Giữa rừng mỹ nam, Võ Tắc Thiên chỉ sủng ái người đàn ông này
Cuộc đời nữ hoàng đế duy nhất Trung Quốc Võ Tắc Thiên gắn liền với không ít những người đàn ông, nhưng có lẽ chỉ một người duy nhất để lại trong lòng bà nhiều tiếc nuối.
Hình tượng Võ Tắc Thiên trong phim truyền hình Trung Quốc.
Theo Qulishi, sử sách Trung Quốc chép lại rằng, Võ Tắc Thiên là một người đàn bà mạnh mẽ, tự coi mình là rồng chứ không phải là phượng.
Nữ hoàng đam mê “ trai đẹp”
Bà lập cho mình hậu cung giống như các đấng quân vương trong lịch sử gọi là Khổng Hạc Phủ. Hậu cung của Võ Tắc Thiên dĩ nhiên không có nữ giới mà đều là đấng mày râu tướng mạo phi phàm khôi ngô tuấn tú, những văn nhân thanh cao học rộng tài cao.
Tất cả đều có điểm chung là tranh giành sủng ái của Võ hậu, vì thế mà ghen ghét đố kỵ lẫn nhau. Và để làm đẹp lòng người tình, tất nhiên không thể không sử dụng đến các thủ đoạn của riêng mình… Đây là những cảnh tượng chưa từng có và là duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Tuy rất sủng ái những người được bố trí chốn hậu cung nhưng cũng không vì thế mà bà dung túng. Vì Võ Tắc Thiên bản tính quyết đoán, bạo tàn nên rất ít bá quan văn võ có ý kiến với bà về việc này.
Nổi bật nhất trong đội ngũ mỹ nam hùng hậu của Võ Tắc thiên là hai huynh đệ Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông.
Trương Dịch Chi chính là người quản lý Khổng Hạc Phủ, giúp cho những mỹ nam ở hậu cung ngày càng được nữ hoàng sủng ái, hầu hạ chuyện phòng the và cả đàn hát.
Cho đến năm 70 tuổi, nữ hoàng Võ Tắc Thiên vẫn ngày đêm lui đến Khổng Hạc Phủ, khiến các quan trong triều hết sức lo lắng. Họ lo ngại rằng nữ hoàng tuổi đã cao, nếu gặp chuyện chẳng lành thì đất nước sẽ rối loạn.
Nữ hoàng Võ Tắc Thiên là người đam mê “trai đẹp”. Ảnh minh họa.
Nhưng trong suốt triều đại nhà Võ Chu, chỉ có duy nhất một người đàn ông dám đứng lên can ngăn, phản bác lại quan điểm của nữ hoàng, tác động lớn đến Võ Tắc Thiên cũng như tương lai của đất nước.
Người duy nhất chi phối được Võ Tắc Thiên
Địch Nhân Kiệt, tự Hoài Anh, là tể tướng nhà Võ Chu do Võ Tắc Thiên lập ra. Ông nổi tiếng bởi sự ngay thẳng chính trực và tài năng xuất chúng.
Dưới thời vua Đường Cao Tông, Địch Nhân Kiệt đã được thăng đến chức Đại Lý Thừa, cai quản toàn bộ chuyện lập pháp của đất nước.
Khi Võ Tắc Thiên xưng đế, lập nhà Võ Chu, Địch Nhân Kiệt nhanh chóng được chức quan lớn, tương đương với tể tướng.
Một lần, Võ Tắc Thiên cố ý muốn thử Địch Nhân Kiệt nên đã gọi ông đến và nói: “Thành tích của ngươi không tệ, tuy nhiên có người nói xấu ngươi trước mặt ta, ngươi có muốn biết người đó là ai không?”
Video đang HOT
Địch Nhân Kiệt nói: “Nếu như bệ hạ cho rằng thần sai ở chỗ nào thì thần đương nhiên sẽ thay đổi. Còn nếu như bệ hạ biết rõ thần không phạm sai lầm gì thì đó chính là may mắn của thần. Vì thế, ai nói xấu gì thần, thần cũng không muốn biết và cũng chẳng cần phải biết”.
Ở thời điểm đó, trong triều nổ ra mâu thuẫn giữa các quan, Địch Nhân Kiệt bị tố có âm mưu làm phản, theo lý phải chịu tội chết. Nhưng trái ngược với tính cách hung bạo, Võ Tắc Thiên chỉ giáng ông xuống làm huyện lệnh.
Hình tượng nữ hoàng Võ Tắc Thiên trong phim truyền hình Trung Quốc.
Nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên sau đó lại điều ông đi chống giặc Khiết Đan, giúp ông lập đại công để có cớ đưa trở lại triều.
Năm 698, hai cháu trai bên nhà ngoại của Võ Tắc Thiên là Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư nhiều lần phái người tới gặp và thuyết phục nữ hoàng cho mình làm thái tử, với lý do tiếp nối và củng cố dòng tộc nhà họ Võ.
Trong lúc Võ Tắc Thiên còn phân vân, Địch Nhân Kiệt đã can thiệp và nói: “Nếu như bệ hạ lập con của mình làm thái tử thì ngàn vạn năm sau vẫn có thể được con cháu thờ phụng trong thái miếu, còn lập cháu ngoại làm thái tử thì từ xưa tới nay, chưa từng nghe có người cháu nào lên ngôi lại thờ phụng cô của mình trong thái miếu cả”.
Võ Tắc Thiên nghe xong cảm thấy rất khó chịu: “Đây là việc riêng của trẫm, khanh đừng có xen vào làm gì”. Nhưng với thái độ cương quyết của Địch Nhân Kiệt, Võ Tắc Thiên về sau cũng phải miễn cưỡng đồng ý, cho triệu hồi Đường Trung Tông Lý Hiển về cung làm thái tử.
Tin tưởng tể tướng Địch Nhân Kiệt, Võ Tắc Thiên lại nhờ ông tiến cử người tài. Trước khi qua đời vào năm 700, Địch Nhân Kiệt đã tiến cử nhiều người tài, như Trương Giản Chi, Diêu Sùng, Hoàn Ngạn Phạm và Kính Huy.
Nổi bật nhất trong số này là Trương Giản Chi, người sau này trở thành tể tướng, phát động cuộc chính biến, đưa Đường Trung Tông Lý Hiển trở lại ngôi vua thay cho Võ Tắc Thiên. Các sử gia hiện đại từng hết lời ca ngợi vai trò của Địch Nhân Kiệt, nói ông chính là người đã gián tiếp khôi phục lại tông thất nhà Đường.
Chiếm trọn tình cảm của nữ hoàng?
Theo Qulishi, các học giả Trung Quốc hiện đại đặt nghi vấn về mối tình bí mật giữa nữ hoàng Võ Tắc Thiên và tể tướng Địch Nhân Kiệt. Bởi sự tín nhiệm và lòng tin của nữ hoàng dành cho ông là duy nhất, không một vị đại thần nào sánh bằng.
Ảnh minh họa.
Sử sách chép lại, Võ Tắc Thiê thường gọi Địch Nhân Kiệt là “quốc lão” một cách rất thân mật. Nhiều lần Địch Nhân Kiệt còn tranh cãi tay đôi với nữ hoàng mà không lo bị mất đầu. Vì lý do tuổi già, có những lần Địch Nhân Kiệt muốn xin về quê nhưng Võ Tắc Thiên nhất quyết không cho.
Ngoài ra, mỗi lần diện kiến Võ Tắc Thiên, tể tướng nhà Võ Chu cũng không cần phải quỳ lạy. “Nhìn ông quỳ, người trẫm lại thấy đau”, cuốn Tư trị thông giám có chép lại lời nói của Võ Tắc Thiên.
Nữ hoàng cũng lệnh cho các tể tướng khác không được làm phiền ông nếu không có chuyện hệ trọng. Cũng trong năm này, bệnh cũ tái phát nên cuối cùng Địch Nhân Kiệt mất vào mùa thu. Võ Tắc Thiên khi đó vô cùng tiếc thương và nói: “Triều đình từ nay trống không”.
Việc nữ hoàng tin tưởng một vị đại thần như vậy khiến chính là nguyên nhân khiến các học giả đặt giả thuyết rằng, Võ Tắc Thiên đã ngầm dành tình cảm cho tể tướng Địch Nhân Kiệt.
Tuy nhiên, các tài liệu lịch sử không hề nêu rõ mối quan hệ giữa hai người nên điều này cho đến nay vẫn chỉ là phỏng đoán.
Theo Danviet
Nữ hoàng TQ Võ Tắc Thiên đánh chiếm bán đảo Triều Tiên thế nào?
Võ Tắc Thiên nổi tiếng bởi khả năng nhìn xa trông rộng, biết trọng dụng người tài và một trong những lựa chọn của bà đã giúp Trung Quốc kiểm soát vùng đất vốn thuộc Triều Tiên cho đến tận ngày nay.
Cảnh quay trong bộ phim về nữ hoàng Võ Tắc Thiên.
Theo Qulishi, một trong những sự lựa chọn sáng suốt nhất của nữ hoàng Võ Tắc Thiên là Lý Thế Tích (594 - 669), một trong các danh tướng nổi bật nhất của nhà Đường.
Thuở ban đầu, Lý Thế Tích theo thủ lĩnh Lý Mật nổi dậy chống lại triều Tùy. Sau khi nhà Đường thành lập, ông đi theo Lý Mật đầu hàng triều Đường.
Với những công lao đóng góp cho nhà Đường ngay từ những ngày đầu tiên, Đường Cao Tổ đã ban cho ông họ Lý của hoàng tộc nhà Đường, thay cho họ Từ.
Nổi lên dưới thời Võ Tắc Thiên
Dưới thời vua Đường Thái Tông, Lý Thế Tích được xếp vào một trong 24 đại công thần có đóng góp lớn nhất đối với nhà Đường.
Ông trở thành cánh tay đắc lực dẹp loạn do hoàng tử Lý Hựu và thái tử Lý Thừa Càn gây ra. Sau này, ông được thăng chức Đồng trung thư môn hạ tam phẩm, chức quan tương đương với tể tướng.
Năm 649, Đường Thái Tông biết mình lâm bệnh nặng, khó qua khỏi. Ông đã gửi lời nhắn nhủ đến thái tử Lý Trị: "Con không có ân huệ với Lý Thế Tích, nay ta sẽ phạt và đuổi ông ta đi. Nếu ông ta rời đi ngay, hãy cho ông ta một chức quan nhỏ. Nếu ông ta ngập ngừng thì phải giết ngay".
Hình tượng Võ Tắc Thiên trong phim truyền hình Trung Quốc.
Đường Thái Tông Lý Trị lên nắm quyền giáng Lý Thế Tích làm tổng quản Điệp Châu. Sau khi tiếp chỉ, Lý Thế Tích đã đi nhậm chức mà không do dự. Sau này, Lý Thế Tích được quay về triều nhưng không còn ảnh hưởng như trước.
Sử gia Trung Quốc hiện đại nhận định rằng qua sự kiện này thì có thể thấy Lý Thế Tích và Đường Thái Tông không thực sự tin tưởng lẫn nhau, do tài của Lý Thế Tích vượt quá mức mà Đường Thái Tông mong muốn.
Một giải thích khác là Đường Thái Tông muốn kiểm tra lòng trung thành của Lý Thế Tích. Trong lúc Đường Thái Tông còn sống, ông ta có thể quản lý được Lý Thế Tích; ông ta lo sợ rằng con của mình sẽ không làm được như vậy sau khi mình qua đời.
Dưới thời Đường Cao Tông, tên gọi "Thế" và "Dân" đều bị cấm, nên Lý Thế Tích chỉ được gọi là Lý Tích. Con đường thăng tiến của Lý Tích quay trở lại khi vua Đường Cao Tông không còn sủng ái Vương hoàng hậu, muốn phế hoàng hậu để đưa Võ Tắc Thiên thay thế.
Hầu hết các đại thần trong triều đều phản đối nhưng Lý Tích là một trong số ít những người im lặng. Khi Đường Cao Tông triệu Lý Tích đến để hỏi ý, Lý Tích đã nói: "Đó là gia sự của bệ hạ, hà tất phải hỏi người ngoài".
Một câu nói này đã giúp Đường Cao Tông có thêm "động lực" để ra quyết định, còn lệnh cho Lý Tích làm sứ giả nghi lễ thay thế hoàng hậu. Năm 660, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên nhanh chóng kiểm soát triều đình khi sức khỏe của Cao Tông yếu đi rõ rệt.
Đó là lúc mà bà thanh lọc các đại thần, những người ủng hộ như Lý Tích được thăng chức còn những người chống đối đều bị thanh trừng, cách chức.
Chinh phục bán đảo Triều Tiên
Dưới thời Võ Tắc Thiên, nhà Đường không ngừng mở mang bờ cõi.
Năm 666, chính biến xảy ra ở bán đảo Triều Tiên khi tể tướng Cao Câu Ly là Uyên Cái Tô Văn qua đời. Cuộc tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở bán đảo Triều Tiên giữa Uyên Nam Sinh và Uyên Nam Kiến.
Theo sách "A New History of Korea" của tác giả Lee Ki-baik, vào thế kỷ thứ 7, bán đảo Triều Tiên bị chia làm 3 quốc gia, trong đó nổi lên là Cao Câu Ly (Goguryeo), kiểm soát phần lớn bán đảo Triều Tiên, đặt thủ đô tại Bình Nhưỡng.
Uyên Nam Sinh, con trai cả của Uyên Cái Tô Văn đầu hàng nhà Đường và dâng nộp nhiều thành trì ở phía bắc Cao Câu Ly.
Năm 667, Võ Tắc Thiên giao nhiệm vụ cho Lý Tích lãnh đại quân 60.000 người đi đánh Cao Câu Ly. Uyên Nam Sinh là người dẫn đường quân nhà Đường tiến quân từ phía bắc. Ở phía nam bán đảo Triều Tiên, Võ Tắc Thiên chủ trương liên minh với vương quốc Tân La nhỏ bé, đồng thời tấn công Cao Câu Ly ở hai hướng.
Mùa thu năm 667, đại quân nhà Đường chiếm được vùng vùng đất đầu tiên của Cao Câu Ly là Tân Thành (nay là thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh).
Tuy nhiên, quân nhà Đường gặp trở ngại trước phòng tuyến của Cao Câu Ly dọc theo sông Áp Lục, cũng là biên giới Trung Quốc-Triều Tiên ngày nay. Gần một năm sau, sau khi trích trữ lương thảo, quân nhà Đường mới qua được sông để tiến quân thần tốc hướng đến thủ đô Bình Nhưỡng của vương quốc Cao Câu Ly.
Các tướng lĩnh Cao Câu Ly khi đó chủ trương đầu hàng nên đã mở cổng thành trong khi Uyên Nam Kiến vẫn kiên quyết chiến đấu và định tự sát nhưng không thành.
Đến cuối năm 668, liên minh nhà Đường-Tân La đã tiêu diệt hoàn toàn vương quốc Cao Câu Ly, thống nhất bán đảo Triều Tiên. Trên bán đảo Triều Tiên, nhà Đường lập An Đông đô hộ phủ với thủ phủ là Bình Nhưỡng.
Hướng tấn công của quân nhà Đường cùng liên minh Tân La nhằm vào vương quốc Cao Câu Ly.
Về phần Lý Tích, sau khi lập đại công, ông được nhà Đường trọng thưởng nhưng qua đời một năm sau đó ở tuổi 75.
Cuộc chinh phục bán đảo Triều Tiên của nữ hoàng Võ Tắc Thiên cũng chấm dứt kể từ đó. Gần một thập kỷ sau, vương quốc Tân La đơn phương hủy bỏ giao ước với nhà Đường, đem quân chiếm lại thủ phủ Bình Nhưỡng, đẩy quân Đường lui về Liêu Đông.
Ngày nay, Trung Quốc vẫn kiểm soát tỉnh Liêu Ninh và bán đảo Liêu Đông từ tay người Triều Tiên sau cuộc chiến tranh năm xưa.
Giới sử học hiện đại đánh giá, Võ Tắc Thiên đã thành công khi chủ trương liên minh với Tân La, đưa Lý Tích thống lĩnh đại quân chinh phục bán đảo Triều Tiên.
Nhưng nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc sau đó lại chuyển hướng tập trung quân sự sang Trung Á, để vương quốc Tân La thừa cơ chiếm lại thủ phủ Bình Nhưỡng.
Ở mặt trận Trung Á, năm 694, quân nhà Đường cũng thảm bại trước liên minh Tây Tạng-người Thổ khiến cho Võ Tắc Thiên mất quyền kiểm soát An Tây Đô hộ phủ (vùng Tân Cương) ngày nay.
Theo Danviet
Sự thật chuyện Võ Tắc Thiên cướp cả giang sơn từ tay chồng Võ Tắc Thiên được phác họa như một vị nữ hoàng chuyên quyền và độc đoán, nhưng có phải vì người chồng Đường Cao Tông quá yếu đuối, nhu nhược nên mới để giang sơn rơi vào tay hoàng hậu? Hình tượng Võ Tắc Thiên trong phim truyền hình Trung Quốc. Đường Cao Tông (628 - 683), tự Lý Trị là vị hoàng...