Giữa mùa dịch: “Chỉ cần ngồi im, khám bệnh đã có VOV Bacsi24 lo”
Trong thời điểm cả đất nước chống dịch và toàn thế giới chiến đấu với SARS-CoV-2 thì việc không may đau ốm phải tới bệnh viện kiểm tra khiến nhiều người ngần ngại.
Tuy nhiên, với những ai đã biết tới ứng dụng khám bệnh trực tuyến thì VOV Bacsi24 chính là cầu nối uy tín hàng đầu giữa bác sĩ với bệnh nhân trong thời điểm này.
Ai ở đâu nên ngồi yên tại đó
Mỗi sáng thức dậy, việc đầu tiên được nhiều người làm nhất có lẽ là vào mạng, cập nhật thông tin về số ca nhiễm Covid-19. Con số ấy hôm nay đã lên tới 134 người. Cuộc chiến chống dịch Covid-19 ở Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới có ý nghĩa quyết định, thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch; kiên trì các nguyên tắc ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị khỏi.
Do đó, việc đầu tiên và duy nhất mỗi chúng ta có thể làm lúc này chính là hạn chế đi lại đặc biệt là tới những nơi đông người, chủ động đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng diệt khuẩn và thành thực trong khai báo y tế. Đặc biệt, với những người đã có bệnh nền với sức đề kháng không cao thì việc tự theo dõi và chăm sóc sức khỏe tại nhà luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu.
Video đang HOT
Với các bác sĩ và đội ngũ hỗ trợ trực tiếp tại tuyến đầu trong công tác chiến đấu với đại dịch thì việc mỗi người dân tự giác có ý thức thành thực khai báo y tế, ai đang ở đâu cứ ngồi yên ở đó đã là điều chúng ta san sẻ sức ép cho ngành Y tế giữa mùa dịch Covid.
VOV Bacsi24 cầu nối giữa bác sĩ & bệnh nhân mùa Covid
Giữa mùa dịch này, đã có nhiều người biết tới việc chủ động phòng tránh bệnh và nhiều người cũng ý thức rõ về mức độ lây lan chóng mặt của SARS- CoV-2. Nên cũng chính vì thế mà ứng dụng khám online uy tín như VOV Bacsi24 vốn đã được cộng đồng tin dùng lại càng trở nên “hút” người sử dụng. Bởi lẽ, VOV Bacsi24 đã trở nên thân thuộc với hàng triệu người dân đất Việt, không kể vùng sâu vùng xa, biên giới hay hải đảo, từ hơn 2 năm nay. Tất cả chỉ cần tải ứng dụng trong CH Play hoặc iStore là đều có thể sử dụng ngay.
Hơn 98% bệnh nhân hài lòng về ứng dụng này nhờ việc được kết nối trực tiếp qua cuộc gọi video với bác sĩ. Hơn 1500 bác sĩ tuyến trung ương trên cả nước đều hội tụ tại VOV Bacsi24. Chỉ cần không phải lúc bạn đặt lịch khám là lúc các bác sĩ bận công việc chuyên môn tại bệnh viện, không kể ngày lễ, ngày nghỉ, chỉ cần không quá khuya và bằng vài thao tác cơ bản bạn đã có ngay một buổi khám bệnh online với bác sĩ đầu ngành.
Anh Bùi Mạnh Linh (Hà Nội) cho biết do dịch nên anh được nghỉ từ cuối tuần trước, sang đầu tuần này thời tiết lại thay đổi nắng mưa thất thường khiến bệnh viêm xoang của anh lại tái lại. Nhưng anh cũng không vì thế mà quá hoang mang vì triệu chứng của viêm xoang cũng khác với Covid-19. Anh đã chọn việc kết nối với bác sĩ theo dõi bệnh cho anh mấy 2 năm qua trên ứng dụng VOV Bacsi24.
“Dịch dã thế này công ty anh còn cho nghỉ, anh cũng ngại ra ngoài, các cháu đã gửi về quê cho ông bà chăm cả. Nên cứ lúc nào thấy hơi hắt xì, ra nước mũi nhiều là anh lại đặt khám qua VOV Bacsi24. Bác sĩ trên này thì toàn bác sĩ uy tín và đặc biệt có cả bác sĩ đã khám cho anh từ trước khi anh biết tới ứng dụng nên anh yên tâm theo bác sĩ. Dù là khám online nhưng cũng không khác trực tiếp nhiều”.
Cô Lan Hương (Hà Tĩnh) chia sẻ: “Trước đây cô không biết dùng điện thoại cảm ứng nhưng từ khi xem tivi thấy VOV Bacsi24 khám online nên các con cô đã tặng cho một chiếc điện thoại chỉ để thi thoảng cô khám bệnh, hỏi bệnh trên này. Ban đầu thì có con ngồi cạnh mẹ để nói chuyện với bác sĩ, nhưng giờ cô đã tự dùng được rồi. Cô không phải lên tận viện trên thành phố mà vẫn có thể khám được với bác sĩ trung ương. Cô nghĩ mọi người trung niên hay các độ tuổi có vấn đề về sức khỏe, chúng ta chỉ cần ngồi im, khám bệnh đã có VOV Bacsi24 lo”.
Để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời từ các bác sĩ đầu ngành đã và đang công tác tại các bệnh viện tuyến TW, bạn có thể tải ngay ứng dụng tư vấn khám bệnh từ xa VOV Bacsi24 bằng điện thoại thông minh hoặc máy tính. Đặc biệt trong thời điểm này khi tải ứng dụng và tạo tài khoản thành công trên ứng dụng mỗi người dùng sẽ được VOV Bacsi24 tặng 100.000đ trong tài khoản tương đương với một lần tư vấn khám.
Phòng áp lực âm có thể làm gia tăng lây nhiễm chéo cho nhân viên y tế
Chiều 26.3, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) có khuyến cáo về nguy cơ lây nhiễm chéo nếu cách ly điều trị bệnh nhân (BN) Covid-19 trong phòng áp lực âm.
Ảnh minh họa
Theo cục này, phòng áp lực âm là một phương pháp cách ly được sử dụng trong các bệnh viện (BV) để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo, không phải dùng để điều trị bệnh.
Phòng có cấu tạo gồm 2 phòng là phòng đệm và phòng điều trị. Không khí từ bên ngoài sẽ đi qua phòng đệm vào phòng điều trị.
Trong phòng điều trị có hệ thống đẩy không khí qua bộ lọc không khí hiệu suất cao (HEPA), sau đó bơm ra ngoài. Không khí bơm ra ngoài không chứa vi rút vì vi rút đã được giữ lại tại bộ lọc.
Vì vậy, phòng áp lực âm chỉ làm giảm lượng vi rút có trong không khí mà không có khả năng diệt vi rút. Ngoài ra, khi BN ho, hắt hơi, nói chuyện sẽ phát tán các giọt bắn có chứa vi rút và vẫn còn một lượng vi rút này bám trên các bề mặt trong phòng mà không bị hút theo luồng không khí. Do vậy, phòng áp lực âm vẫn có nguy cơ lây nhiễm vi rút cho nhân viên y tế, người chăm sóc BN nếu không thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ.
Hiện nay, chi phí xây dựng một phòng áp lực âm rất lớn; việc xây dựng phức tạp, tốn nhiều thời gian, quy trình vận hành để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đảo ngược chiều luồng không khí và xử lý bộ lọc an toàn thì tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật cao.
Trong khi đó, mỗi phòng áp lực âm hiện chỉ có thể sử dụng cho 1 BN. Vì vậy, trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay, việc thiết kế, xây dựng, lắp đặt và đào tạo để vận hành phòng áp lực âm sẽ không đáp ứng kịp thời yêu cầu chống dịch Covid-19. Các BV chưa có phòng áp lực âm nên tập trung thực hiện các biện pháp cách ly BN nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả như bố trí phòng cách ly BN thông thoáng, sử dụng thông khí hỗn hợp hoặc thông khí tự nhiên... theo đúng hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh Covid-19 trong cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế và đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn tốt.
Cục Quản lý môi trường cũng cho biết, vừa qua có nhiều tổ chức, cá nhân đề xuất sáng kiến về các giải pháp hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19. Bộ Y tế cũng đã nhận được đề xuất nghiên cứu của đơn vị trực thuộc về buồng khử khuẩn toàn thân di động. Tuy nhiên, đề xuất chưa được hội đồng khoa học cấp Bộ thông qua, do chưa đủ tài liệu minh chứng và cần được đánh giá về hiệu quả diệt vi rút và an toàn đối với người sử dụng.
Trong thời gian Bộ Y tế xem xét, đánh giá, các tổ chức, cá nhân không nên sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân di động để đảm bảo an toàn.
Người dân hãy thực hiện những biện pháp dự phòng đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả như không đi ra ngoài nếu không cần thiết, nếu phải đi ra ngoài thì giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 m và đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay có nồng độ cồn ít nhất 60%...
Ai dễ mắc Covid-19 nhất? Người cao tuổi, người nhiễm HIV, phụ nữ có thai và nhóm người mắc bệnh hen suyễn rất dễ mắc Covid-19. Người cao tuổi Những người tuổi từ 65 trở lên có nguy cơ nhiễm virus corona cao. Theo dữ liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 31-70% người trên 85 tuổi...