Giữa lúc vợ sạt nghiệp, tôi lại đòi ly hôn
Vợ phá sản, kiệt quệ đúng vào cái lúc tôi muốn ly hôn vì người tình có bầu. Giờ tôi phải làm sao?
Thực tình tôi không phải người đàn ông cạn tàu, ráo máng với vợ mình như thế. Dù chúng tôi hiện tại không còn tình cảm, không còn yêu thương nhau nhưng chúng tôi cũng từng là vợ chồng. Cô ấy là mẹ của các con tôi và tôi nghĩ vợ chồng một ngày nên nghĩa nên không thể dứt bỏ phũ phàng được. Nhưng quả thực tôi không ngờ, đến thời điểm này, tôi bỏ không được mà ở cũng không xong.
Vợ chồng tôi kết hôn đến nay cũng đã được gần chục năm. Chúng tôi đã từng nghĩ mình yêu thương nhau tới hết cuộc đời nhưng hôn nhân là điều không hề dễ dàng. Cả hai chúng tôi đã phạm quá nhiều sai lầm khiến cho tình cảm vợ chồng mỗi ngày một rạn nứt. Mặc dù đã nhiều lần chúng tôi cố nghĩ cho các con, muốn sống hòa hợp hơn để các con không thể chịu cảnh tan đàn xẻ nghé nhưng không được.
Sau hơn 1 năm sống cùng nhà nhưng ly thân, chúng tôi quyết định ly hôn. Thời điểm đó cả hai vợ chồng đều tự nguyện, vui vẻ với điều đó. Tuy nhiên, khi ấy con của chúng tôi đang bước vào giai đoạn quan trọng, cháu lại còn khá nhỏ nên chúng tôi không lỡ. Vợ tôi nói cố đợi 2 năm nữa, khi cháu vào cấp 2 thì hai vợ chồng chính thức ra tòa. Thêm vào đó, thời điểm ấy mẹ vợ tôi cũng đang ốm nặng. Tôi và vợ có thể tình yêu không còn nhưng tình nghĩa thì không thể dứt bỏ nên tôi cũng không muốn làm kẻ lạnh lùng quay đi khi mẹ vợ ốm nặng. Chắc chắn bà sẽ cảm thấy đau khổ, bệnh tình nặng thêm khi con gái không hạnh phúc. Vì thế, vợ chồng tôi quyết định chờ đợi tới thời điểm thích hợp mới ly hôn dù chúng tôi đã ly thân khá lâu rồi.
Tôi đã nghĩ mình phải yêu, phải bù đắp cho cô ấy thật nhiều thì mới có thể xứng đáng
với tình yêu mà cô ấy dành cho tôi. (Ảnh minh họa)
Trong khoảng thời gian chờ đợi đó, tôi quen một người phụ nữ khác. Cô ấy trẻ hơn tôi vài tuổi, chưa chồng nhưng thực lòng yêu thương tôi. Tôi biết đó là một thiệt thòi cho cô ấy nên cũng muốn bù đắp. Có nhiều chàng trai theo đuổi cô ấy nhưng cô ấy nhất mực yêu tôi làm tôi cảm động vô cùng. Để bên tôi, cô ấy đã phải đấu tranh dữ dội với bố mẹ. Tôi đã nghĩ mình phải yêu, phải bù đắp cho cô ấy thật nhiều thì mới có thể xứng đáng với tình yêu mà cô ấy dành cho tôi.
Nghe tôi phân tích tình hình, cô ấy sẵn sàng chờ đợi tôi, khi mà tôi có thể ly hôn chính thức với vợ. Tháng ngày đó, tôi biết cô ấy phải chịu nhiều tủi hờn. Cả hai chúng tôi đều mong ngóng được kết hôn để về sống một nhà, bắt tay vào xây dựng hạnh phúc mới cho mình. Nhưng vì lời hứa nên tôi cố gắng thực hiện vì dù sao tôi cũng còn trách nhiệm của một người làm cha.
Vậy mà giờ tôi lại không thể bỏ vợ ngay được. Tôi không biết phải làm gì
để hai người phụ nữ đó không khổ đây? (Ảnh minh họa)
Thời gian chờ đợi cũng gần hết, tôi háo hứng tới ngày có thể ngừng cuộc hôn nhân này lại để bắt đầu vun vén cho hạnh phúc mới của mình. Thế nhưng mọi chuyện tiếp tục xảy ra, mẹ vợ tôi mất, vợ tôi thì bị người ta lừa, làm ăn vỡ nợ… Cô ấy kiệt quệ, thậm chí còn tự tử nhưng may mà tôi phát hiện kịp thời. Giờ cô ấy bơ vơ, đến thân mình còn không tự lo liệu được chứ đừng nói là chăm con nên tôi không lỡ bỏ cô ấy.
Cuộc đời thật éo le khi người phụ nữ chờ đợi tôi 2 năm qua lại mang bầu. Cô ấy nghĩ rằng sắp tới lúc chúng tôi được tới bên nhau nên đã để có con. Vậy mà giờ tôi lại không thể bỏ vợ ngay được. Tôi không biết phải làm gì để hai người phụ nữ đó không khổ đây?
Video đang HOT
Theo Ngoisao
Ukraine trước nguy cơ "tan đàn xẻ nghé" sau bầu cử
Giới phân tích cho rằng những thách thức trong thời gian tới dường như còn quá nhiều đối với đất nước Đông Âu này.
Bầu cử Ukraine: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
Tháng trước, Ukraine đã gấp rút tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội sớm với kết quả gần như đã "biết trước": phe thân phương Tây gồm 4 đảng/phong trào đã giành được đa số áp đảo (70%). Cụ thể, khối Poroshenko dẫn đầu, tiếp đến Đảng Mặt trận Nhân dân của Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk và phong trào Samopomitch của Thị trưởng thành phố Lviv.
Khối Petro Poroshenko dẫn đầu số phiếu bầu sau cuộc bầu cử Quốc hội Ukraine. Ảnh: Oun work/Wikimedia Commons
Đảng thân Nga, gồm các cựu đồng minh của Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych vượt ngưỡng đề ra tới 5% số phiếu và có chân trong Quốc hội mới của Ukraine. Tuy nhiên, một bước ngoặt lịch sử đã xảy ra trong cuộc bầu cử này: Đảng Cộng sản Ukraine đã không còn có mặt trong Quốc hội vì không đủ số phiếu bầu tối thiểu.
Theo kết quả như trên, nhà cầm quyền Ukraine có thể tăng cường rất mạnh quyền lực của mình để vãn hồi hòa bình ở miền Đông và khẳng định chính sách hướng Tây của một nước cộng hòa cũ thuộc Liên Xô. Thế nhưng thực tế cho thấy, điều này không hề dễ dàng khi xung đột ở miền Đông Ukraine không thể giải quyết trong một sớm một chiều.
Trước khi cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra, lực lượng đối lập Ukraine ở miền Đông đã tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử này. Sau đó, lực lượng này cũng đã tự mình tổ chức một cuộc bầu cử riêng.
Người dân Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng tham gia bỏ phiếu. Ảnh: EPA
Cuộc bầu cử đã được tổ chức riêng rẽ tại hai nước cộng hòa nhân dân tự xưng là Donetsk và Lugansk, hai khu vực nói tiếng Nga lớn nhất ở miền Đông Ukraine. Theo kết quả được công bố ngày 3/11, các nhà lãnh đạo phe đối lập đã thắng lớn trong cuộc bầu cử này. Ngày 4/11, lãnh đạo phe đối lập tuyên thệ nhậm chức bất chấp sự phản đối kịch liệt của Chính phủ Ukraine và phương Tây.
Trong một tuyên bố được phát đi sau khi kết quả bầu cử ở miền Đông được đưa ra, Tổng thống Poroshenko nói cuộc bỏ phiếu là một "trò hề bầu cử", vi phạm thỏa thuận ngừng bắn mà các bên đã ký kết ở Thủ đô Minks của Belarus vào hôm 5/9 với mục đích mở đường cho giải quyết khủng hoảng.
Tổng thống Ukraine Poroshenko cũng cảnh báo sẽ xóa bỏ kế hoạch hòa bình với phe đối lập nước này, trong đó bao gồm cả quy chế đặc biệt, cho phép các khu vực Donetsk và Lugansk tự giải quyết các vấn đề trong khu vực.
Trong khi đó, súng và pháo kích vẫn tiếp tục nổ tại xung quanh khu vực sân bay Donetsk khi lễ tuyên thệ nhậm chức của các nhà lãnh đạo phe đối lập đang diễn ra. Xung đột ở miền Đông Ukraine trong nhiều tháng qua khiến 3.700 người thiệt mạng và 842.000 người mất nhà cửa chưa có dấu hiệu hòa dịu.
Kiev đợi chờ Tổng thống Nga lên tiếng
Vào lúc này, phản ứng của Nga cũng như của phe đối lập ở miền Đông Ukraine khiến phần lớn các chuyên gia phương Tây lo ngại, nhất là các trận pháo kích sau đó ở Donetsk cho thấy cuộc giao chiến ở nơi đây lại tiếp tục.
Theo tờ "Chính trị thế giới", các phương tiện truyền thông Nga đã công khai tỏ ra nghi ngờ về thắng lợi của phe thân phương Tây ở trong Quốc hội mới của Ukraine. Bên cạnh đó, phía Nga cũng khẳng định tôn trọng nguyện vọng của người dân khu vực Đông Ukraine sau cuộc bầu cử.
Kiev và phương Tây vẫn liên tục thúc giục và gây sức ép nếu Nga lên tiếng công nhận kết quả bầu cử ở miền Đông Ukraine. Phát biểu ngày 3/11, Phó ngoại trưởng Nga Grigory Karasin tuy không đề cập tới việc chính thức công nhận kết quả bầu cử này, nhưng nói rằng, lãnh đạo mới được bầu ở miền Đông Ukraine có thẩm quyền đàm phán với Kiev.
Theo quan điểm của Nga, cách tốt nhất hiện nay để "đóng băng cuộc xung đột" Ukraine, đó là lực lượng đối lập và quân đội Chính phủ phải tham gia đàm phán trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, cho đến nay Kiev vẫn chưa tiến hành đàm phán với phe đối lập, khiến triển vọng hòa bình khó đến sớm được với khu vực miền Đông Ukraine.
Cùng ngày, người phát ngôn cơ quan đại diện thường trực Nga tại Liên Hợp Quốc Alexei Zaisev tuyên bố Nga không ủng hộ các dự thảo tuyên bố được đề xuất tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về bầu cử tại miền Đông Ukraine do dự thảo này không thỏa đáng. Theo đó, Nga sẽ ngăn chặn việc thông qua tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Bảo an lên án các cuộc bầu cử tại Lugansk và Donetsk.
Tuy Nga vẫn chưa đưa ra quan điểm chính thức về 2 cuộc bỏ phiếu vừa rồi ở Ukraine nhưng rõ ràng là Nga sẽ vẫn không chịu bó tay trước một Ukraine đang ngày càng xích lại gần châu Âu. Theo quan điểm của tờ "Chính trị thế giới", Tổng thống Putin sẽ sẵn sàng làm tất cả để ngăn chặn sự tồn tại ở biên giới của mình một đất nước Ukraine thân châu Âu, nơi có thể sẽ có các căn cứ quân sự của NATO.
Ukraine- phía trước là chông gai và thách thức
Giới phân tích cho rằng những thách thức trong thời gian tới dường như còn quá nhiều đối với đất nước Đông Âu này. Từ khi tách ra khỏi Liên Xô vào năm 1991, đất nước Ukraine đã là mảnh đất diễn ra các cuộc đụng độ địa chính trị giữa phương Tây và Nga. Mối quan hệ giữa Nga và Ukraine trước đây rất khăng khít với nhau, nhưng hiện giờ lại đang ở mức "chạm đáy", theo lời của Moscow cho hay.
Thách thức đầu tiên đối với các nhà cầm quyền mới của Ukraine là phải nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu đã hoành hành tại miền Đông trong những tháng vừa qua vì tiến trình hòa bình do Tổng thống Poroshenko đưa ra và lệnh ngừng bắn, ký ngày 5/9, vẫn không chấm dứt được các cuộc giao tranh.
Giao tranh gia tăng gần sân bay Donetsk trong những ngày qua. Ảnh EPA
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chừng nào quan hệ căng thẳng giữa Nga và phương Tây vẫn còn tiếp tục thì miền Đông của Ukraine vẫn còn là bãi chiến trường, thậm chí rất có thể sẽ đi tới chỗ tuyên bố độc lập cho vùng này và sẽ sáp nhập vào Nga giống như là Crimea, tờ "Chính trị thế giới" cho biết.
Bên cạnh đó, Tân Hoa xã bày tỏ quan điểm, Quốc hội mới của Ukraine có thể lựa chọn sự thỏa hiệp chính trị, bao gồm cả việc trao quyền tự chủ nhiều hơn cho miền Đông Ukraine để giảm bớt căng thẳng ở khu vực này. Nếu như việc thỏa hiệp vẫn không thuyết phục được người dân miền Đông, đến lúc này, chính quyền Ukraine có thể mở rộng các hoạt động quân sự ở Donetsk và Lugansk.
Thách thức tiếp theo đối với Ukraine là thách thức về kinh tế. Tiến sỹ Nguyễn Thị Bích Ngọc, chuyên viên nghiên cứu Nga và Ukraine của Viện nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho phóng viên VOV biết: "Từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine xảy ra cho tới nay thì những người trong giới nghiên cứu chúng tôi đều thống nhất với nhau rằng có lẽ nguyên nhân nội tại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những biến động chính trị ở Ukraine". "Kinh tế đình trệ, đời sống nhân dân khó khăn đã làm gia tăng sự chia rẽ, bất ổn trong nước", bà Ngọc nói.
Để cứu vãn nền kinh tế Ukraine đang trên đà phá sản, Quốc hội Ukraine đã thông qua một loạt các cải cách kinh tế triệt để. Tân Hoa xã dẫn lời chuyên gia Oleg Grytsaienko - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế nhận định: "Quốc hội mới sẽ thực hiện nhiều hoạt động cải cách hơn bởi vì các nhà lập pháp đều là những người chuyên nghiệp và thực hiện nhiều dự án cải cách trong các lĩnh vực khác nhau".
Rõ ràng không thể thực hiện được tất cả các cải cách trong một vài tháng, vì vậy các nhà lập pháp Ukraine cần phải biết ưu tiên cải cách nào trước, cải cách nào làm sau. Theo Tân Hoa xã, cần ưu tiên giải quyết những việc liên quan đến việc phân quyền trong việc điều hành đất nước và vấn đề tài chính.
Ngoài ra Ukraine cũng cần có các cải cách cần thiết khác trong các lĩnh vực quốc phòng, hành chính và thực thi pháp luật. "Đấu tranh chống tham nhũng" cũng là nỗi ám ảnh lơ lửng trên đầu các nhà lập pháp mới.
Thách thức cuối cùng là việc cân bằng mối quan hệ của Ukraine với phương Đông và phương Tây. Xung đột với Nga, Ukraine mất đi nguồn khí đốt giá rẻ từ tháng 6, nhất là khi mùa đông đang tới gần. Hiện nước này đang nợ Nga khoảng 2 tỷ USD giá khí đốt và Kiev đã yêu cầu phương Tây viện trợ 2 tỷ USD. Những cuộc đàm phán khí đốt đã diễn ra nhiều lần nhưng không thu được nhiều kết quả khả quan.
Kiev đang nợ Nga khoảng 2 tỷ USD giá khí đốt. Ảnh: AFP
Việc giải quyết ổn thỏa quan hệ với Nga là vô cùng quan trọng với Nga song nhiều người nhận định rằng "việc xích lại gần nhau" giữa 2 nước sau cuộc gặp tại Milan. Italy vào cuối tháng trước vẫn chỉ là lời hứa trên giấy.
"Rõ ràng bất kỳ động thái nào của chính quyền Kiev dù là ngả theo phương Tây hay ngả về phía Nga cũng làm cho mâu thuẫn bị thổi bùng lên. Vì vậy, Ukraine cần phải có một chính sách hết sức linh hoạt, khéo léo không bị phụ thuộc và phải hết sức tự chủ. Ukraine hoàn toàn có thể hiện thực hóa những lợi ích của chính mình nếu như họ biết tận dụng những điểm khác biệt của các cường quốc phương Đông và phương Tây", Tiến sỹ Ngọc nhận xét.
Tiến sỹ Ngọc cho biết thêm: "Điều quan trọng nhất ở đây là Chính quyền Kiev phải xác định mục đích phục vụ cho lợi ích của đất nước và của người dân. Phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu khi quyết định một chính sách đối ngoại nào đó"./.
Theo Phương Chi/ VOV.VN
Uống nước mát, nhiều trẻ bị rối loạn đường tiểu Đang mùa mưa, trời bỗng vào đợt "hạn bà chằn", "nhiều phụ huynh đua nhau nấu hoặc mua các loại nước giải nhiệt cho con uống để... thanh nhiệt. Tuy nhiên, nhiều loại nước "mát" lại gây hại cho bé" - bác sĩ (BS) Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cảnh báo. Chị Nguyễn Thị Hạnh, ngụ Q.10,...