Giữa lúc khó khăn, Facebook liên tục chảy máu chất xám
Facebook bắt đầu đối mặt với vấn nạn chảy máu chất xám. Những nhân vật điều hành quan trọng lần lượt ra đi. Đây là thời điểm tồi tệ nhất của Facebook từ ngày đầu thành lập đến nay.
FacebookFB (NASDAQ) đã đánh mất 6 vị Giám đốc điều hành quan trọng trong một năm qua. Gần đây nhất là ra đi của Kevin Systrom và Mike Krieger, hai đồng sáng lập mạng xã hội hình ảnh Instagram.
Điều đó có nghĩa Mark Zuckerberg không còn cộng sự đắc lực nào trong thời điểm Facebook cố gắng lấy lại lòng tin của người dùng sau hàng loạt bê bối. Không có những giám đốc điều hành quan trọng bên cạnh, công việc của Mark Zuckerberg trong thời gian tới sẽ không hề đơn giản.
Hai đồng sáng lập Instagram nằm trong 6 người rời bỏ Zuckerberg
Tháng 9/2017, Mark Zuckerberg mất Brian Acton, đồng sáng lập WhatsApp. Tháng 4/2018, Jan Koum, người sáng lập WhatsApp thứ hai rời đi. Đến tháng 6/2018, Elliot Schrage, Phó chủ tịch truyền thông và chính sách của Facebook thôi việc. Hai tháng sau đó, Alex Stamos, Giám đốc An ninh Facebook từ chức.
Video đang HOT
Zuckerberg đang đối mặt với những vấn đề khó khăn như vi phạm dữ liệu người dùng, tin tức giả mạo, nội dung không phù hợp và can thiệp bầu cử. Tất cả những bê bối này khiến Facebook có báo cáo kinh doanh tệ hại vào quý II/2018 và 120 tỷ USD bốc hơi chỉ trong một phiên giao dịch.
Giữa lức Facebook đang cố lấy lại lòng tin từ người dùng
Những bê bối này lan sang các nền tảng khác. WhatsApp bị cáo buộc tiếp tay cho các vụ lừa đảo tại Ấn Độ. Trong khi đó, Instagram lại đề xuất video nhạy cảm cho trẻ em trên IGTV. Hiện cả hai ứng dụng WhatsApp và Instagram đều không có người lãnh đạo thay thế.
Theo zing
Chủ tịch Thừa Thiên-Huế nói về tình trạng nhân tài "rũ áo ra đi"
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Ngọc Thọ, tình trạng nhân tài đi khỏi Thừa Thiên-Huế là nỗi lo của lãnh đạo tỉnh và của người dân Thừa Thiên-Huế.
Chiều nay (13.8), UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức họp báo công bố những hỗ trợ của tỉnh dành cho doanh nghiệp.
Tại buổi họp báo, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Ngọc Thọ trả lời nhiều câu hỏi về chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với doanh nghiệp, về vấn đề Thừa Thiên-Huế chảy máu nhân tài.
Chúng ta có quyền tự hào Huế là nơi đào tạo cung cấp nhân tài cho cả nước. Nhưng ngược lại những người giỏi ở Huế nhiều khi đi hết là nỗi lo cho chúng tôi, nỗi lo cho bà con xứ Huế này - ông Phan Ngọc Thọ bộc bạch.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Ngọc Thọ (giữa) phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Trần Hòe
Ông Thọ nói, tình trạng chảy máu chất xám đang xảy ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam chứ không chỉ riêng ở Huế. Ở Huế, điển hình là tình trạng nhiều bác sĩ giỏi bỏ Huế mà đi. Làm sao để những người đầu đàn, đầu ngành không đi ra khỏi Huế là vấn đề không đơn giản.
Theo ông Thọ, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có nhiều đề án, nhiều dự thảo về vấn đề thu hút, giữ chân nhân tài nhưng việc này phải xem xét kỹ lưỡng. Nguyên nhân là bởi trên thực tế, nhiều địa phương trong nước đã làm việc này nhưng không thành công, chưa thành công.
Quan điểm của cá nhân tôi, muốn thu hút nhân tài trước hết chúng ta phải có điều kiện làm việc tốt nhất để mà giữ chân họ lại. Không có cái gì bằng điều kiện để họ làm việc, cống hiến. Còn ưu đãi về nhà cửa, ưu đãi về tiền lương chẳng qua tức thời - ông Thọ nói.
Ông Thọ cho biết, để thu hút nhân tài thì trước mắt cũng như lâu dài phải tăng cường hoàn thiện sản xuất kinh doanh. Nếu tỉnh có những doanh nghiệp lớn, tâp đoàn lớn thì nhân tài không những không đi khỏi Huế mà ngược lại nhân tài còn kéo về Huế. Bên cạnh đó là việc tỉnh phải có được những thiết chế nghiên cứu quy mô lớn.
Thế hệ tôi rất nhiều người học ở nước ngoài, nghiên cứu về vật lý chất rắn, vật lý nguyên tử, họ vào Huế làm gì, họ ở Đà Lạt, TP.HCM, Hà Nội... Tôi học dầu khí về Huế thuộc diện hy hữu, tôi đi làm chính trị hy hữu vô cùng - ông Thọ chia sẻ.
Về hỗ trợ của tỉnh dành cho doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế khẳng định, trên cương vị là người đứng đầu chính quyền tỉnh, ông cam kết quyết tâm đổi mới, tạo ra những đột phá trong tư duy quản lý và phát triển, tạo mọi điều kiện thông thoáng và minh bạch, xây dựng đầy đủ các thiết chế, hỗ trợ tối đa các thủ tục hành chính... để các doanh nghiệp có thể bỏ vốn đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh vào mục đích tạo ra lợi nhuận và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển.
Theo Danviet
Đài Loan tính "nhập tịch" nhân tài Đông Nam Á đối phó "chảy máu chất xám" sang Trung Quốc Lo ngại tình hình chảy máu chất xám sang Trung Quốc đại lục có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, cũng như dân số suy giảm, chính quyền Đài Loan cân nhắc một dự luật có những chế độ ưu đãi trong việc cấp quyền thường trú dài hạn cho sinh viên và công nhân lành nghề Đông Nam Á. Đài Bắc, Đài...