Giữa đại dịch Covid-19: Vì sao máy thở được coi là ‘lá phổi sắt’, hai loại máy thở khác nhau thế nào?
Theo TS Hoàng Công Tình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, máy thở được xem là “lá phổi sắt” trong bất cứ khoa Cấp cứu, Hồi sức và Chống độc nào.
Hai loại máy thở
Trong đại dịch Covid-19, máy thở là thiết bị y tế tối cần thiết để cứu sống những người bệnh đã ở giai đoạn hai lá phổi bị virus tấn công, tàn phá nghiêm trọng. Việc chuẩn bị máy thở phòng tình huống xấu nhất khi có nhiều bệnh nhân cần phải thở máy đều được các quốc gia đưa ra.
Với bệnh nhân nặng, không có máy thở đồng nghĩa với chết. Tất cả các bệnh nhân nặng của hệ Nội khoa như: viêm phổi nặng, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim giai đoạn cuối, bệnh lý thần kinh-cơ, ngộ độc nặng, rối loạn chuyển hoá nặng, động kinh, sốt cao co giật, rối loạn tâm thần… đều cần thở máy.
Những bệnh nhân nặng của hệ Ngoại khoa và các chuyên khoa cần phẫu thuật đều phải có máy thở.
TS Hoàng Công Tình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết máy thở chính là máy thông khí nhân tạo. Đây là thiết bị trợ giúp quá trình thở cho bệnh nhân; giúp đưa không khí vào phổi bệnh nhân với thể tích khí và nồng độ oxy khác nhau theo chỉ định của thầy thuốc.
Máy thở có thể trợ giúp bệnh nhân hoàn toàn (thở máy kiểm soát), trợ giúp một phần (thở máy hỗ trợ), trợ giúp bệnh nhân trong quá trình cai máy thở để trở về thở tự nhiên.
Máy thở có tác dụng cứu cánh cho bệnh nhân nặng
Video đang HOT
Trong điều trị, tuỳ tình trạng bệnh nhân mà thầy thuốc có thể sử dụng phương thức thở máy xâm nhập (nối qua ống nội khí quản, canuyl khí quản, mask thanh quản) hoặc thở máy không xâm nhập (nối bằng mask úp vào mũi-miệng) cho bệnh nhân.
Trên một máy thở hiện đại thường phải có: màn hình cảm ứng, trải qua quá trình test máy nghiêm ngặt trước khi kết nối với bệnh nhân. Hệ thống theo dõi được các thông số thở của bệnh nhân, thở được cho mọi lứa tuổi từ sơ sinh nhẹ cân đến người lớn, có cả phương thức thở xâm nhập và không xâm nhập, có hệ thống ắc quy dự phòng khi mất điện, có hệ thống cảm biến nhiệt – thể tích – áp lực – điện năng…
Đối với một cơ sở y tế, chỉ cần nhìn vào số lượng và chủng loại máy thở nơi đó đang sử dụng sẽ hình dung ra đẳng cấp của cơ sở y tế đó; bởi vì hệ thống máy thở luôn đi kèm với các kỹ thuật chuyên môn của tất cả các chuyên khoa. Càng có nhiều bệnh nhân nặng thở máy, càng chứng tỏ cơ sở đó thực hiện được nhiều kỹ thuật chuyên sâu.
Theo BSCKII Nguyễn Trung Cấp – trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương có hai loại máy thở là máy thở xâm nhập và máy thở không xâm nhập.
Máy thở không xâm nhập CPAP bản chất nó là cái quạt tạo ra một dòng khí có áp lực dương để hỗ trợ động tác hít vào của bệnh nhân đỡ tốn sức. Tuy vậy áp lực dương này sẽ cản trở động tác thở ra. Nó đơn giản nên loại máy thở này khá rẻ tiền.
Máy thở không xâm nhập BiPAP hiện đại hơn, nó cảm nhận được thì hít vào của bệnh nhân để nâng áp lực hỗ trợ lên cao và cảm nhận thì thở ra của bệnh nhân để hạ áp lực xuống thấp để bệnh nhân thở ra không bị cản trở.
Bệnh nhân nặng phải thở máy và trong dịch Covid-19 máy thở được các nước đầu tư ưu tiên
Máy thở xâm nhập là những máy được thiết kế để thở cho những bệnh nhân nặng, phải thở qua ống nội khí quản. Khi đó máy sẽ kiểm soát hoạt động hô hấp của bệnh nhân. Do phải đáp ứng với nhiều yêu cầu hô hấp ở bệnh nhân nặng nên máy sẽ có nhiều phương thức thở khác nhau. Thậm chí, đa năng thở cả xâm nhập hay không xâm nhập.
Các máy thở đắt rẻ khác nhau phụ thuộc vào độ tinh vi của phần mềm điều khiển, độ nhanh nhạy chính xác bộ vi xử lý và sensor, độ bền và thương hiệu cùng các option kèm theo.
Sử dụng máy thở có khó không?
TS Tình cho biết sử dụng máy thở rất khó và để đào tạo được nhân viên y tế có thể sử máy thở cũng mất nhiều thời gian.
Các bác sĩ và điều dưỡng chuyên ngành hồi sức Cấp cứu – chống độc để được phép sử dụng máy thở cho bệnh nhân và chăm sóc bệnh nhân thở máy, đều phải trải qua các khoá đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, mỗi khoá học từ 3-6 tháng.
Ngoài ra, để phục vụ 1 bệnh nhân thở máy rất vất vả, tốn kém. Một bệnh nhân thở máy kéo theo rất nhiều người phục vụ.
Bác sĩ luôn phải đứng cạnh giường bệnh để điểu chỉnh các thông số, chỉ định các xét nghiệm để đánh giá các chỉ số trong máu bệnh nhân. Điều dưỡng thì theo dõi các chỉ số của máy và bệnh nhân, thay đổi tư thế bệnh nhân theo giờ để tránh loét, thực hiện y lệnh thuốc, hút đờm, vỗ rung, tắm rửa, vệ sinh răng miệng, bơm ăn và dọn dẹp chất thải cho người bệnh.
Ngọc Anh
Cứu sống bệnh nhân suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn
Vào viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng do viêm mủ bể thận trên nền bệnh sỏi niệu quản phải, bệnh nhân Vũ Hồng N. (68 tuổi, tại Quang Trung - Uông Bí) tưởng không thể qua khỏi.
Bệnh nhân được cứu sống tại BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.
BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho hay, vừa cứu sống một bệnh nhân bị suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn.
Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ đã thống nhất tiến hành lọc máu liên tục cấp cứu cho người bệnh. Sau 2 ngày lọc liên tục và 3 ngày điều trị hồi sức tích cực: Người bệnh tỉnh táo, chức năng tim, gan được cải thiện, huyết áp tăng.
Sau 2 ngày lọc máu liên tục và 3 ngày điều trị Hồi sức tích cực, bệnh nhân đã được chuyển khoa Ngoại thận - Tiết niệu để tán sỏi, loại bỏ nguy cơ bị nhiễm khuẩn trở lại.
Theo các chuyên gia, sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện nặng của nhiễm khuẩn, có thể dẫn tới suy đa tạng, tỷ lệ tử vong là 40 - 60%. Suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn nếu không được điều trị kịp thời và tích cực có thể dẫn tới tử vong.
Một trong những phương pháp điều trị hữu hiệu là lọc máu cấp cứu. Phương pháp này giúp người bệnh đào thải độc tố của vi khuẩn do nhiễm trùng nặng gây ra. Đây là phương thức lọc máu bằng vòng tuần hoàn ngoài cơ thể, thực hiện liên tục trong 24 giờ/ngày để đào thải nước và các chất hòa tan dựa trên cơ chế đối lưu và siêu lọc. Phương pháp này có ưu điểm là tỷ lệ thành công trên 95%, giải độc nhanh, an toàn, giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe, hạn chế nguy cơ tử vong.
Với những ưu điểm mà phương pháp lọc máu liên tục mang lại, hiện phương pháp này đang được ứng dụng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí giúp hỗ trợ quá trình điều trị cho người bệnh suy đa tạng. Mang lại hiệu quả cao cho quá trình điều trị.
Theo infonet
Thời tiết ẩm ướt: Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe Sáng 13/2, đường phố Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn hẹp, nhiều phương tiện tham gia giao thông phải bật đèn để đảm bảo an toàn. Thậm chí nhiều tòa nhà cao tầng tại Thủ đô cũng "biến mất" vì bị sương mù bao phù. Theo các chuyên gia, thời tiết mùa xuân và đầu mùa...