Giữa ồn ào vụ hơn 13 tỷ tiền từ thiện, Hoài Linh bỗng tiết lộ đang điều trị ung thư tuyến giáp: Loại ung thư này là gì, có nguy hiểm không?
Nam danh hài đã được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, nạo hạch cổ phải tuyến 2-3-4-5-6 vào ngày 15/10/2020. Sau phẫu thuật sức khoẻ của nam danh hài ổn định.
Hoài Linh tiết lộ đang điều trị ung thư tuyến giáp
Trao đổi với Tiền Phong vào ngày 25/5, đại diện của NSƯT Hoài Linh tiết lộ rằng vào khoảng cuối tháng 9/2020, nam danh hài đã phát hiện một số bất thường ở tuyến giáp. Sau đó, anh đã được đưa vào Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM để thăm khám.
Tại đây, Hoài Linh đã được chỉ định siêu âm tuyến giáp để chẩn đoán u ác của tuyến giáp. Theo kết quả mà bệnh viện này cung cấp cho thấy, Hoài Linh được chẩn đoán hạch cổ phải theo dõi thứ phát và phù nề phần mềm tại vị trí tuyến giáp.
Vào ngày 24/9, các bác sĩ làm xét nghiệm mô bệnh học của Hoài Linh, kết quả cho thấy, hạch cổ nhóm II của Hoài Linh bị di căn 3/5 hạch cổ, trong khi hạch cổ nhóm VI di căn 2 hạch. Sau đó, các bác sĩ Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM yêu cầu theo dõi ung thư giáp thuỳ phải di căn hạch cổ phải và chỉ định mổ cắt toàn bộ tuyến giáp.
Theo thông tin mà phía đại diện của Hoài Linh chia sẻ, nam danh hài đã được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, nạo hạch cổ phải tuyến 2-3-4-5-6 vào ngày 15/10/2020. Sau phẫu thuật sức khoẻ của nam danh hài ổn định.
Nghệ sĩ Hoài Linh cho biết, đến ngày 19/10 anh thực hiện xạ trị lần 1 và phải nằm điều trị, nghỉ ngơi 2 tuần. Đến ngày 13/4/2021 trước khi định thực hiện một chuyến từ thiện, Hoài Linh vào thuốc lần 2 và cũng phải điều trị 2 tuần.
Nam danh hài đã được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, nạo hạch cổ phải tuyến 2-3-4-5-6 vào ngày 15/10/2020.
Thông tin nam danh hài nổi tiếng đang phải điều trị ung thư tuyến giáp nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả. Đặc biệt đây là giai đoạn có rất nhiều tranh cãi trái chiều liên quan đến khoản tiền hơn 13 tỷ đồng mà các mạnh thường quân đóng góp để Hoài Linh làm từ thiện cho người dân miền Trung trong cơn bão lũ vừa qua. Với những người yêu thương nam danh hài, thông tin Hoài Linh mắc bệnh ung thư thực sự khiến họ lo lắng.
Video đang HOT
Với những người yêu thương nam danh hài, thông tin Hoài Linh mắc bệnh ung thư thực sự khiến họ lo lắng.
Bệnh ung thư tuyến giáp là gì, có nguy hiểm không?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm phía trước cổ và quan trọng nhất trong cơ thể. Tuyến giáp tiết ra hormone và được vận chuyển đến các tế bào cơ thể thông qua các mạch máu và giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp môi trường, giữ cho não luôn minh mẫn, tim đập đều… Nếu bộ phận này phải hoạt động quá mức, nó sẽ trở nên suy yếu và không tiết đủ hormone cho các tế bào cơ thể, gây nên một biến chứng như cholesterol tăng cao, gây ra bệnh tim, mệt mỏi, tăng cân, trầm cảm, táo bón…
Ngược lại, nếu tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone thì sẽ dẫn tới tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức và gây ra các triệu chứng bao gồm: tăng cân, không chịu được nóng, dễ cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi…
Cả hai tình trạng suy giảm hoặc hoạt động quá mức của tuyến giáp nếu không được điều trị kịp thời mà kéo dài… thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng tuyến giáp, thậm chí có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi những tế bào bình thường ở tuyến giáp biến đổi thành những tế bào bất thường và phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể.
Ung thư tuyến giáp có nhiều loại, phổ biến nhất là ung thư tuyến giáp nhú, thể tủy, thể không biệt hóa, trong đó thể tủy và thể không biệt hóa có tiên lượng xấu hơn. Nhưng nhìn chung, ung thư tuyến giáp, đặc biệt là thể biệt hoá là bệnh ung thư tiên lượng rất tốt.
Dấu hiệu ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp thường không có triệu chứng rõ ràng ngay từ ban đầu khi bệnh mới xuất hiện. Vì vậy, người bệnh sẽ rất khó nhận biết. Trong một số ít trường hợp, ung thư tuyến giáp có các triệu chứng đầu tiên là khối u thứ cấp trong xương hoặc phổi sau khi ung thư đã lan tràn ra ngoài tuyến giáp.
Ở giai đoạn sớm, ung thư có thể không gây ra triệu chứng. Khi có triệu chứng, các triệu chứng thường gặp là:
- Đau ở cổ, có thể lan lên tai
- Khối u ở cổ, có thể phát triển nhanh hay chậm
- Khó nuốt
- Khàn giọng hay tắt tiếng
- Khó thở
- Ho kéo dài
Vì không có triệu chứng đặc trưng rõ ràng nên việc phòng ngừa ung thư tuyến giáp là tương đối khó. Nếu muốn biết mình có nguy cơ cao bị các loại ung thư tuyến giáp có tính di truyền, bạn nên đi làm xét nghiệm máu. Những người nào được phát hiện có nguy cao bị ung thư, có thể cần phải cắt bỏ tuyến giáp để phòng ung thư dù là chưa có triệu chứng gì cả.
Những ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao nhất?
Cần lưu ý rằng, không chỉ những người thường xuyên duy trì chế độ ăn thiếu I-ốt mới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết hình cánh bướm nằm ở cổ, có vai trò điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn, có thể gây ra các bệnh cường giáp, suy giáp, đa nhân tuyến giáp, u bướu lành tuyến giáp và ung thư tuyến giáp.
Những yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến giáp
Tại Việt Nam, theo một số thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng trên 4,6 triệu người mắc u nhân tuyến giáp, trong đó, có 2% là u ác tính. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới.
Bên cạnh đó, theo các bác sĩ Bệnh viện K, ung thư tuyến giáp còn có những yếu tố nguy cơ sau:
- Yếu tố phóng xạ: Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu. Ví dụ điển hình nhất là những người có tiền sử xạ trị ở vùng cổ sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao. Trong lịch sử, các nhà khoa học cũng thống kê được rằng, các yếu tố ung thư tuyến giáp tăng lên sau các tai nạn hạt nhân như vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản, trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
- Chế độ ăn thiếu i-ốt: Người ta nhận thấy rằng, nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp tăng lên ở những vùng có chế độ ăn thiếu i-ốt.
- Tiền sử bệnh tuyến giáp: Ở những người có tiền sử mắc một số bệnh về tuyến giáp, chẳng hạn như viêm, u tuyến giáp có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn người bình thường.
- Đột biến gen: Trong các nghiên cứu về ung thư tuyến giáp, người ta thấy rằng, 50% bệnh nhân có hiện tượng đột biến gen. Cùng với đó, có đến 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có liên quan đến yếu tố gia đình (có người trong nhà bị ung thư tuyến giáp). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào cho thấy ung thư tuyến giáp là do di truyền.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên chủ động tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao. Biết sớm, trị đúng, bệnh cho kết quả tốt khoảng 95%. Bệnh vẫn có thể tái phát nhiều chục năm sau, dưới dạng các hạch cổ hoặc di căn ở phổi hoặc xương. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp tái phát vẫn có thể trị tốt.
Những dấu hiệu nhận biết sớm ung thư tuyến giáp
- Khối u ở cổ: Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, nhưng bất kỳ khối u nào không tự biến mất trong vòng vài tuần đều cần được kiểm tra. Nếu ung thư tuyến giáp đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận, khối u có thể nằm lệch ở một bên cổ chỗ các hạch lympho, thay vì ở phía trước là vị trí của tuyến giáp.
- Khó nuốt: Khi khối u to lên, nó có thể cản trở khả năng nuốt. Do đó, nếu tình trạng khó nuốt không biến mất trong một vài tuần thì bạn nên đi khám.
- Thay đổi giọng nói:Thanh quản nằm ngay phía trên tuyến giáp, vì vậy những thay đổi ở tuyến giáp có thể làm cho bạn bị khàn giọng.
- Khó nói, ăn, hoặc thở: Những triệu chứng này có thể sẽ không xảy ra trừ khi ung thư đã ở giai đoạn muộn.
Tưởng tăng cân nên có 2 cằm, người đàn ông 30 tuổi đi khám mới biết mình mắc ung thư tuyến giáp Ung thư tuyến giáp là 1 trong những loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất, không phải vì không thể chữa trị mà do các triệu chứng thường khó nhận biết, khi phát hiện thì đã quá muộn. Trường hợp tương tự cũng xảy ra với 1 người đàn ông tên Lu, 30 tuổi ở Đài Loan. Do cơ thể...