Giữa đại dịch Covid-19, nên công bố, chia sẻ thông tin người bệnh?
Dù luật đang quy định thông tin liên quan đến người bệnh là bí mật cá nhân, đời tư nhưng trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát thì việc công bố, chia sẻ là phù hợp, nhưng thông tin phải chính xác, trung thực.
Lực lượng chức năng phong tỏa khu phố Trúc Bạch tối 8.3 liên quan đế bệnh nhân Covid-19 thứ 17 “cô gái Hà Nội N.H.N” Ảnh: Gia Hân
Trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát, diễn biến phức tạp tại Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng công bố Covid-19 là đại dịch thì việc cập nhật, chia sẻ thông tin bệnh nhân bị nhiễm cũng được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
Xung quanh việc này, cũng có nhiều quan điểm cho rằng nên giữ thông tin liên quan đến người bệnh nếu người bệnh không cho phép đăng tải, sử dụng. Tuy nhiên, một số quan điểm cho rằng cần chia sẻ, thông tin rộng rãi để phòng, chống dịch Covid-19 lây lan.
Cấm đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người bệnh
Luật sư Nguyễn Mạnh Hùng (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), nhìn nhận pháp luật có quy định rõ về nghĩa vụ, trách nhiệm của người bệnh như khai báo trung thực, tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh… Nếu ai vi phạm sẽ chịu các biện pháp chế tài theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, theo luật sư Hùng, người bệnh cũng có quyền pháp lý được bảo vệ và tôn trọng, cụ thể là quyền nhân thân. “Khoản 3 điều 33 luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định một trong các trách nhiệm của thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh. Khoản 5 điều 8 của luật này cũng quy định cấm phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm”, luật sư Hùng viện dẫn.
Ngoài ra, luật sư Hùng cho biết điều 8 luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng quy định rõ người bệnh được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án; chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.
Khi công bố dịch, cần chia sẻ, công bố thông tin
Video đang HOT
Ngược lại, một số chuyên gia cho rằng, quy định trên không còn phù hợp với thời điểm Chính phủ công bố dịch.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đang bất cập ở vấn đề công bố thông tin bệnh nhân. “Đối với đại dịch Covid-19, Nhà nước đã công bố dịch. Vì vậy, mọi trường hợp dịch cũng phải được công bố theo Điều 38 luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Quan trọng, mọi thông tin phải chính xác, kịp thời và trung thực. Lúc này không bàn đến câu chuyện bí mật đời tư, bởi ở góc độ chỉ công bố thông tin cá nhân của bệnh nhân để hướng đến mục đích người dân phòng, chống dịch Covid-19 tốt hơn”.
Hơn nữa, luật sư Hưng chia sẻ: “Bản thân người bị nhiễm Covid-19 không có gì phải xấu hổ. Lúc này, công bố thông tin cá nhân người bệnh còn là trách nhiệm của người bị nhiễm đối với công đồng, xã hội, tránh việc lây nhiễm lan ra diện rộng, khó kiểm soát. Trong trường hợp này, việc công bố thông tin không hề gây thiệt hại gì cho người bệnh nên nói rằng công bố thông tin người nhiễm Covid-19 là xâm phạm bí mật đời tư là không phù hợp”.
Luật sư Hưng cho rằng, trừ trường hợp sử dụng hình ảnh, thông tin người bệnh nhằm đả kích, bôi nhọ, làm nhục người bệnh thì đây là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải xử lý theo quy định, nhưng khi sử dụng, chia sẻ thông tin, hình ảnh người bị nhiễm, nghi nhiễm để phòng dịch Covid-19 thì không có gì phải lên án, bởi rất cần thiết trong lúc này.
Tương tự, luật sư Lê Quang Vũ (Đoàn luật sư TP,HCM) cũng đánh giá về nguyên tắc là không được tiết lộ thông tin bệnh nhân, nhưng trong trường hợp Nhà nước công bố dịch, và thực tế tình hình đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến người dân thì việc thông tin bệnh nhân để biết khu vực phòng tránh và khai báo khi tiếp xúc là phù hợp.
Tổ chức Y tế thế giới chính thức công bố Covid-19 là đại dịch
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 11.3 tại Geneva đã chính thức công bố dịch Covid-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) là đại dịch trên toàn cầu.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố đây là đại dịch đầu tiên xuất phát từ một dòng virus Corona, theo Đài CNN.
Về cơ bản, có 3 tiêu chuẩn chính để kết luận một căn bệnh là đại dịch: một chủng virus có thể gây bệnh hoặc gây tử vong; liên tục lây lan từ người sang người; và có bằng chứng cho thấy nó lan khắp toàn cầu.
Tính đến tối 11.3 (giờ Việt Nam), website của Trường y Đại học John Hopkins ghi nhận kể từ khi WHO xác nhận ca đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào cuối tháng 12.2019, dịch Covid-19 đã lan đến 118 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. WHO cho biết số ca nhiễm bên ngoài Trung Quốc đại lục đã tăng 13 lần trong những ngày gần đây.
Tổng cộng đã có hơn 121.570 người nhiễm Covid-19, trong đó 4.373 người tử vong.
Phi Yến
Theo thanhnien.vn
'Bệnh nhân 34' từng bay cùng 75 hành khách
Chuyến bay QR974 chở nữ doanh nhân ở Bình Thuận nhiễm nCoV và 75 hành khách, đa số là người nước ngoài, từ Doha (Qatar) về Tân Sơn Nhất.
Ngày 11/3, nguồn tin của VnExpress cho biết, chuyến bay này đáp xuống Tân Sơn Nhất lúc 5h50 phút ngày 2/3; 71 khách ngồi ghế thường và 5 ghế hạng thương gia. Trong đó có 55 người quốc tịch nước ngoài - chủ yếu ở châu Âu và 21 người Việt Nam; độ tuổi 5-74.
"Bệnh nhân 34" 51 tuổi, ngồi ghế hạng thường, tiếp xúc gần với 9 người. Ngoài ra có hơn 10 người, gồm công an cửa khẩu, hải quan, nhân viên vệ sinh tàu bay... cũng được xem là tiếp xúc gần với bà này. "Sau gần 10 ngày chưa ai có dấu hiệu nghi nhiễm bệnh. Nhà chức trách Việt Nam đang liên hệ với hãng hàng không Qatar để nắm thêm thông tin", nguồn tin nói.
Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TP HCM đang phối hợp cơ quan chức năng rà soát hành khách đi chuyến bay này, cách ly những người có khả năng lây nhiễm.
Đại diện Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc VCCI) cho biết, là một trong 18 người tham gia chuyến đi Mỹ; trong đó có 10 người đi từ Hà Nội, 8 người từ TP HCM. Nhóm ở TP HCM có một người về sau, không đi cùng chuyến bay QR974.
Sau khi nhận thông tin về "bệnh nhân 34", bà đã báo cho tất cả thành viên đoàn để cách ly tại nhà, bảo đảm an toàn cho cộng đồng. Hiện, không ai có triệu chứng ho, tức ngực, sốt... "Tôi cũng đề nghị các chị ấy chủ động liên lạc đến hotline của địa phương để được tư vấn, chăm sóc y tế cần thiết, đồng thời chấp hành nghiêm yêu cầu của cán bộ y tế", bà này nói.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng khu vực nhà "bệnh nhân 34" ở TP Phan Thiết, tối 10/3. Ảnh: Việt Quốc.
Ngày 22/2, "Bệnh nhân 34" cùng 18 thành viên trong Hội nữ doanh nhân Việt Nam (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) bay từ Tân Sơn Nhất (TP HCM) sang New York (Mỹ); quá cảnh 3 giờ tại sân bay Incheon (Hàn Quốc). Ngày 25/2, đoàn đến Washington D.C tham quan, du lịch.
Đến ngày 29/2, bà từ Washington D.C. bay về Qatar trên chuyến Qatar Airways QR 708. Chiều tối hôm sau, sau 3 giờ quá cảnh ở Doha, bà đi chuyến QatarAirways QR 974 về Việt Nam, nhập cảnh Tân Sơn Nhất rồi được ôtô riêng đưa thẳng về nhà ở Bình Thuận.
Ngày 5/3, bà ho, sốt, khạc đờm, đau rát họng, tự mua thuốc uống nhưng không khỏi. Bốn ngày sau bà nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận. Đến chiều 10/3 bà được xác định là dương tính nCoV; hiện không còn ho, không đau họng, không đau ngực, thân nhiệt 37 độ C, được cách ly, điều trị.
Từ khi trở về nước, bệnh nhân đa phần thời gian ở nhà (trụ sở công ty), đã tiếp xúc với chồng, hai con trai, con dâu, hai tài xế, hai kế toán, bốc xếp, 4 nhân viên bán hàng (trú ở Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Bắc) và cháu gái một tuổi.
Trong đoàn đi với bệnh nhân có 3 người ngụ Bình Thuận, những người còn lại ở địa phương khác. Tỉnh Bình Thuận đã cách ly tập trung 17 người tiếp xúc gần với "bệnh nhân 34", gửi công văn đến các tỉnh thành để xác minh, kiểm soát những trường hợp khác.
Hiện, Việt Nam ghi nhận 34 ca nhiễm nCoV, trong đó 16 người đã khỏi bệnh. Trong số bệnh nhân mới có một người Việt trở về từ Hàn Quốc; 13 người đến trên chuyến bay VN54; hai người bị lây nhiễm tại Hà Nội; một người về từ Anh trên máy bay riêng; và một người về từ Mỹ.
Hữu Nguyên - Việt Quốc - Huế Xuân
Theo vnexpress.net
Bệnh nhân corona nhỏ tuổi ở Việt Nam xuất viện Sáng 20/2, giới chức y tế tuyên bố đã điều trị thành công cháu bé người Vĩnh Phúc 3 tháng tuổi mắc viêm phổi corona. Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, giáo sư Lê Thanh Hải cho biết kết quả xét nghiệm nCoV mẫu bệnh phẩm của bé gái hai lần liên tiếp đều âm tính. "Chúng tôi vui mừng thông báo...