Giữa lúc đại dịch Corona hoành hành, website của Bộ Y tế bất ngờ bị sập
Đại diện Bộ Y Tế cho biết do lượng truy cập quá lớn nên trang web đã bị quá tải.
Sáng ngày 1/2, trang web chính thức của Bộ Y Tế bất ngờ gặp sự cố. Người dùng phản ánh việc họ nhận được dòng thông báo ‘Không thể truy cập trang web này’ khi vào website moh.gov.vn bằng cả điện thoại và máy tính.
Ngay lập tức, đại diện Bộ Y Tế đã lên tiếng giải thích nguyên nhân là do lượng truy cập vào trang web quá lớn nên mới gây ra tình trạng lỗi. Hiện tại, Bộ Y Tế đang cố gắng để sớm khắc phục sự cố.
‘Chúng tôi đang cố gắng để sớm khắc phục sự cố’, đại diện Bộ Y tế chia sẻ.
Trang web của Bộ Y Tế đang trong tình trạng ‘Không thể truy cập’.
Theo thống kê của trang Similarweb, trang web của Bộ Y tế có lượt truy cập trung bình khoảng 400.000 lượt/tháng. Trong đó, 52,9% người dùng truy cập bằng máy tính và 47,1% truy cập bằng điện thoại di động. Từ đầu năm 2020, lượng người truy cập vào trang này tăng gần 30%.
Ngoài trang web chính thức, người dân có thể truy cập một số kênh truyền thông của Bộ Y tế như Zalo hay Fanpage chính thức của Bộ trên Facebook để nắm bắt diễn biến tình hình dịch bệnh.
Cũng trong sáng nay (1/2), Bộ Y tế đã công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra tại tỉnh Khánh Hòa, sau khi xác định một nữ lễ tân khách sạn mắc bệnh. Dịch công bố từ thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV ở Khánh Hòa, tối 31/1. Đây là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, nguy cơ ở mức khẩn cấp toàn cầu.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân sử dụng khẩu trang che miệng và mũi, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn với thời gian ít nhất là 20 giây. Tránh tiếp xúc gần với người bị ho hoặc sốt. Thông báo cho UBND, cơ quan chuyên môn y tế hoặc cơ sở y tế gần nhất khi phát hiện người mắc bệnh hoặc dấu hiệu bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV. Tuân thủ các quy định về cách ly và điều trị khi mắc bệnh.
Video đang HOT
Mẫu bệnh phẩm chuẩn bị xét nghiệm nCoV ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Theo thống kê của Google Trends, Việt Nam nằm trong top 4 quốc gia tìm kiếm nhiều nhất về virus Corona, sau Indonesia, Trung Quốc và Philippines.
Người Việt bắt đầu tìm kiếm về virus corona vào ngày 23/1. Trong ba ngày sau đó, lượng tìm kiếm về từ khoá này liên tục tăng và đạt mức cao nhất vào tối ngày 26/1. Trong một ngày, đã có hơn 500 nghìn lượt tìm kiếm về virus Corona, cao gấp 10 lần từ khoá xếp thứ hai.
Ngày 30/1, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố đợt bùng phát dịch Coronavirus ở Trung Quốc là một tình trạng khẩn cấp toàn cầu, trong lúc dịch bệnh đã lây lan ra 18 nước.
1 ngày sau đó, Bộ Y tế đã gửi công văn đến các bệnh viện về việc giao ban chuyên môn trực tuyến công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới (nCOV) gây ra. Theo đó, hệ thống giao ban trực tuyến gồm 22 điểm cầu, trong đó 21 bệnh viện nằm trong danh sách giao ban trực tuyến nhằm ứng phó lại với dịch viêm phổi do virus Vũ Hán gồm Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện E, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện chợ rẫy, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM…
Bin
Theo baodatviet
Tại sao quy định 'uống rượu bia không được lái xe'?
Dự thảo luật phòng chống tác hại rượu bia, Bộ Y tế đề xuất phương án cấm hoàn toàn và cấm có mức độ cồn trong máu khi lái xe.
Bộ Y tế chủ trì quá trình xây dựng Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, tiến hành suốt 10 năm kể từ lúc đưa ra dự thảo, trưng cầu ý kiến, trình duyệt... Luật đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019, có hiệu lực ngày 1/1/2020, trong đó quy định hiện được nhiều người quan tâm nhất là Cấm uống rượu bia khi lái xe.
Nhiều câu hỏi được đặt ra như tại sao quy định nồng độ cồn trong máu người lái xe bằng 0 mà không cho phép độ cồn cao hơn; hoặc uống hoa quả lên men có được cho là tăng độ cồn trong máu...
Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết: "Đây là cảnh báo nguy cơ mạnh nhất để răn đe việc 'đã uống rượu bia là không lái xe'".
Theo bà Trang, trước khi trình dự thảo luật phòng chống tác hại rượu bia ra Quốc hội, Bộ Y tế đã lấy ý kiến các bên liên quan và thống nhất đề xuất 2 phương án.
Phương án 1 là cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn.
Phương án 2: Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Cụ thể là nồng độ cồn không quá 30 mg/100 ml máu, hoặc không quá 0,15 mg/lít khí thở.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lấy ý kiến đại biểu Quốc hội hai phương án này. Kết quả, các phương án này đều không đạt được hơn 50% đại biểu Quốc hội tán thành.
Khi ấy Thường vụ Quốc hội nhận thấy trong tình hình ngày càng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến việc sử dụng rượu, bia, gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, quy định cấm "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" là cần thiết. Do đó Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Trước đề nghị này, 77,2% đại biểu Quốc hội đã biểu quyết tán thành quy định "đã uống rượu, bia thì không điều khiển phương tiện giao thông", trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, ngày 14/6/2019.
Luật Giao thông đường bộ sau đó được sửa theo hướng "đã uống rượu bia thì không được lái xe".
Cụ thể, khoản 8 điều 8 của Luật Giao thông đường bộ trước đó nghiêm cấm "điều khiển ôtô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn", riêng người điều khiển xe máy chỉ cấm khi "trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở".
Để đồng bộ với luật chống tác hại rượu bia, nghị định 100 hiệu lực từ 1/1/2020 sửa điều khoản này, nghiêm cấm người "điều khiển ôtô, môtô, xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Tức, nồng độ cồn trong máu người lái xe bằng 0. Mức phạt tăng gấp đôi so với trước.
Kiểm tra nồng độ cồn ở Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành.
Theo bà Trang, 10 năm nay, Luật giao thông đường bộ đã quy định không có nồng độ cồn trong máu và khí thở mới được phép lái xe, người dân không phản ứng gì. Nay, Luật mới bổ sung thêm xe máy và mức phạt mới nên có nhiều ý kiến.
Tuy vậy, bà Trang cho rằng: "Mức phạt mới chưa phải là cao, nhiều nước còn phạt tù người vi phạm dù không gây hậu quả nghiêm trọng".
Nhật Bản phạt 5.000-10.000 USD, Anh và Singapore khoảng 4.000 USD (khoảng 1-2 tháng lương). Người vi phạm còn chịu phạt tù 3-6 tháng như ở Anh, Singapore, tù 3 năm ở Nhật, Hàn Quốc, kèm theo tước bằng, chịu lao động công ích và học lại luật, thi lại bằng. Nếu tái phạm, người vi phạm sẽ chịu mức phạt lũy tiến cao gấp nhiều lần.
Ông Đặng Thuần Phong, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội mới chia sẻ với VnExpress.net rằng ông tâm đắc nhất quy định "đã uống rượu bia thì không lái xe". Đây là thông điệp quyết liệt, được lấy ý kiến nhiều lần. Mức phạt mới là giải pháp đánh vào kinh tế, giúp người dân thay đổi dần nhận thức, hành vi.
Theo ông Phong, cấm lái xe khi đã uống rượu bia sẽ làm nhu cầu rượu bia giảm, từ đó giảm nguồn cung, khắc phục được những hậu quả do rượu bia gây ra.
Thực tế, 7 ngày đầu kể từ khi luật có hiệu lực, số bệnh nhân vào các bệnh viện tại Hà Nội cấp cứu do tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia đã giảm mạnh, thậm chí giảm đến 50% ở Bệnh viện Thanh Nhàn.
Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng rượu bia tăng nhanh. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia trong lứa tuổi vị thành niên và thanh niên tăng gần 10% sau 5 năm. Tỷ lệ uống rượu, bia ở mức có hại - tức từ 6 đơn vị rượu trở lên trong một lần uống lên tới 44%. Việc sử dụng rượu bia có hại cho sức khỏe, gây ra nhiều loại bệnh tật. Đặc biệt, tình trạng tai nạn giao thông do rượu bia khá cao. Vì vậy cần phải có các biện pháp mạnh mẽ để giảm các tỷ lệ này.
"Không có ngưỡng an toàn nào cho rượu bia. Mục đích lớn nhất của Luật là nâng cao nhận thức và ý thức sử dụng rượu bia an toàn, hạn chế tác hại của rượu bia với sức khỏe, trật tự và an toàn xã hội trong đó có an toàn giao thông", bà Trang nói.
Theo bà Trang, tốt nhất là không nên uống rượu bia. Nếu có uống thì hạn chế ở mức nguy cơ thấp. Và tuyệt đối không uống rượu bia trước khi lái xe.
Theo VNE
Đánh giá chất lượng bệnh viện không vì thành tích mà vì chính sự tồn tại của các bệnh viện Đánh giá chất lượng bệnh viện đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn đối với người bệnh. Chất lượng bệnh viện là căn cứ tính giá viện phí và là lựa chọn của các hãng bảo hiểm. Việc đánh giá những mặt đạt được và những điều còn hạn chế sẽ giúp bệnh viện hoàn thiện hơn nữa để phục vụ...