Giữa cuộc sống bộn bề tại Hàn Quốc, có một cuộc thi “chỉ ngồi và không làm gì cả”
Năm nay, hai cuộc thi nơi mà người chiến thắng là người giỏi nhất trong việc ngồi im và không làm gì cả được tổ chức tại Seogwipo, trên đảo Jeju vào tháng 5 và Hamyang, Gyeongsang Nam vào tháng 9, thu hút đông đảo người dân Hàn Quốc tham gia.
Các thí sinh trong cuộc thi “chỉ ngồi và không làm gì” tại đảo Jeju năm nay (Ảnh: Washington Post)
Cuộc thi độc đáo này diễn ra thường niên kể từ năm 2014. Cuộc thi không những diễn ra khắp Hàn Quốc mà thậm chí còn lan ra Hà Lan, Hong Kong (Trung Quốc),…
Luật chơi rất đơn giản: Người chơi sẽ duy trì một khuôn mặt vô cảm và không làm gì trong 90 phút.
Giải vô địch năm nay đã thuộc về một nhà tạo mẫu tóc ở Jeju và một sinh viên điều dưỡng. Họ đã giành chiếc cúp có hình “The Thinker” (người suy tư, một tác phẩm của nhà điêu khắc người Pháp Auguste Rodin).
Cuộc thi này “hot” đến nỗi có hơn 3.000 người đăng ký tham gia mỗi năm, nhưng chỉ có khoảng 50 – 80 người được chọn để tranh tài.
Không chỉ có cuộc thi “ ngồi không”, gần đây, một loạt các nội dung trên các phương tiện truyền thông tại xứ sở kim chi cũng có nội dung tương tự. Tất cả đều nhằm mục đích cung cấp khoảng thời gian yên bình và nghỉ ngơi để thoát khỏi căng thẳng và quá tải trong thời kỳ kỹ thuật số.
Các thí sinh tham dự cuộc thi từ năm 2016 (Ảnh: Getty)
Video đang HOT
Có thể kể đến chương trình “10 Minutes’ Nothingness” (Tạm dịch là: Mười phút hư vô) của Hệ thống phát thanh giáo dục Hàn Quốc (EBS) đã phát sóng hàng trăm cảnh ngẫu nhiên từ ốc sên bò cho đến quá trình sản xuất chai soju, chỉ trong thời lượng tối đa 10 phút mà không có bất kỳ lời tường thuật hoặc phụ đề.
Chương trình, ban đầu dự kiến chỉ phát sóng trong một năm, đã được gia hạn thêm một năm nữa sau khi thu hút được một lượng khán giả nhất định.
Hay như hương hiệu điện ảnh Megabox đã phát hành một bộ phim ngắn có tựa đề “Fire Meong” vào tháng 5 năm ngoái, với cảnh khán giả nhìn chằm chằm vào đống lửa trại bùng cháy trong 31 phút. Phim đã được công chiếu khoảng một tháng tại 22 rạp chiếu phim trên toàn quốc.
Bộ phim tiếp theo, dự kiến ra mắt vào ngày 4/11, sẽ chiếu khung cảnh từ cửa sổ máy bay trong 40 phút. Meong trong tiếng Hàn chỉ trạng thái giãn cách.
Theo nhà phê bình văn hóa đại chúng Jeong Deok-hyun, các cuộc thi hay bộ phim kể trên là một hiện tượng tự nhiên nảy sinh trong môi trường bận rộn và nhộn nhịp của thế kỷ 21.
Trong thời đại kỹ thuật số rất khó để mọi người có thể đặt chiếc điện thoại thông minh của mình xuống. Vì vạy, nhiều người muốn có những phút giây vô định để tâm trí họ có thể tạm dừng và nghỉ ngơi.
Những con đường đặc biệt phát ra âm nhạc khi ô tô chạy qua
Ở một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Mỹ người ta tạo ra những con đường phát ra tiếng nhạc giúp người lái xe tỉnh táo hơn khi tham gia giao thông.
Những con đường đặc biệt phát giai điệu khi ô tô chạy qua
Shizuo Shinoda, một kỹ sư người Nhật đang dùng máy ủi đào bới thì vô tình tạo ra những vết xước sâu trên mặt đường.
Sau khi bánh xe lăn qua tuyến đường, ông nhận ra rằng xe của ông rung và tiếng kêu dưới lốp nghe như có giai điệu.
Năm 2007, một nhóm kỹ sư từ Viện Nghiên cứu Công nghiệp Hokkaido đã thay đổi chút thiết kế của Shinoda và tạo ra một số 'con đường phát ra âm nhạc' ở Nhật Bản.
Những con đường này có những vết cắt theo khoảng cách cụ thể trên mặt đường. Tùy thuộc vào độ xa của các rãnh và độ sâu của chúng mà khi chiếc xe di chuyển qua tạo ra âm thanh cao hay thấp hoặc giai điệu riêng biệt nào đó.
Các rãnh càng gần nhau thì âm thanh phát ra có độ cao lớn. Tuy nhiên, 'thành phần' quan trọng, thêm chất xúc tác để tạo ra giai điệu chính là tốc độ của ô tô.
Ở Nhật Bản, có bốn con đường phát ra âm thanh, chúng nằm ở Hokkaido, Wakayama, Shizuoka và Gunma. Mỗi con đường sở hữu giai điệu âm nhạc của riêng mình.
Mỗi con đường dài khoảng 175 đến 250 mét, ẩn giữa những lùm cây. Ngoài các biển báo trên đường, người ta đánh dấu màu sơn khác nhau để cảnh báo cho người lái xe về đoạn nhạc sắp vang lên.
Những rãnh sâu được bố trí ở bên đường, gần phía lề chứ không phải nằm ở giữa, do đó người lái xe có thể lựa chọn vượt qua, tránh né rãnh tạo nhạc.
Tài xế muốn nghe được âm thanh thì phải đi với tốc độ 45km/h. Lái xe quá nhanh hay lái xe quá chậm đều khó có thể tận hưởng giai điệu trên đường. Đây cũng là bí quyết các kỹ sư muốn lái xe tỉnh táo hơn trong quá trình lưu thông trên đường.
Tuy nhiên, đây không phải con đường âm nhạc đầu tiên trên thế giới. Danh hiệu đó thuộc về con đường ở Gylling, Đan Mạch do hai nghệ sĩ người Đan Mạch Steen Krarup Jensen và Jakob Freud-Magnus tạo ra vào tháng 10/1995.
Có tên gọi là Asphaltophone, con đường có một loạt các điểm đánh dấu trên vỉa hè, đặt cách nhau, không liên tục sao cho khi xe chạy qua điểm đánh dấu, người lái xe có thể nghe thấy tiếng nhạc.
Ngoài ra, ý tưởng về những con đường âm nhạc đã thu hút các kỹ sư ở Hàn Quốc. Người ta đã tạo ra con đường ca hát gần Anyang ở Gyeonggi.
Con đường này khác biệt đôi chút vì nó phát ra giai điệu bài hát trẻ em "Mary Had a Little Lamb". Ngoài mục đích thu hút khách du lịch, con người âm nhạc giúp những người lái xe tỉnh táo hơn.
Con đường nằm trên một đoạn đường cao tốc đặc biệt nguy hiểm, nơi rất nhiều vụ tai nạn xảy ra do lái xe ngủ gật và chạy quá tốc độ. Trong khi đó, 68% số vụ tai nạn giao thông ở Hàn Quốc là do lái xe không chú ý, ngủ gật hoặc chạy quá tốc độ.
Ngoài các con phố âm nhạc tại Nhật Bản, Đan Mạch, Hàn Quốc, con đường ở đại lộ K ở Lancaster, California, Mỹ cũng có đặc điểm phát nhạc tương tự.
Ban đầu, con đường 'Civic Musical Road', đặt theo tên Honda Civic, kéo dài khoảng 400 mét xuất hiện ở đại lộ K. Nhưng khi cư dân phàn nàn rằng các kẽ rãnh trên đường tạo ra tiếng ồn lớn, nhất là vào ban đêm nên sau này họ di dời đến đại lộ G.
Một con đường âm nhạc khác nằm ở làng Tijeras, ở New Mexico. Khi lái xe đi qua với tốc độ 72km/h thì sẽ nghe thấy con đường phát ra tiếng nhạc theo giai điệu bài hát 'America the Beautiful'.
Dự án này do Hiệp hội Địa lý Quốc gia tài trợ và Bộ Giao thông Vận tải New Mexico giám sát. Mục đích thực sự đằng sau việc xây dựng con đường âm nhạc là giúp tài xế lái xe giảm tốc độ, hạn chế tai nạn.
'Sếp' lớn hàng không bị phạt 42 triệu đồng vì không cho tiếp viên nghỉ phép Vị giám đốc điều hành này cho rằng các tiếp viên hàng không không cung cấp được bằng chứng chứng minh họ đang trong kỳ kinh nguyệt. Ông Kim Soo-cheon - cựu giám đốc điều hành của hãng hàng không Asiana Airlines (Hàn Quốc) đã bị toà án tối cao tuyên phạt 2 triệu won (gần 42 triệu đồng) vì không cho các...