Giữa ma trận thực phẩm bị tẩm chất này chất kia, ăn gì cho sạch?
Số đông người tiêu dùng đang vơi dần niềm tin về các loại thực phẩm. Ra chợ, dù vẫn phải chấp nhận bỏ tiền mua, nhưng ít ai tin 100% những loại thịt, thuỷ hải sản, rau củ… không bị tẩm chất này, chất kia. Bởi vậy, giờ hỏi “ăn gì cho sạch” chắc khó có giải đáp thoả đáng…
Ăn gì cũng sợ chết
Từ nhiều năm nay, ông Năm Hà, chủ cơ sở làm giò chả thương hiệu Thanh Hà ở quận 9, đã sử dụng một loại hương liệu và phụ gia thực phẩm Gusto B61 (polyphosphate) nhập khẩu từ Thái Lan. Đây là sản phẩm có tác dụng làm cho giò chả dòn, thay vì trước đây các cơ sở thường sử dụng hàn the. Ông Hà cho biết, việc sử dụng chất phụ gia được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm, cho phép sử dụng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… là thể hiện cách kinh doanh “có lương tâm”, vì sức khoẻ cộng đồng. Hơn nữa, đây còn là sự sống còn, vì chính người tiêu dùng mang lại doanh số, lợi nhuận hàng ngày cho cơ sở.
Ngoài việc sử dụng kháng sinh… quá đà, thịt heo, gia cầm khi đưa ra thị trường còn chưa được bảo quản đúng cách. Ảnh minh họa.
“Chúng tôi luôn tự nhủ phải làm ăn đàng hoàng, sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh, đó cũng là cách để phúc đức lại cho con, cho cháu mình”, ông Hà tâm sự.
Trước đây, giới sản xuất, kinh doanh giò chả thường sử dụng hàn the, chất có nguy cơ gây ung thư cao. Bà tiểu thương bán thịt cũng có thói quen ướp hàn the miếng thịt bán ế trữ qua ngày cho tươi, không bị ôi thối. Bà Minh, người tiêu dùng ở quận Thủ Đức, TP.HCM, tâm sự có nhiều hôm đi chợ nhìn thấy con mực trắng bạch, hỏi dò thông tin thì có người bảo chủ vựa tẩy trắng bằng oxy già công nghiệp. Không chỉ con mực, khi mua nải chuối, múi mít, chính người bán cũng thiệt lòng giải thích cho bà Minh rằng: chuối này, mít này chín cây chứ không sử dụng thuốc ép chín.
“Ngay ở ngã tư Con nai vàng đường Hoàng Diệu 2 (phường Linh Trung) có một điểm bán mít thái. Người bán lúc nào cũng luôn miệng giải thích mít này lấy của công ty Vinamit, đây là những quả bị lỗi, công ty loại ra nên tuyệt đối không dùng thuốc!”, bà Minh tâm sự.
Video đang HOT
Đang có hàng trăm, hàng ngàn lý do khiến người dùng không thể an tâm với những thứ vẫn đang ăn vào miệng mỗi ngày. Cho dù ông Năm Hà khẳng định không sử dụng hàn the, nhưng ai dám chắc trước đó, miếng thịt sử dụng làm nguyên liệu xay giò đã không bị tiểu thương ở các lò mổ chích thuốc an thần? Thường, con heo nếu giết mổ tự nhiên, miếng thịt chỉ có thể “tươi, đỏ, nóng, dẻo…” trong vòng hai ba tiếng đồng hồ để đáp ứng tiêu chuẩn làm giò chả. Huống chi, heo giết mổ từ nửa đêm, mất thêm mấy giờ “ngâm” ở chợ đầu mối rồi mới đưa về cơ sở giò chả, mà vẫn còn “tươi nóng”. Chỉ có thần thánh mới hoá phép được.
Người kinh doanh làm bẩn một, còn người chăn nuôi, sản xuất vì lý do khách quan như môi trường nuôi, trồng trọt thường xuyên xảy ra dịch bệnh cũng vô tình hoặc cố ý lạm dụng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật. Hồi giữa tháng 11.2017, một đơn vị Nghiên cứu lâm sàng đại học Oxford đặt tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, đã công bố kết quả khảo sát 208 trang trại gà ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trung bình một con gà thịt dùng 470mg kháng sinh, cao gấp 5 – 7 lần so với châu Âu. 85% thuốc kháng sinh được sử dụng trong mục đích phòng bệnh, phần lớn được cho gia cầm dùng qua đường uống, đó là chưa kể đến lượng kháng sinh có sẵn trong nhiều sản phẩm thức ăn công nghiệp.
Nguy cơ bẩn từ sản xuất ra thị trường
Cách nay bốn năm, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn từng có ý định ban hành thông tư 33, quy định thịt chỉ được bán trong vòng tám giờ ở môi trường bảo quản lạnh, tuy nhiên không thực hiện được vì bị dư luận phản đối.
Không ngạc nhiên khi ý định trên bị bác, bởi người tiêu dùng Việt vẫn có thói quen ăn thịt tươi, nóng bán ở chợ truyền thống, lòng lề đường. Đây là cách ăn tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khoẻ, vì nguyên lý thịt không có bảo quản dễ phát sinh vi khuẩn. Xu hướng này cũng đang đi ngược với thế giới, đã chuyển qua ăn thịt mát, thịt trữ đông từ lâu. Ông Phan Xuân Thảo, nguyên chi cục trưởng chi cục Thú y TP.HCM, từng khẳng định miếng thịt bán không có bảo quản rất dễ bị biến chất và ôi thiu. Trong trường hợp bán không hết buổi sáng mà để quá trưa qua chiều, nguy cơ nhiễm khuẩn E. coli, Salmonella, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… rất cao. Những loại khuẩn này, đang có đầy dẫy trong môi trường không khí, hoặc có thể phát sinh từ quầy sạp dơ bẩn, dao thớt, giẻ lau, tay chân người bán tiếp xúc trực tiếp với miếng thịt.
Bằng kinh nghiệm làm thực phẩm lâu năm, ông Phi Long, giám đốc công ty chăn nuôi Long Bình, Đồng Nai cũng cho rằng, ngoài việc sử dụng kháng sinh… quá đà, thịt heo, gia cầm khi đưa ra thị trường còn chưa được bảo quản đúng cách. Ông kể: thông thường, công ty giao thịt gà vào một số hệ thống siêu thị lúc 5 giờ sáng, lúc này chỉ có nhân viên phụ trách kho đứng ra nhận. Do có nhiều siêu thị chưa có hệ thống kho mát, nên khi nhân viên nhận hàng rồi thì họ ném vạ vật gà ở ngoài trời, cho đến tận 7, 8 giờ mới có người tiếp hàng đưa vào tủ mát. Trong thời gian ba bốn tiếng con gà từ chỗ đã được làm mát, đóng gói, hút chân không ở lò mổ, đã không được siêu thị đưa vào kho mát nên thịt không còn tươi, bị vi khuẩn E. coli, Salmonella xâm nhập.
“Với cách bảo quản như vậy, miếng thịt gà, thịt heo hay bất cứ mặt hàng tươi sống nào bán ở siêu thị cũng đều không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”, ông Long khẳng định, và cho biết công ty đã có lần đưa thịt gà vào siêu thị, nhưng sau này phải rút lui vì… sợ mất uy tín.
Từ đầu năm 2017, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã quy định 15 loại kháng sinh được phép sử dụng trong chăn nuôi, liều lượng cũng giảm từ 8 – 10ppm/kg xuống còn 5ppm/kg. Tuy nhiên, phó tổng giám đốc công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Đồng Nai tiết lộ, trong quý 2/2017 đã tiến hành thử nghiệm liều lượng kháng sinh theo quy định mới của bộ trên một trang trại heo giống. Kết quả, tỷ lệ heo con sinh trưởng không đạt lên tới 70%, tỷ lệ chết tăng từ 3% lên 8%. “Bản thân heo giống bố mẹ ở Việt Nam đã mang mầm bệnh tai xanh, lở mồm long móng và nhiều thứ bệnh khác, nên nếu cắt bớt kháng sinh trong thức ăn hoặc giảm liều lượng kháng sinh chích theo chu kỳ, con heo sẽ khó chống chọi với dịch bệnh”, ông này khẳng định.
Theo Danviet
Cho lò mổ không phép hoạt động, nhiều DN giết mổ sẽ rút khỏi TP.HCM
Mới đây, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM lại có văn bản gửi các sở ngành lấy ý kiến cho hoạt động lại lò giết mổ thủ công xây không phép của công ty CP chế biến thực phẩm Hóc Môn, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn (lò Xuân Thới Thượng - XTT)
Hoạt động giết mổ tại TP.HCM vẫn chưa hết sóng gió sau vụ việc 13 thương lái bị phát hiện chích thuốc an thần vào heo. Mới đây, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM lại có văn bản gửi các sở ngành lấy ý kiến cho hoạt động lại lò giết mổ thủ công xây không phép của công ty CP chế biến thực phẩm Hóc Môn, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn (lò Xuân Thới Thượng - XTT). Quyết định này bị các doanh nghiệp đầu tư nhà máy giết mổ công nghiệp hiện đại phản đối quyết liệt, họ khẳng định sẽ ngưng đầu tư hoặc rút khỏi TP.HCM...
Nhà máy giết mổ của công ty An Hạ đang chuẩn bị khởi công, nhưng sẽ ngưng lại hoặc rút về tỉnh nếu cho mở lại lò mổ thủ công sai phép.
"Cố đấm ăn xôi!"
Công ty CP chế biến thực phẩm Hóc Môn là một trong sáu doanh nghiệp được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư nhà máy giết mổ công nghiệp, công suất 2.000 con/ngày. Tuy nhiên, thay vì tập trung làm nhà máy công nghiệp, năm 2015 họ lại lén lút xây cơ sở giết mổ thủ công không phép ngay trong khu đất của nhà máy công nghiệp. Tháng 5.2016, UBND xã Xuân Thới Thương đã ra quyết định đình chỉ thi công, buộc phải tháo dỡ toàn bộ cơ sở này trong 60 ngày, nếu không sẽ bị cưỡng chế. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà lò vẫn tồn tại và từ đó đến nay, chủ đầu tư liên tục có đơn thư thúc ép các cơ quan chức năng cho mở lò thủ công xây không phép này.
Trả lời chất vấn đại biểu HĐND hồi tháng 6.2017, ông Nguyễn Phước Trung, giám đốc sở Nông nghiệp TP.HCM, khẳng định không đồng tình với yêu cầu mở lại lò thủ công xây không phép XTT. Giải thích trước các đại biểu, ông Trung nói: "Thành phố đã đi gần đến đích thực phẩm an toàn, thông qua quy trình giết mổ công nghiệp. Nhưng công ty CP thực phẩm Hóc Môn lại chậm triển khai dây chuyền giết mổ công nghiệp". Ngoài ra, ông Trung còn cho biết thêm, "ông rất tâm tư khi nhiều lần công ty này gửi kiến nghị lên yêu cầu được mở lò thủ công, đã làm các chủ đầu tư khác đang xây dựng dây chuyền giết mổ công nghiệp phản ứng. Họ nói nếu sở đồng ý cho công ty Hóc Môn làm thủ công, họ sẽ dừng dự án giết mổ công nghiệp".
"Nếu đánh đổi cho một công ty mà thành phố không thực hiện được quy hoạch giết mổ công nghiệp, đó là điều đáng tiếc và bản thân tôi thấy có lỗi với người dân và lãnh đạo thành phố. Cho nên tôi vẫn kiên quyết đề nghị công ty Hóc Môn tập trung xây dựng lò mổ công nghiệp", ông Trung từng phát biểu như vậy trước các đại biểu HĐND.
Điều đáng nói hơn nữa là ngày 1.7, UBND TP.HCM đã ra văn bản không đồng ý cho công ty CP thực phẩm Hóc Môn hoạt động lò giết mổ thủ công tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Trong văn bản này, UBND TP.HCM yêu cầu công ty này đẩy nhanh tiến độ xây nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp, để đưa vào hoạt động cuối năm nay theo chỉ đạo của thành phố. Trong một cuộc họp bàn về tiến độ xây nhà máy do sở Nông nghiệp tổ chức mới đây, đích thân đại diện công ty này cũng thông báo nhà máy sẽ hoạt động tháng 1.2018. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì khi chỉ còn hai tháng nữa là tới hạn, mà công ty CP thực phẩm Hóc Môn vẫn cố đấm ăn xôi, đòi mở lại bằng được lò thủ công sai phép?
Sẽ ngừng đầu tư nếu cho mở lại lò thủ công
Việc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM có văn bản lấy ý kiến các sở ngành cho mở lại lò mổ thủ công XTT là hành động hoàn toàn bất nhất, sai chủ trương quy hoạch của TP.HCM, khiến các nhà đầu tư hoang mang.
Sáng 13.11, đã có ít nhất ba doanh nghiệp đang đầu tư nhà máy công nghiệp có đơn kiến nghị khẩn cấp gửi các cơ quan chức năng, yêu cầu không cho lò XTT hoạt động trở lại. Đứng tên trong đơn kiến nghị, ông Bạch Đăng Quang, phó giám đốc hợp tác xã (HTX) Tân Hiệp, một trong sáu dự án được TP.HCM quy hoạch xây nhà máy giết mổ công nghiệp cho rằng, nếu TP.HCM cho phép mở lại lò thủ công XTT, HTX này sẽ chấm dứt ngay đầu tư nhà máy, hoặc tìm hướng chuyển về các tỉnh với lý do là sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng (lò thủ công đầu tư ít, chi phí thấp hơn nhiều lần so với hiện đại, trong khi lại không đạt yêu cầu về sinh thực phẩm), bất công cho môi trường đầu tư, tạo tiền lệ xấu, và hơn hết là đi ngược lại chủ trương hiện đại hoá các lò thủ công, bằng các nhà máy giết mổ hiện đại của thành phố.
Ngoài ra, theo phân tích của ông Quang, việc cho phép lò XTT hoạt động sẽ không đáp ứng nhu cầu mong đợi được tiêu thụ thực phẩm sạch của người dân và giảm lượng thịt nhập; không làm tăng được thu nhập cho bà con chăn nuôi, do nhà máy không có hệ thống kho lạnh đảm bảo xử lý lượng heo tồn dư trong dân. "Người tiêu dùng tiếp tục tiêu thụ thịt heo không đạt vệ sinh, ở đây chúng tôi không nói đến chất cấm, vì giết mổ thủ công rất dễ nhiễm vi sinh, đặc biệt là Salmonella và E. coli. Nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm từ hai loại vi khuẩn này rất cao", ông Quang quả quyết.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, giám đốc công ty TNHH dịch Vụ An Hạ, chủ đầu tư nhà máy giết mổ công nghiệp công suất 3.000 con/ngày, cũng bức xúc trong đơn kiến nghị: "Chúng tôi bỏ ra hàng trăm tỉ đồng xây nhà máy hiện đại là tuân thủ theo chủ trương của thành phố, hơn nữa giúp người tiêu dùng được sử dụng thực phẩm sạch. Nếu cho mở lại lò thủ công XTT, chắc chắn chúng tôi sẽ ngưng đầu tư hoặc chuyển về tỉnh làm, vì môi trường đầu tư ở thành phố quá bất an, không bình đẳng".
Theo các doanh nghiệp, thay vì khôi phục lại lò giết mổ thủ công sai phép, TP.HCM nên hỗ trợ những nhà máy công nghiệp, tạo điều kiện, tạo hành lang thông thoáng về thủ tục để các đơn vị sớm thực hiện tiến độ xây nhà máy, đưa vào hoạt động. Theo ông Quang, hiện nay HTX Tân Hiệp đã hoàn thành 90% thủ tục, chỉ còn vướng chưa có đường vào nhà máy.
"HĐND TP.HCM đã thông qua phương án chấp thuận làm đường bằng ngân sách, nhưng đến nay thủ tục đầu tư vẫn dậm chân. Do chúng tôi đã nhập máy móc về rồi, nên yêu cầu được san lấp mặt bằng, chuyển vật liệu bằng đường thuỷ để khởi công nhưng vẫn chưa được cơ quan chức năng chấp thuận", ông Quang bức xúc.
Theo Bảo Ngọc (Thế Giới Tiếp Thị)
Kẻ xả súng Mỹ dùng thuốc an thần làm tăng sự hung hăng Nghi can xả súng Stephen Paddock từ năm 2016 đã dùng loại thuốc an thần có thể làm nảy sinh hành vi bạo lực. Nghi can Stephen Paddock của vụ xả súng ở Las Vegas. Ảnh: CNN. Nghi can Stephen Paddock trong vụ xả súng nghiêm trọng nhất lịch sử hiện đại Mỹ làm ít nhất 59 người chết nhiều lần được bác...