Giữa bạn và thành công luôn có một bức tường ngăn cách mang tên: “Cứ phiên phiến thôi là được”. Tính đại khái sẽ hại chết tiền đồ của bạn!
Cuộc sống mà, hãy cứ phiên phiến thôi, rồi cả đời đi thụt lùi.
01
Vài năm trước em họ tôi có mở một cửa hàng ăn.
Vị trí cửa hàng rất đẹp, nằm gần bệnh viện, người ra người vào tấp nập, mấy cửa hàng quanh khu đó đều buôn bán rất tốt.
Hồi đó em họ tôi đi xem bói, thầy phán ngày khai trương rất vội, chỉ cách hôm đó hai ngày. Tôi khuyên em ấy từ từ, bởi cửa hàng vẫn chưa có gì, nhân viên còn chưa tuyển, thời gian đào tạo cũng không có, nếu khai trương thật thì cửa hàng loạn thành cái chợ mất.
Nhưng cậu ấy nói không sao, vẫn còn hai ngày, chỉ cần dạy nhân viên cách thu tiền, bưng bê thôi, không cần nhiều quy tắc như các nhà hàng lớn. Khách hàng ở đây đa số đều không cố định, chủ yếu là người nhà bệnh nhân, yêu cầu không quá cao, chúng ta cứ phiên phiến là được.
Ngày khai trương, cửa hàng rất đông khách, em ấy và hai nhân viên bận tối mặt. Hôm đó cũng xảy ra khá nhiều sai sót, khi thì tính nhầm tiền, khi thì bưng nhầm món, thậm chí còn có cả sâu trong đồ ăn của khách. Vị khách đó rất tức giận, em họ tôi phải xin lỗi đổi suất khác, không tính tiền rồi còn tặng thêm một suất nữa.
Nửa năm sau, có một lần tôi vào viện thăm bệnh đi qua đó, thấy cửa hàng giờ đã đóng cửa, bên ngoài dán giấy “cho thuê cửa hàng”.
Lúc đó tôi khá ngạc nhiên, sao mới có vài tháng mà đã đóng cửa rồi?
Nhưng nghĩ lại thấy cũng đúng, em họ tôi quá qua loa, cái gì cũng chỉ phiên phiến là được. Thức ăn bình thường, phục vụ bình thường, vệ sinh bình thường, nhiều cái bình thường gộp lại là thành tầm thường.
Một cửa hàng ăn tầm thường thì làm sao có thể lâu dài.
02
Thực ra, không chỉ kinh doanh mà làm người cũng thế, không thể cứ phiên phiến là được.
Long và Lâm là sinh viên cùng trường cùng khóa, cả hai đều học cơ khí chế tạo máy, đều đến thực tập ở bộ phận nghiên cứu của một công ty nọ.
Lâm là kiểu người “cứ phiên phiến là được” điển hình. Cấp trên của cậu ấy, cũng là bạn tôi thường xuyên ca thán cậu ấy làm việc quá cẩu thả. Bản thiết kế của cậu ấy lúc nào cũng đầy lỗi sai, mà hầu như toàn lỗi cơ bản.
Sau khi kết thúc kì thực tập, bạn tôi còn đề nghị Lâm nên xin đến phòng ban khác, cậu ấy không phù hợp với bộ phận nghiên cứu.
Sau đó, Lâm chuyển đến bộ phận kinh doanh, làm công việc tính toán đánh giá KPI. Công việc này yêu cầu người làm phải chính xác tỉ mỉ, bởi chỉ cần sai một li là đi một dặm, làm mất cân bằng, gây hậu quả xấu cho hệ thống quản trị.
Video đang HOT
Một lần, sau khi KPI nửa đầu năm của công ty vừa được công bố, có không ít người đến “kiện” Lâm vì số liệu sai hết cả. Cuối cùng sếp cậu ấy phải ra mặt kiểm kê lại, chuyện này mới kết thúc.
Hết 3 tháng thực tập ở bộ phận kinh doanh, trưởng bộ phận nhận xét Lâm rất tệ: Đi làm đầu óc toàn ở trên mây, không biết đến công ty làm gì nữa.
Nhưng Long, người vào công ty cùng thời gian với Lâm lại khác. Cậu ấy vẫn luôn ở bộ phận nghiên cứu, mỗi một bản thiết kế đều làm vô cùng cẩn thận, gần như không cần người khác kiểm tra lại. Cậu ấy nói, mỗi một công việc mình làm, mỗi một sản phẩm mình gửi đi cũng chính là bài thi của cuộc đời mình, là danh thiếp của mình, thế nên phải làm thật nghiêm túc.
Tất nhiên sau khi kết thúc thực tập, Long được chuyển thành nhân viên chính thức, mấy năm trở lại đây công việc đạt được nhiều thành tựu, được thăng chức, tăng lương. Hiện tại lương cậu ấy còn cao hơn cả tiền bối trong công ty.
Cho nên, đánh giá một người tài giỏi hay không, đôi khi không thể chỉ nhìn một thời điểm hay một thời gian ngắn. Mỗi ngày tiến bộ một chút và mỗi ngày đều phiến phiến tạm được, ban đầu thoạt nhìn không chênh lệch bao nhiêu, nhưng qua một thời gian, khoảng cách sẽ hiện ra rõ ràng.
Chúng ta tạo thành thói quen, rồi thói quen sẽ tạo thành chúng ta. Những việc chúng ta đã làm, những người chúng ta đã giúp, cuối cùng đều sẽ trở thành chính chúng ta.
03
Tôi đã từng xem một bộ phim, trong đó có một quán ăn rất đông khách, muốn ăn cơm ở đó phải đặt trước vài ngày.
Món ăn ở đó đều do đích thân bà chủ xuống bếp, dày công nấu nướng, tất cả nguyên vật liệu đều được chuẩn bị cẩn thận tỉ mỉ.
Tôi vẫn nhớ bà chủ từng nói: quán ăn này chính là kế sinh nhai của tôi, tôi muốn bản thân có thể sống, sống tốt hơn người khác một chút, thì tôi phải làm thật tốt việc tôi cần làm.
Đúng là như vậy, nhiều khi, chỉ cần làm tốt việc cần làm thì vận may sẽ tìm đến.
Tôi từng dùng bữa với phó giám đốc của một công ty điện tử, công ty của anh ấy luôn luôn dẫn đầu về lượng tiêu thụ.
Khi tôi hỏi anh ấy bí quyết, anh ấy nói thực ra trong ngành này, sản phẩm mọi người làm ra về cơ bản có chức năng như nhau, chỉ khác ở một số chi tiết thôi. Ví dụ như nguyên vật liệu có phải loại tốt nhất không, thiết kế có thuận tiện cho người dùng không, độ chính xác có cao không, từng chi tiết cộng lại sẽ tạo ra các sản phẩm khác nhau trên thị trường. Làm trong ngành này, quan trong nhất là phải tỉ mỉ, sợ nhất thái độ “cứ phiên phiến là được”.
04
Luôn có người đặt ra câu hỏi thế này:
Tại sao cùng kinh doanh giống nhau người thì kiếm được tiền, người lại phải đền tiền?
Cùng làm một công việc, cùng bắt đầu, sau một vài năm, tại sao người thì được thăng chức tăng lương, người lại rơi vào cảnh thất nghiệp?
Cuộc sống chính là như vậy, không cho phép chúng ta lơ là dù chỉ một giây một phút. Tất cả những thành công rực rỡ đều được tạo thành từ những chi tiết nhỏ bé.
Không phải ngày nào những người thành công cũng làm việc quan trọng, chỉ cần là việc thì dù đơn giản hay phức tạp, quan trọng hay ít quan trọng họ đều xử lí thật tốt, không một sai sót. Những việc ít quan trọng nàydần dầnsẽtrở nênquan trọng.
Tích tiểu thành đại, góp gió thành bão.
Làm việc cũng giống như trồng cây, nếu bạn tận tâm chăm sóc, thì sau một thời gian bạn sẽ thu được trái ngọt, nhưng nếu bạn chỉ chăm sóc qua loa ứng phó, thìtrái nhỏ bé chua chát có khi cũng chẳng thu được.
“Cứ phiên phiến thôi”, sẽ là bức tường thành ngăn bạn đến với tất cả tiến bộ và thành công.
Theo guu.vn
Muốn thành công hãy bớt viển vông lại, làm nhiều hơn!
Ba câu chuyện sau là ba bài học đắt giá về những kẻ lười biếng nhưng lại mong muốn được thành công, đến cuối cùng thì chẳng được gì mà còn rước họa vào thân. Bởi vậy, muốn thành công thì hãy bắt tay vào làm việc ngay từ bây giờ, bớt nói lại, làm nhiều hơn.
Câu chuyện thứ 1:
Cậu ngồi ngủ gật suốt trên đường đi mặc cho người cha lầm lũi đánh xe trên con đường gồ ghề sỏi đá. Đang đi người cha bỗng nhìn thấy trên đường có một chiếc móng sắt bịt chân ngựa ai đó đánh rơi. Người cha lay Kumar dậy và bảo hãy nhảy xuống nhặt chiếc móng kia lên, mang ra chợ bán nhưng Kumar mặc dù nghe thấy nhưng lười biếng cứ ngồi im giả vờ ngủ gật.
Người cha lại lay cậu con trai lần nữa, nhớ ra Kumar rất thích ăn quả anh đào, ông nói: "Nhảy xuống nhặt đi con, tới chợ cha bán nó đi rồi mua quả anh đào cho con ăn" nhưng cậu bé Kumar vẫn không nhúc nhích, mắt vẫn nhắm nghiền giả vờ ngủ. Tiếc của, người cha đành hãm xe ngựa lại và nhảy xuống nhặt chiếc móng sắt lên.
Đến chợ, sau khi bán hết rau, người cha đến chỗ nhà rèn sắt và bán chiếc móng ngựa được 100 đồng, ông mua một túi quả anh đào và cất đi. Trên đường về nhìn thấy túi quả anh đào ngon lành treo trước xe, mặc dù thèm lắm nhưng cậu bé Kumar không dám xin cha vì đã lười biếng. Người cha muốn dạy cho con trai mình bài học về sự lười biếng nên ngồi im lặng, phớt lờ sự thèm thuồng của cậu con trai, ông giả vờ đánh rơi một quả anh đào xuống đường.
Chẳng cần phải để cha thúc giục hay nói gì, Kumar ngay lập tức nhảy ngay xuống xe, nhặt quả anh đào nhai ngấu nghiến rồi lại đuổi theo xe và nhảy lên. Cứ thế, cậu bé vừa nhảy lên xe ngồi chưa ấm chỗ, người cha lại giả vờ đánh rơi một quả anh đào, Kumar lại nhảy xuống, người cha cũng vẫn đánh xe đi bình thường, không chờ.
Và Kumar lần nào cũng phải đuổi theo xe để nhảy lên. Vừa đúng đến nhà thì hết túi quả anh đào mấy chục quả, Kumar thì mặt mũi phờ phạc vì ăn được một quả anh đào lại phải chạy theo xe thở dốc rồi lại nhảy lên, nhảy xuống.
Người cha hỏi: "Con có mệt không?", Kumar gật đầu vì không còn sức để trả lời, người cha nói: "Vậy con thích nhảy xuống một lần rồi nhảy lên ngay hay vài chục lần và chạy đuổi theo xe?", Kumar cúi đầu hiểu ra: "Dạ con đã hiểu thưa cha, từ giờ con sẽ không để sự lười biếng theo mình nữa ạ".
Người lười ngỡ tưởng sự biếng nhác sẽ mang lại cho họ được sự nhàn rỗi, may mắn hơn những người bình thường khác. Nhưng, thực ra, họ đã lầm. Lười biếng khiến họ còn cảm thấy khổ sở hơn, phải chạy tăng tốc hết sức mình, phải cố gắng gấp 5, gấp 10 mới đuổi kịp người khác. Bạn thấy đấy, lười biếng chỉ cho bạn sự sung sướng "ngắn hạn". Muốn thoải mái "dài hạn", hãy bắt tay làm việc ngay từ bây giờ.
Câu chuyện thứ 2:
Có một người vận chuyển hàng cần chở một lượng hàng nhất định và thường xuyên nên đã tìm 2 con ngựa để giúp mình thực hiện công việc này.
Người vận chuyển chia hàng làm đôi, mỗi con chở một nửa. Ban đầu cả hai con đều làm việc chăm chỉ.
Nhưng càng ngày, một con thì chăm chỉ và đi nhanh, một con trở nên lười biếng vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Người chuyển hàng thấy vậy đã mang toàn bộ số hàng trên lưng con ngựa chậm chạp chất lên lưng con ngựa đi nhanh.
Con ngựa lười thấy vậy càng khoái chí và nghĩ mỉa mai con ngựa nhanh: "Khà khà! Càng nỗ lực, càng siêng năng thì càng cực nhọc, như ta đây có khỏe hơn không?!".
Nhưng thật không may, người vận chuyển thấy một con cũng có thể kham nỗi khối lượng công việc và nghĩ: "Tại sao mình lại phải nuôi thêm một con lười biếng vô tích sự kia?"
Thế là người vận chuyển đã bán con ngựa lười biếng cho người ta làm thịt.
Những tưởng lợi dụng mánh khóe, mưu mô sẽ giúp con người ta thành công hơn, nhưng sự lười biếng sẽ gián tiếp nhấn chìm họ vào những cửa ải còn khó khăn, nguy hiểm hơn. Chẳng có con đường nào tắt dành cho những kẻ lười biếng cả. Nếu có chăng thì là đường tắt mãi mãi không có ánh sáng...
Câu chuyện thứ 3:
Gia đình nhà Shahil nằm trong danh sách các gia đình nghèo nhất vùng, nghe nói sắp tới sẽ có đoàn từ thiện của Hội Chữ thập đỏ đến tặng quà cho các gia đình nghèo nên hai vợ chồng Shahil rất vui mừng.
Đoàn từ thiện tới mang theo những xe tải lớn chở gia súc - phương tiện sẽ giúp các gia đình cải thiện cuộc sống khá lên. Tùy từng gia cảnh mà mỗi gia đình được tặng ngựa, bò, trâu hay cừu, lợn. Gia đình Shahil được tặng một con bò.
Shahil rất hào hứng cùng với vợ bàn bạc kế hoạch sẽ trồng gì, nuôi bò ra sao rồi bò sẽ sinh sôi thế nào, họ bán được tiền ra sao, thành đàn bò lớn thế nào và cuối cùng là họ sẽ giàu có ra sao. Hai vợ chồng bàn bạc xong rồi lăn ra ngủ, quên bẵng việc làm cho con bò cái chuồng che mưa che nắng.
Mấy ngày sau, cả hai vợ chồng Shahil cứ hết đứng lại ngồi, lại bàn bạc và nhìn con bò rồi vẽ ra viễn cảnh giàu có trong tương lai, chả ai ra đồng. Một tháng sau thì lương thực hết, vợ Shahil giục chồng ra đồng, Shahil bảo vợ: "Tôi vừa nghĩ ra một kế hoạch tuyệt vời, chúng ta chả tội gì mà nuôi con bò cho mệt, chúng ta bán con bò, mua được hai con dê còn thừa tiền mua đồ ăn được cả tuần, chả phải làm mà nuôi dê cũng nhàn hơn, hai con dê này sẽ đẻ ra cả đàn dê, lúc ấy chúng ta bán tha hồ kiếm tiền".
Vợ Shahil khen chồng giỏi, thế là họ bán con bò, mua hai con dê, hai vợ chồng mua đồ ăn về ăn uống no say, hết ăn lại nằm rồi bàn chuyện giàu có, loáng cái một tuần trôi qua lại hết đồ ăn.
Shahil lại bảo vợ bán cặp dê, mua đàn gà và lại dư tiền ăn uống no say được thêm một tuần nữa. Rồi dần dần họ cho gà vào nồi mỗi ngày, cho đến khi còn 2 con, vợ Shahil bảo: "Thôi mình ăn nốt một con thôi, con kia để nuôi gây giống", Shahil bảo: "Một con thì giống kiểu gì, thôi bán nốt con ấy đi mua thêm rượu về uống với con gà này cho ngon, mai rồi tính".
Thế là trong khi các gia đình nghèo khác chăm chỉ làm lụng ngoài đồng mỗi ngày với những gia súc được tặng để mong một cuộc sống khấm khá hơn thì hai vợ chồng nhà Shahil lại quay về tay trắng như cũ, chạy ăn từng bữa.
Sự thoải mái, an nhàn không dưng mà dễ có. Để chạm đến ngưỡng cửa ấy, con người ta phải trải qua một quá trình dài nỗ lực, chăm chỉ. Dù là may mắn đến đâu mà mắc bệnh lười biếng thì vận may ấy sẽ sớm biến mất.
Theo guu.vn
Phụ nữ không hề biết: Những nỗi khổ chẳng dám nói cùng ai của đàn ông Thường thì ai cũng nghĩ làm phụ nữ mới khổ, chứ làm đàn ông thì có gì than vãn? Nhưng thật ra, đàn ông cũng có những nỗi khổ không thể nói cùng ai! - Đàn ông thường bị áp lực với suy nghĩ phải có sự nghiệp. Họ xem sự nghiệp như chính sĩ diện và lòng tự trọng của mình. Vì...