil).
Năm 2007, tả lợn châu Phi vào Georgia qua cảng và lan sang các nước láng giềng như Armenia và Azerbaijan. Cuối năm đó, dịch xâm nhập Nga qua những con lợn rừng mắc bệnh ở biên giới với Georgia. Ban đầu, dịch chỉ ảnh hưởng đến quần thể lợn rừng phía nam nước này, sau đó lây sang lợn nuôi. Từ năm 2009 đến 2011, Nga trải hai đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi.
Tháng 7/2012, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) nhận báo cáo của Ukraine về lần đầu tiên dịch xuất hiện trên lợn nuôi. Tháng 6/2013, đến lượt Belarus bị ảnh hưởng.
Từ năm 2014 đến 2015, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục xuất hiện ở các nước châu Âu nhưng chủ yếu ảnh hưởng tới lợn rừng. Năm 2017, dịch lan sang hai nước mới là Czech và Romania.
Ảnh: Reuters.
Theo thống kê của OIE, tính từ năm 2017 đến ngày 18/2/2019, đã có 20 quốc gia báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi, trong đó nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Trung Quốc - nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới.
Tháng 8/2018, Trung Quốc phát hiện ổ dịch đầu tiên tại tỉnh Hắc Long Giang. Đến cuối tháng 2/2019, Trung Quốc có 105 ổ dịch tại 25 tỉnh, nhiều ổ dịch nằm tại tỉnh Vân Nam và Quảng Đông, ngay gần biên giới với Việt Nam. Tổng cộng, Trung Quốc đã tiêu hủy hơn 950.000 con lợn.
Thịt lợn được sản xuất và tiêu thụ rất nhiều tại các nước châu Á nên gần như chắc chắn virus tả lợn sẽ xâm nhập vào các nước khác trong khu vực.
Tại Việt Nam, ngày 19/2, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thông báo phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Ngày 5/3, cơ quan chức năng cho biết 202 hộ tại 7 tỉnh thành có dịch, 4.200 con lợn bị tiêu hủy.
Không giống như cúm lợn, dịch tả lợn châu Phi không đe dọa trực tiếp sức khỏe con người. Theo phó giáo sư Nguyễn Bá Hiên từ Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tả lợn không gây bệnh trên người nhưng có thể lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt. Lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn... Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi ăn tiết canh, ăn thịt heo bệnh, chưa nấu chín kỹ.
Khi lợn mắc bệnh tai xanh, liên cầu khuẩn tồn tại trong miệng, mũi con vật sẽ bùng lên. Người bị trầy xước hoặc có vết thương, tiếp xúc với lợn bệnh sẽ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi nhiễm khuẩn, người bệnh thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết ở một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc tiêu hóa, nặng hơn là viêm màng não.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Thú y, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, cho biết cách phòng trị tả lợn châu Phi hiệu quả nhất là vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn côn trùng và loài gặm nhấm vì chúng có thể mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.
Không mua bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh, thịt lợn bệnh. Mua thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng thức ăn thừa, thức ăn chưa nấu chín.
Minh Nguyên
Theo VNE
Thủ tướng chỉ đạo cấp bách khống chế Dịch tả lợn châu Phi Trước diễn biến phức tạp của Dịch tả lợn châu Phi, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ra Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch này. Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), đến nay đã có 20 quốc gia xuất hiện bệnh Dịch tả...