Giữa “ma trận” sữa, mẹ Việt khó chọn sản phẩm cho bé
Bên cạnh hàng trăm nhãn hiệu sữa nội, sữa ngoại còn có tương đương ngần ấy các loại thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn công thức… đóng hộp giống như sữa khiến các mẹ lúng túng khi chọn sản phẩm sữa phù hợp cho sự phát triển thể lực và não bộ giai đoạn đầu đời cho con.
Cơ man các loại sữa dành cho trẻ nhỏ
Gặp chị Nguyễn Mỹ Tuyến (quận 5, TP.HCM) đang chọn sữa cho con gái chưa đầy 1 tuổi tại một cửa hàng sữa trên phố Lý Thường Kiệt (quận 5). Chị Tuyến cho biết dẫu con chị đã uống bổ sung sữa hộp ngoài sữa mẹ được gần 5 tháng do chị phải đi làm, tuy nhiên mỗi lần đi mua sữa cho con, chị không khỏi “hoa mắt, đau đầu” trước “rừng” sữa nội, ngoại.
Chị chỉ tay lên kệ sữa và nói: “Đấy chị xem, chỉ riêng sữa cho bé từ 1 tuổi trở xuống đã có tới mấy chục loại khác nhau. Việt Nam thì có Vinamilk, Nutifood, Cô gái Hà Lan… Sữa ngoại cũng đủ các nhãn hiệu nổi tiếng như Abbott, Enfa của Mỹ, Meiji của Nhật, Dumex của Úc, Physiolac của Pháp… “.
Chị Tuyến cho hay, mấy tháng qua chị chọn cho con gái uống sữa của 1 hãng trong nước. Theo quảng cáo trên bao bì, trong sữa này chứa nhiều sữa non giúp bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Ngoài cung cấp DHA, taurin, cholin tốt cho trí não, thị giác…, nhãn sữa này được cho là có chứa các vitamin D, canxi, đạm whey cũng giúp bé tăng chiều cao, cân nặng.
Hơn nữa, con chị còn ít tháng tuổi, đang còn bú mẹ nên nhu cầu uống sữa ngoài chưa nhiều, chị chọn loại sữa này cho cháu uống làm quen dần. Giá thành cũng khá dễ chịu so với các loại sữa nhập ngoại. Và hơn hết là cho bé uống thấy hợp.
Các mẹ lúng túng khi lựa chọn sữa phù hợp cho con.
Chị Tuyến nói hiện rất nhiều bà mẹ quan tâm đến sữa ngoại và cho con dùng sữa ngoại. Tuy nhiên theo chị Tuyến sữa nội hay ngoại không quan trọng, mà quan trọng là chọn loại sữa có nguồn gốc xuất xứ, phù hợp nhất với độ tuổi, sức khỏe cùng sự phát triển về não bộ của con em mình. Các bác sỹ, chuyên gia cũng đã khuyến cáo bà mẹ nên chọn cho con những nguồn sữa có nguồn gốc rõ ràng và tuyệt đối nên đọc kỹ thành phần sữa trước khi quyết định mua.
Đồng quan điểm với chị Tuyến, chị Thu Loan (quận 10) chia sẻ: Nhiều bậc phụ huynh có tâm lý chuộng sữa ngoại. Nhưng để chọn được sữa ngoại đảm bảo chất lượng “ngoại” như mong muốn không phải là chuyện dễ. Trong khi nhiều thông tin xuất hiện sữa kém chất lượng, sữa giả trên thị trường. Hầu hết người tiêu dùng có thói quen mua hàng dựa vào “niềm tin” nên việc chọn được loại sữa phù hợp cho con, đảm bảo chất lượng tưởng như dễ mà không dễ.
Chị Ngọc, một người mẹ hai con thì cho biết: “Do đây là bé thứ 2 nên em cũng có kinh nghiệm về vấn đề chọn sữa. Đa số các bà mẹ luôn có tâm lý là chọn sữa mắc tiền cho con vì nghĩ sữa mắc tiền thì sẽ tốt cho trẻ. Thật ra sữa nội hay sữa ngoại với em không quan trọng, quan trọng là bé nhà có hợp hay không. Các dòng sữa thường hay đứt (không có) hàng và giả nhiều thì em không chọn. Vì khi không biết cách đổi sữa sẽ dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Vì vậy em chọn sữa Vinamil cho cả hai đứa và các con uống rất hợp.
Dễ nhầm lẫn sữa và các loại sản phẩm dinh dưỡng
Thấy chị Tuyến cứ đứng giữa cửa hàng nâng lên đặt xuống, đọc đi đọc lại những thông tin trên nhãn các hộp sữa. Tò mò, phóng viên Dân Việt hỏi chị đọc gì trên hộp sữa mà kỹ thế?
Video đang HOT
Chị Tuyến băn khoăn: “Con gái sắp tròn một tuổi, nghĩa là phải thay sữa rồi. Nhưng tôi thấy trên mỗi hộp của các nhãn hàng cứ tưởng là sữa nhưng khi đọc mới giật mình bởi có nhiều loại là các sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thức ăn công thức… Nếu không đọc kỹ sẽ bị nhầm lẫn”.
Ngô Diệu Bình, chủ cửa hàng sữa trên phố Bạch Đằng (quận Bình Thạnh) cho biết, đúng là hiện nay ngoài sự đa dạng của các loại sữa nội, sữa ngoại dành cho bé thì trên thị trường xuất hiện những mặt hàng đóng hộp người tiêu dùng nhầm là sữa nhưng nhà sản xuất không gọi là sữa. Đó là những sản phẩm như thực phẩm bổ sung, thức ăn công thức… Nhiều phụ huynh sẽ không để ý tới các tên gọi, cứ nhìn mẫu mã hãng sữa quen dùng thì mua.
Các sản phẩm dinh dưỡng, thức ăn công thức đóng hộp dễ bị nhầm lẫn với sữa.
Người này cũng cho biết, theo thực tế bán hàng thì đa số các mẹ đều mua các loại thực phẩm bổ sung, thức ăn công thức hay sữa công thức bổ sung vào khẩu phần ăn cho con. Bởi đến một độ tuổi, sữa mẹ hoặc sữa hộp sẽ không đáp ứng được nhu cầu phát triển thể lực, trí lực cho các con ở giai đoạn đầu đời.
“Các mẹ nên đọc kỹ các nội dung in trên bao bì để mua đúng sản phẩm cần mua, tránh nhầm lẫn mà mua sản phẩm không phù hợp với độ tuổi và nhu cầu phát triển của con em mình”, chị Bình khuyến cáo.
Theo Dân Việt
Chạy đua với thần chết để cứu cô bé bị nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người'
Một bé gái 12 tuổi than phiền đau cơ bắp chân sau một ngày ở bãi biển, được chẩn đoán là bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công, một bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng, với tỷ lệ sống sót chỉ 10%.
Shutterstock
Vi khuẩn ăn thịt người là gì?
Kylei Brown, ở Indiana, đang đi nghỉ ở Florida (Mỹ), cùng gia đình thì bắt đầu cảm thấy đau ở bắp chân.
Cơn đau tăng dần, và trên đường về nhà, chân bé bị sưng và lên cơn sốt. Mẹ của bé, bà Michelle, đã đưa con đi cấp cứu.
Khi vào phòng cấp cứu, nhịp tim của bé rất cao và mọi thứ khác đều thất thường. Các bác sĩ đã báo một tin khủng khiếp. Đó là vi khuẩn ăn thịt người, thường gây tử vong.
Kylei đã bị viêm mô hoại tử, một loại vi khuẩn ăn thịt người và cơ bắp với tốc độ chỉ có 10% người mắc bệnh sống sót và cần phải cắt chi nhiều lần.
Tình trạng nhiễm trùng của Kyle lúc đầu - không khác gì nốt phát ban đỏ, sau đó nhanh chóng lan rộng thành một đường đỏ, chạy từ chân lên trên.
Phải mất nhiều giờ để trấn an cô bé khi kết quả chụp phim cho thấy vi khuẩn đang lây lan lên đùi bé.
Chạy đua với thần chết
Bé phải nằm viện một tuần và các bác sĩ bắt đầu cuộc chạy đua với thần chết để tìm, loại bỏ và ngăn chặn sự lây nhiễm, để cứu mạng cô bé.
Các bác sĩ đã buộc phải cắt lớp lót cơ bắp ra khỏi bắp chân của Kyle để loại bỏ vi khuẩn.
Đầu tiên, họ dùng kim chích vào sau đầu gối cô bé để rút mô hoại tử ra.
Sau đó, tiến hành ca phẫu thuật đầu tiên để cắt càng nhiều càng tốt từ lớp lót cơ bắp.
Sau cuộc phẫu thuật đó, Kylei đã bị nhiễm trùng rất nghiêm trọng và phải phẫu thuật để loại bỏ nhiễm trùng nhằm cố gắng cứu chân của bé, nhưng quan trọng nhất là tính mạng của cô bé.
Các bác sĩ bất ngờ tuyên bố Kylei đã bị sốc nhiễm trùng máu.
Cuộc chiến căng thẳng đã diễn ra trong một tuần - trong và ngoài cuộc phẫu thuật và xử lý kháng sinh tối đa.
Những người bị bệnh phải được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa tử vong, và thường được cho dùng kháng sinh mạnh và phẫu thuật để loại bỏ mô chết. Nếu bệnh lây lan qua một cánh tay hoặc chân, cần phải cắt cụt chi.
Cô bé may mắn
Kylei đã may mắn: bé đã chịu đựng nhiều cuộc phẫu thuật, và bây giờ có một vết thương hở ở chân, nhưng bé vẫn sống và hồi phục mà không phải cắt cụt chi.
Michelle cho biết Kylei đang trên đường hồi phục bằng vật lý trị liệu và xử lý máu.
Kylei bị một vết sẹo lớn ở chân, nhưng mẹ cô ấy rất vui khi cô ấy còn sống
Viêm mô hoại tử, thường được gọi là "bệnh vi khuẩn ăn thịt người", là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm và có đến 20 - 25% nạn nhân tử vong.
Viêm mô hoại tử là nhiễm trùng dẫn đến hoại tử mô mềm của cơ thể, phá hủy da, cơ bắp và mỡ.
Đó là một căn bệnh nghiêm trọng khởi phát đột ngột lan nhanh. Các triệu chứng bao gồm những đốm nhỏ, đỏ trên da, vết bầm lan rộng nhanh chóng, đổ mồ hôi, ớn lạnh, sốt và buồn nôn. Thường gây ra biến chứng là suy nội tạng và sốc.
Tuy nhiên, các triệu chứng này dễ bị nhầm là vô hại như trường hợp của Kylei. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là chi và chân tay.
Bệnh phát triển khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua một vết đứt hoặc vết trầy xước trên da.
Khi vi khuẩn sinh sôi, chúng giải phóng độc tố giết chết mô và cắt đứt lưu lượng máu đến khu vực này. Vì độc tính rất cao, vi khuẩn lây lan nhanh chóng khắp cơ thể.
Mẹ cô bé chia sẻ câu chuyện, hy vọng có thể giúp cứu người khác. Điều quan trọng là phải nhận ra được các dấu hiệu và triệu chứng và được điều trị kịp thời, theo Daily Mail.
Theo Thanh niên
Thời tiết cực đoan, bệnh viện quá tải Liên tiếp các hiện tượng thời tiết cực đoan kéo dài như nắng nóng cao điểm, nhiệt độ hạ đột ngột, mưa dông, oi bức... đã khiến các BV ở Hà Nội quá tải. Bệnh nhân đông nhất là người cao tuổi và trẻ nhỏ. 600 trẻ nhập viện một buổi sáng Nhưng ngày nắng cao điểm, BV nhi T.Ư tiếp nhận bệnh...