Giữa MediaTek và Qualcomm: Vi xử lý của hãng nào “ngon” hơn?
Hiện nay, Apple, Huawei và Samsung là các nhà sản xuất có thể tự phát triển vi xử lý. Trong khi đó, gần như mọi hãng khác đều sử dụng chip của MediaTek và Qualcomm.
Vậy, chip MediaTek và Qualcomm có những điểm mạnh gì để được các công ty lựa chọn? Mời các bạn cùng theo dõi bài tổng hợp và so sánh giữa 2 loại vi xử lý do trang Android Authority thực hiện để hiểu rõ hơn về chip của 2 “ông lớn” trong ngành.
Qualcomm có lịch sử chế tạo lõi Kryo riêng. Tuy nhiên, kể từ năm 2017, công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới đã triển khai những thiết kế bán tùy chỉnh (Kryo Gold hay Kryo Silver), nghĩa là dựa trên lõi ARM tiêu chuẩn nhưng đi kèm một số tinh chỉnh để cải thiện hiệu suất lẫn mức tiêu thụ điện năng.
Trong khi đó, MediaTek sử dụng lõi ARM tiêu chuẩn cho bộ vi xử lý mà không sửa đổi ở mức độ tương tự như Qualcomm.
Đồng thời, Qualcomm luôn sử dụng lõi CPU ARM mới nhất và mạnh nhất, chẳng hạn như với trường hợp của chip Snapdragon 675 vừa ra mắt hồi tháng trước, còn MediaTek vẫn đang sử dụng lõi cũ mà chưa “lên đời” những lõi mới nhất của ARM (Cortex A76, A75 và A55).
GPU: Vũ khí bí mật của Qualcomm?
Do Qualcomm đã mua lại công nghệ chip đồ họa từ AMD – hãng sản xuất card đồ họa nổi tiếng, GPU Adreno trở thành lợi thế lớn nhất cho vi xử lý của họ (Adreno là tên gọi sau khi đảo một số chữ cái của Radeon – thương hiệu đồ họa do AMD sở hữu).
Bằng chứng là, Galaxy S / Note bản dùng chip Qualcomm (tích hợp GPU Adreno) thưởng nhỉnh hơn bản dùng chip Exynos (tích hợp GPU Mali) khi chấm điểm GPU bằng các phần mềm benchmark như ảnh mô tả bên dưới.
Video đang HOT
Máy học (machine learning)
Trong những năm gần đây, Qualcomm đã khai thác bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số Hexagon (DSP) cho các nhiệm vụ máy học. Cần biết rằng, DSP thường xử lý các tác vụ liên quan đến âm thanh, hình ảnh và kết nối nhưng Qualcomm đã điều chỉnh chip để phục vụ máy học.
DSP Hexagon 685 mới nhất được tích hợp sẵn vào Snapdragon 845, Snapdragon 710, Snapdragon 670 và Snapdragon 675. Vì vậy, nhiệm vụ nhận dạng hình ảnh và các hình thức suy luận ngoại tuyến sẽ tốt hơn trên thiết bị sở hữu những con chip vừa nêu.
Về MediaTek, hãng đã giới thiệu một bộ xử lý AI chuyên dụng (APU) cho điện thoại tầm trung khi ra mắt chip Helio P60. APU cung cấp các tính năng như nhận dạng cảnh thông minh, nhận diện khuôn mặt tốt hơn và nhiều tính năng hữu ích khác.
Hỗ trợ và cập nhật dành cho nhà phát triển
Nếu bạn dự định cài ROM mới cho điện thoại, điện thoại dùng chip Qualcomm là lựa chọn sáng giá vì chúng thường hỗ trợ các nhà phát triển tốt hơn so với điện thoại chạy chip MediaTek vốn thường gặp nhiều vấn đề xoay quanh chính sách khắt khe về phát hành mã nguồn (Qualcomm cởi mở hơn về vấn đề này).
Điện thoại với chip MediaTek cũng thường nhận bản cập nhật hệ thống khá trễ, hoặc thậm chí bị thiếu. Điều đó cho thấy, tuy các nhà sản xuất smartphone cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cập nhật phần mềm (nhiều công ty thiếu nguồn lực để thực hiện), nhưng lỗi không hoàn toàn chỉ do họ mà còn nằm ở phía đơn vị sản xuất chip.
Thiết bị chạy chip Qualcomm và MediaTek
MediaTek được ưa chuộng trong phân khúc giá rẻ với nhiều model thuộc các hãng sản xuất khác nhau như: Nokia 1, Nokia 3, Nokia 3.1, Redmi 6, Redmi 6A… Một số sản phẩm tích hợp Snapdragon 212 hay Snapdragon 425 – 2 con chip đã quá cũ của Qualcomm.
Sắp tới, những vi xử lý mới như Snapdragon 429 và Snapdragon 439 có thể tăng tầm ảnh hưởng cho Qualcomm ở phân khúc hướng đến đối tượng người dùng có thu nhập thấp.
Chuyển sang nhóm tầm trung, chip của cả 2 hãng có sự hiện hiện ở khá nhiều dòng smartphone. Với Qualcomm là Snapdragon 6xx và 7xx, còn Mediatek là Helio P60 và MT6750. Tuy nhiên, Snapdragon vẫn được các thương hiệu lớn lựa chọn nhiều hơn.
Một số điện thoại tầm trung chạy chip Mediatek phổ biến là Nokia 5.1 Plus, Realme 1, OPPO F9 và LG Q7. Trong khi đó, điện thoại tầm trung nổi bật với chip Qualcomm bao gồm Nokia 7 Plus, Xiaomi Mi A2, Xiaomi Redmi Note 5 và Realme 2 Pro.
Sang đến phân khúc cao cấp thì Qualcomm thống trị hoàn toàn với các dòng chip Snapdragon 8xx (835 và 845). Sau khi giới thiệu Helio X30 vào năm ngoái, Mediatek đang “im hơi lặng tiếng” khi chưa trình làng thêm bất kỳ vi xử lý nào dành cho flagship.
Không những vậy, X30 chỉ được trang bị cho Meizu Pro 7 Plus, còn Snapdragon 835 (cũng ra mắt năm ngoái) tích hợp trên hầu hết các thiết bị hàng đầu khác. Nếu bạn muốn mua một chiếc điện thoại cao cấp, Snapdragon gần như là lựa chọn mặc định.
Vậy, chip của hãng nào tốt hơn?
Trước khi xem xét về chip, hãy nhớ là bạn phải cân nhắc nhiều yếu tố trên smartphone, không chỉ nghĩ mỗi việc con chip mạnh hay yếu. Chắc chắn, bạn sẽ mua điện thoại với hiệu năng tầm trung nhưng sở hữu máy ảnh tuyệt vời và thời lượng pin ấn tượng thay vì một thiết bị mạnh mẽ nhưng không đi kèm tính năng giá trị.
Nếu bạn kỳ vọng về một chiếc điện thoại cao cấp với hiệu suất đồ họa ấn tượng để chơi game nặng, Qualcomm là phương án không thể khác. Sẽ hơi khó khăn để đưa ra lựa chọn trong phân khúc tầm trung khi Helio P60 của MediaTek và Snapdragon 660 của Qualcomm khá tương đồng.
Chip Snapdragon 600 series mới nhất của Qualcomm như 670, 675 vượt trội Helio P60. Tuy nhiên, tính đến nay chỉ mới có OPPO R17 là được tích hợp Snapdragon 670 (Snapdragon 675 chưa được trang bị cho sản phẩm nào).
Chuyển xuống phân khúc giá rẻ, MediaTek có lợi thế nhờ bộ đôi Helio A22 và Helio P22. Đây là những con chip mới, sản xuất trên tiến trình 12 nm hiện đại hơn so với chip Qualcomm (có thể mang lại hiệu suất tiêu thụ điện năng tốt hơn trên lý thuyết) và hỗ trợ Bluetooth 5 – tính năng hiếm thấy trong phân khúc. Thậm chí, Helio P22 còn được tích hợp những công nghệ về AI (trí tuệ nhân tạo).
Ngoài ra, chip MediaTek thường có giá thấp hơn chip Qualcomm, nghĩa là có khả năng điện thoại chạy chip MediaTek cũng sẽ được bán với mức giá rẻ hơn.
Bạn có nhận xét gì về chip MediaTek và chip Qualcomm? Bạn thích sử dụng điện thoại tích hợp chip của hãng nào hơn? Cùng chia sẻ quan điểm thông qua phần bình luận ở bên dưới nhé.
Biên tập bởi Tech Funny
iPhone mới có thể dùng chip 5G của MediaTek
Apple có thể sử dụng linh kiện mạng từ nhà sản xuất chip Đài Loan chứ không phải là Qualcomm và Intel như hiện tại.
Theo một báo cáo mới đây từ Digitimes, Apple có thể chuyển sang sử dụng chip modem kết nối mạng 5G từ MediaTek, dù hiện tại iPhone đang sử dụng chip kết nối mạng của Qualcomm và Intel. Lý do nằm ở việc MediaTek mới đây đã trình làng được mẫu chip modem mạng 5G Helio 70 sớm hơn 6 tháng so với dự kiến ban đầu.
iPhone hiện tại đang dùng chip mạng của Qualcomm và Intel.
Trong quá khứ, Apple từng hụt hơi trong cuộc chay đua về kết nối mạng so với các đối thủ. Mẫu iPhone đầu tiên đã không có kết nối 3G và những smartphone đầu tiên hỗ trợ nền tảng LTE-A 4G cũng không phải là của Apple. Việc bắt tay với MediaTek hứa hẹn giúp iPhone thế hệ mới sớm bắt đầu cuộc đua về mạng 5G, có được lợi thế trước smartphone Android.
Dù vậy, theo Bloomberg, Apple vẫn đang cân nhắc chứ chưa chắc chắn sẽ sử dụng chip MediaTek trên iPhone thế hệ mới. Và có thể, Apple vẫn phải duy trì một trong hai nhà cung cấp chip hiện tại là Qualcomm và Intel, nhằm đảo bảo nguồn cung chip 5G được ổn định.
5G là công nghệ mạng thế hệ kế tiếp nền tảng 4G hiện tại và dự đoán sẽ bùng nổ từ cuối 2018 trên smartphone. Tốc độ truy cập Internet cao lên tới 10Gb/giây và giảm độ trễ khi kết nối lên tới hàng chục lần so với 4G được cho là ưu điểm chính của hạ tầng mạng di động 5G tương lai.
Mỹ Anh
Theo VNE
Chip giá rẻ không còn hấp dẫn với thị trường smartphone Nếu xu hướng smartphone tiếp tục như hiện tại thì sự sụp đổ của phân khúc chip di động giá rẻ là hoàn toàn có thể xảy ra. Báo cáo cho thấy nhu cầu chip di động giá rẻ cho smartphone phân khúc thấp sẽ bắt đầu giảm trong thời gian tới sau khi một số công ty bắt đầu tập trung vào...