Giữa căng thẳng với châu Âu, Mỹ lăm le lập liên minh tại Trung Đông
Việc Mỹ kêu gọi thiết lập liên minh chiến lược tại Trung Đông là nhằm phản ứng lại trước kế hoạch của châu Âu về việc thành lập một quân đội riêng.
Quan hệ Mỹ – châu Âu: Muôn trùng sóng gió
Ngày 13/11, trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc với Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Khalid bin Mohammed al-Atiyya đang có chuyến công du Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết nước này đang tìm cách xây dựng một liên minh chiến lược tại khu vực Trung Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết, Mỹ ủng hộ việc tạo dựng một liên minh chiến lược bao gồm các nước Trung Đông. Ý tưởng của Mỹ là nhằm tập hợp tất các đối tác tại Trung Đông để giải quyết những thách thức chung.
“Chúng tôi cam kết phối hợp với các đồng minh và đối tác trên khắp khu vực Trung Đông để biến ý tưởng này thành hiện thực nhằm ngăn chặn các thế lực thù địch”, ông Mattis nhấn mạnh .
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis còn khẳng định, Qatar là “bạn bè lâu nay và đối tác quân sự vì hòa bình và ổn định tại khu vực Trung Đông, đồng thời cũng là nước ủng hộ sứ mệnh của NATO ở Afghanistan”.
Video đang HOT
Qatar là đồng minh thân cận của Mỹ tại Trung Đông nằm ngoài Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa nước này với các quốc gia Arap-Vùng Vịnh hồi tháng 6/2017, chính quyền Doha đã đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao và quân sự với đồng minh Mỹ.
Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 6/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Khalid bin Mohammed al-Atiyya đã đích thân lên tiếng về việc nước này muốn gia nhập NATO.
“Ngày nay, Qatar đã trở thành một trong những quốc gia quan trọng nhất khu vực Trung Đông nếu xét về lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chỉ là một nước đồng minh ngoài khối NATO. Tham vọng dài hạn của chúng tôi là tư cách thành viên đầy đủ nếu quan hệ đối tác với NATO được phát triển”, ông Al-Attiyah phát biểu trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 6/2018.
Các nhà phân tích cho rằng, việc Mỹ kêu gọi thiết lập liên minh chiến lược tại Trung Đông trong bối cảnh các nước châu Âu đứng đầu là Pháp và Đức kêu gọi xây dựng một quân đội riêng cho châu Âu là động thái hết sức đáng chú ý.
Mục đích của Mỹ thiết lập liên minh chiến lược tại Trung Đông không nằm ngoài việc làm giảm nhẹ đi kế hoạch của châu Âu về việc thành lập một quân đội riêng. Đồng thời thông qua đó Mỹ muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của NATO-tổ chức mà hiện tại Washington đang chi rất nhiều tiền của và trang thiết bị quân sự để gia tăng ảnh hưởng và sự hiện hiện trên toàn thế giới.
Theo TPO
Quân đội Nga được gì và mất gì ở chiến trường Syria?
Mặc dù trải qua những thiệt hại nghiêm trọng xong quân đội Nga vẫn thu được nhiều lợi ích về mặt chiến lược, kinh nghiệm thực chiến ở chiến trường Syria.
Nga thu được nhiều lợi ích chiến lược ở chiến trường Syria. Ảnh: Reuters
Cuối năm 2017, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga đã hoàn thành sứ mệnh tại Syria và sẽ bắt đầu rút quân.
Tuy nhiên, trong một tình huống gợi nhớ đến trải nghiệm của Mỹ ở Iraq và Afghanistan, Nga dường như vẫn cố gắng chuẩn bị duy trì sự hiện diện quân sự tại Syria trong tương lai gần. Đây là chủ đề chính của hội đồng tại Trung tâm vì lợi ích quốc gia (CFTNI) gọi là "Sự can thiệp của Nga tại Syria".
Những thành viên hội đồng bao gồm Paul J. Saunders, Giám đốc điều hành của CFTNI, Đại tá Robert E. Hamilton và Michael Kofman, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm phân tích hải quân Mỹ. Ngoài ra, ông Gil Barndollar, Giám đốc nghiên cứu Trung Đông tại CFTNI cũng tham gia kiểm duyệt nội dung cuộc thảo luận.
Ông Paul Saunders bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách chỉ rõ mục tiêu chiến lược trước khi Nga chính thức can thiệp vào xung đột Syria hồi năm 2015. Ban đầu, Moscow khẳng định muốn "ngăn chặn sự sụp đổ của chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad" và chống chủ nghĩa khủng bố.
Bên cạnh đó, "lợi ích phụ" mà Moscow muốn đạt được là "buộc Mỹ chấp nhận đối thoại chính trị" sau khi dẫn đầu liên minh với các phương Tây cô lập của Nga vì vụ sáp nhập bán đảo Crimea. Ngoài ra, chính phủ và quân đội Nga cũng đồng thời đảm bảo được mở rộng, tăng cường hiện diện quân sự ở Trung Đông.
Ông Saunders nhấn mạnh rằng việc đạt được một trật tự chính trị ổn định ở Syria sẽ vô cùng khó khăn đối với chính Syria và các đồng minh thân cận bao gồm Nga, Iran vì không có sự hỗ trợ tài chính đáng kể từ bên ngoài cho việc tái thiết.
Mỹ và các nước phương Tây sẽ không cung cấp viện trợ cho chính phủ Tổng thống Syria. Bên cạnh đó, việc xử lý các tay súng nước ngoài cũng sẽ là một thách thức lớn vì nhiều chính phủ không mong muốn họ hồi hương.
Về phần mình, ông Michael Kofman cung cấp một cái nhìn tổng quan về chiến dịch quân sự ở Syria. Từ quan điểm của Nga, ông nói "Syria thực sự bị chia thành 3 cuộc chiến. Đầu tiên là cuộc nội chiến giữa chính phủ của ông Assad và các nhóm phiến quân; thứ hai là xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurd; thứ ba là cuộc đối đầu giữa Israel và Iran".
Theo ông Kofman xung đột Syria có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các chiến thuật quân sự và khả năng hoạt động của Nga. Ông đã mô tả cuộc xung đột Syria mang lại rất nhiều kinh nghiệm và sự đổi mới cho quân đội Nga. Khoảng hai phần ba tài sản không quân của Nga đã được đưa đến thực chiến ở đất nước Trung Đông này. Các sĩ quan, nhân viên, và những người lính đã đạt được những bài học quý giá về chiến tranh hiện đại và phát triển những ý tưởng mới để thực hiện tại các cuộc xung đột trong tương lai.
"Chiến thuật được thúc đẩy bởi công nghệ và tương lai", ông Kofman nói, nhấn mạnh rằng việc phát triển chiến thuật của Nga rất hạn chế vào thời điểm trước khi Moscow can thiệp ở Syria. "Đây là một trong nhiều lý do tại sao quân đội Nga thực sự muốn ở lại Syria. Họ không thể có được một trận đấu thực sự liên quan đến công nghệ quân sự với Mỹ ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới".
Sau hơn 3 năm tham gia chiến dịch chống khủng bố IS ở Syria, Lực lượng hàng không vũ trụ Nga (VKS) đã thực hiện hơn 36000 chuyến bay và mất tổng cộng 5 chiếc máy bay. Tuy nhiên, kết quả mà Nga đã đạt được tại chiến trường này được đánh giá là thành công nhất trong thực tiễn suốt 20 năm qua trên thế giới.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Interest)
Theo doisongphapluat
"Góc khuất" cuộc chiến Libya: Khó đoán tín hiệu mạnh của Nga? Hai chính quyền tại Libya đang có những con đường riêng trước khi tham dự Đối thoại Palermo về cuộc xung đột Libya. Vào ngày 7/11, Tổng tư lệnh Quân đội Quốc gia Libya (LNA), Tướng Khalifa Haftar đã đến thăm Moscow và gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Hai bên đã thảo luận tình hình hiện tại ở Libya, cuộc...