Giữa dịch corona, người Vũ Hán bị chính dân Trung Quốc kỳ thị
Dịch cúm corona khiến cho bất kỳ ai đến từ Vũ Hán, dù không mắc bệnh, cũng bị tẩy chay.
Zing.vn trích dịch bài đăng từ The New York Times, đề cập đến vấn đề những người sinh sống, làm việc tại Vũ Hán đều bị phân biệt đối xử bởi chính người dân Trung Quốc.
Để thuận tiện trong việc quản lý hơn 1.4 tỷ dân, một mạng lưới giám sát rộng lớn, với hệ thống nhận dạng khuôn mặt và máy ảnh cao cấp, được lắp đặt trên khắp đất nước Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát như hiện nay, chính quyền đề nghị người dân tự giác báo cáo những người đến từ Vũ Hán, nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Trước yêu cầu trên của chính phủ, những người đến từ Vũ Hán đều gặp phải tình trạng phân biệt đối xử hoặc bị ruồng bỏ. Lý do bởi thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc đang là nơi bùng phát dịch viêm phổi cấp do virus corona.
Bị quay lưng
Phải mất đến 5 ngày, chính quyền Trung Quốc mới có thể liên hệ được với Harmo Tang, một sinh viên theo học tại Vũ Hán và vừa trở về tỉnh Chiết Giang.
Anh chia sẻ sau khi anh về nhà, chính quyền địa phương ngay lập tức hỏi thông tin cá nhân của anh, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân.
Một người Trung Quốc bị nghi nhiễm virus corona được đưa đi cách ly. Ảnh: Getty Images.
Chỉ sau một vài ngày, toàn bộ thông tin không chỉ của riêng Tang mà tất cả những người từ Vũ Hán về Chiết Giang đều bị đưa lên mạng internet.
Một vài ngày sau, mặc dù không đưa bất kỳ một lời giải thích nào, chính quyền địa phương tự động dán băng dính chuyên dụng của cảnh sát lên cửa nhà Harmo Tang. Đồng thời, họ treo một biển cảnh báo hàng xóm xung quanh rằng trong nhà này có một người trở về từ Vũ Hán.
Video đang HOT
Nếu bất kỳ ai trong gia đình bước ra khỏi căn hộ, họ yêu cầu người dân lập tức gọi điện theo hotline được đề trên tấm biển đó. Anh Tang chia sẻ, có những ngày anh nhận được 4 cuộc gọi từ các cơ quan chính quyền địa phương khác nhau.
“Tôi cảm thấy không thoải mái lắm khi các nhà chức trách địa phương sử dụng tông giọng cảnh cáo, ra lệnh, thay vì tông giọng quan tâm, đồng cảm”, anh nói.
Ở miền đông Giang Tô, việc cách ly vô tình trở thành cầm tù khi chính quyền địa phương sử dụng cột kim loại để rào cửa nhà của một gia đình vừa trở về từ Vũ Hán. Gia đình này phải nhờ hàng xóm mua hộ nhu yếu phẩm và chuyển vào nhà từ ban công sau.
Người giao hàng tại Vũ Hán phải trang bị mặt nạ và đồ bảo hộ đặc biệt. Ảnh: Getty Images.
Do tình trạng ở quê nhà ngày càng trở nên tồi tệ hơn, Andy Li, một nhân viên kỹ thuật công nghệ đến từ Vũ Hán vốn đang đi du lịch với gia đình ở Bắc Kinh, lập tức thuê một chiếc ôtô và đưa cả gia đình đến Quảng Đông. Trước đó, ở Nam Kinh, anh bị một khách sạn sang trọng từ chối nhận phòng.
Tại Quảng Đông, Li đã thiết lập một khu vực cách ly gia đình anh trong vòng 4 ngày, cho đến khi chính quyền địa phương yêu cầu những người dân Vũ Hán di chuyển đến một khách sạn bên cạnh nhà ga trung tâm.
Anh Li cho biết, khách sạn này không đảm bảo vai trò cách ly của nó cho lắm. Chính quyền chỉ chăm chăm tách người Vũ Hán khỏi cộng đồng người Nam Kinh. Họ không quan tâm nếu những người Vũ Hán lây nhiễm lẫn nhau.
Vì vậy, anh Li cẩn thận chèn thêm khăn và giấy vào những kẽ hở giữa các cửa nhằm chặn luồng không khí, hạn chế nguy cơ gia đình anh lây nhiễm virus tối đa.
“Tôi không có ý trách cứ. Chính sách nào cũng có lỗ hổng thôi. Tuy nhiên, tôi vô cùng lo lắng cho sức khỏe của gia đình mình”, anh nói.
Jia Yuting (21 tuổi), một sinh viên học tập ở Vũ Hán, đã trở về quê nhà được 18 ngày, tức lâu hơn thời gian ủ bệnh 14 ngày.
Khi Yuting nhận được tin ông cô bị bệnh ở một ngôi làng gần nhà, cô đã chủ động làm theo hướng dẫn và đăng ký thông tin cá nhân với Ủy ban nhân dân địa phương để được tới thăm ông.
Đường phố Trung Quốc trở nên vắng lặng hơn bao giờ hết trong thời điểm dịch cúm corona bùng phát. Ảnh: Reuters.
Sau đó một vài ngày, cô phát hiện ra toàn bộ thông tin cá nhân của cô bị phát tán trên mạng. Thậm chí, Yuting còn nhận được một cuộc điện thoại đe dọa từ một người đàn ông lạ mặt: “Ai cho phép mày trở về nhà từ Vũ Hán? Mày phải ở lại đấy chứ!”.
Mặc dù không đưa ra bất kỳ một lời giải thích nào, các nhà chức trách khăng khăng rằng việc thiết lộ thông tin cá nhân chẳng ảnh hưởng đến cuộc sống của cô.
Sau 3 ngày kể từ chuyến thăm, ông của Yuting qua đời. Ngay lập tức, chính quyền địa phương ra lệnh gia đình của cô không được phép trở lại làng để dự đám tang.
“Dân làng thì thiếu hiểu biết, còn chính quyền địa phương thì chưa có hành động nào giúp đỡ, tạo điều kiện cho gia đình tôi”, Yuting nói.
Tuy nhiên, một số quan chức chính phủ đã nhanh chóng nắm bắt được tình hình và kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng trước nguy cơ định kiến về những người Vũ Hán ngày càng lan rộng. Các chuyên gia cảnh báo, sự phân biệt đối xử có thể gây phản tác dụng và tổn hại thêm lòng tin của công chúng.
Trong một cuộc họp báo vào thứ ba tuần trước, ông Ma Guoqiang, Bí thư thành ủy thành ủy Vũ Hán, cho biết: “Chúng tôi đang chú ý đến vấn đề này. Tôi tin rằng, chỉ có ít người mới kỳ thị. Phần lớn người dân sẽ đối xử với người Hồ Bắc bằng một tấm lòng nhân hậu”.
Nỗ lực phòng bệnh
Hiện nay, mạng lưới các tình nguyện viên và các tổ chức đã được thành lập và sẵn sàng giúp đỡ. Trên đường, ở các màn hình lớn, biển quảng cáo, poster và video tuyên truyền hoạt động liên tục nhằm nhắc nhở mọi người hạn chế ra đường, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
Các trạm kiểm tra thân nhiệt hoạt động hết công suất. Ảnh: Reuters.
Có thể thấy, Trung Quốc đang áp dụng phương pháp chống dịch cúm virus corona giống thời điểm Bắc Kinh gặp dịch SARS (2002-2003). Các trạm đo thân nhiệt được thiết lập tại các trạm thu phí cầu đường, trước cổng các khu chung cư, khách sạn, cửa hàng tạp hóa và nhà ga.
Ngoài ra, các nhà chức trách Trung Quốc cũng truy tìm và cách ly những người Vũ Hán thông qua hệ thống kiểm tra chứng minh nhân dân. Đây là loại giấy tờ cần thiết nếu bất kỳ ai muốn xuất cảnh, hoặc đi từ tỉnh này sang tỉnh khác của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc vẫn mong muốn những hành khách trên các chuyến tàu, chuyến bay đã được xác định có mầm bệnh nên chủ động tự khai báo.
Theo Zing
Người chiến thắng virus Corona trở về: Mọi người nhìn tôi như quái vật!
Ông Yang, 46 tuổi ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc chia sẻ, mặc dù ông đã chiến thắng trong cuộc chiến chống lại virus Corona nhưng giờ đây ông lại phải đối mặt với một cuộc chiến khác: Chống lại sự kỳ thị của dân làng với mình.
Ông Yang trả lời phỏng vấn về sự kỳ thị đối với ông sau khi ông nhiễm virus Corona và thậm chí đã khỏi bệnh.
Ông Yang bị nhiễm virus Corona dù chưa từng đến chợ hải sản Huanan- nơi dịch bệnh bùng lên và cũng sống rất xa khu chợ này. Ông được điều trị tại Bệnh viện Nhân dân số 6 Ôn Châu và đủ điều kiện ra viện vào ngày 24/1. Tuy nhiên, sau khi chiến thắng trong cuộc chiến chống virus Corona, giờ đây ông Yang lại phải đối mặt với một cuộc chiến khác: Chống lại sự kỳ thị của dân làng với mình.
"Ở làng, khi mọi người nhìn thấy tôi họ như thể nhìn thấy quái vật và họ rất sợ hãi. Tôi đã nhận được rất nhiều cuộc gọi yêu cầu tôi phải ở yên trong nhà, thức ăn và nhu yếu phẩm sẽ được chuyển đến cửa nhà tôi. Đây là cách họ đối xử với tôi", ông Yang chia sẻ.
"Một số người thậm chí nói rằng căn bệnh này hoàn toàn không thể chữa khỏi được và họ không tin rằng tôi đã được chữa khỏi", ông Yang nói thêm và cho biết 2 tuần sau khi xuất viện, ông đã trở lại bệnh viện kiểm tra thêm lần nữa để mọi người hiểu rằng ông đã hoàn toàn khỏi bệnh.
Ông Yang từng tới Vũ Hán rồi về Ôn Châu vào ngày 3/1 và phải nhập viện vì nhiễm virus Corona.
"Khi ông ấy được chuyển đến bệnh viện của chúng tôi vào ngày 17/1, ông ấy bị ho và cảm thấy tức ngực, nhưng tình trạng của ông ấy không nặng và ông ấy đã hồi phục rất nhanh", Dai Jianyi, bác sĩ phụ trách điều trị cho ông Yang cho biết.
Theo danviet.vn
Dịch Corona: Trung Quốc thực thi các biện pháp 'thời chiến' ở Vũ Hán Tỷ lệ tử vong do virus Corona tại Vũ Hán cao hơn 20 lần so với trung bình cả nước. Theo đó, chính quyền Trung Quốc đang áp đặt các biện pháp ngày càng cực đoan ở Vũ Hán để ngăn chặn sự lây lan của virus. Thành phố Vũ Hán vắng lặng như tờ vì dịch Corona Tỷ lệ tử vong do...