Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng là trách nhiệm và nghĩa vụ của chúng ta
Tám mươi ba năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, nhân dân ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, giành độc lập dân tộc, đấu tranh chống ngoại xâm, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Niềm tin son sắt, kiên định của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng
Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, trước những tình thế khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt qua nổi, Đảng ta đã thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tính kiên định cách mạng, tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, lãnh đạo đất nước chẳng những đứng vững mà còn vươn lên, kinh tế có bước phát triển, chính trị ổn định, đối ngoại mở rộng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Thực tiễn đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là không thể thay thế và là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Điều này đã lý giải cho sự hình thành đạo lý, lẽ sống của người dân Việt Nam, đó là luôn tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; coi mục tiêu, lý tưởng sống, chiến đấu của Đảng là mục tiêu, lý tưởng sống, chiến đấu của chính mình và sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Đảng, Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Người dân Việt Nam đều biết một trong những mục tiêu cơ bản nhất của chiến lược “diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch, phản động thực hiện, đó là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thủ đoạn quen thuộc của chúng là ra sức vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ uy tín của Đảng, mưu toan hạ thấp hoặc vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng. Chúng dùng những chiêu bài về “tự do”, “dân chủ”, “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”… để kích động, phá hoại nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng với nhân dân… Đáng tiếc là trong đội ngũ chúng ta có một số người không nhận ra điều này. Họ tưởng chủ nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất, chủ nghĩa đế quốc có “lòng tốt” với chúng ta. Có những người kém hiểu biết, thiếu thông tin, bắt chước nước ngoài một cách rập khuôn, máy móc. Có những kẻ cơ hội, bất mãn, hoài nghi về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thậm chí đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, công khai phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi thành lập cái gọi là “đảng dân chủ xã hội” (?!)… Những luận điểm này đã xúc phạm đến tâm tư, tình cảm của nhân dân, nhất là những đồng chí, đồng đội của chính họ.
Video đang HOT
Hơn bao giờ hết, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trước những thời cơ, vận hội, nhưng cũng đầy thách thức, người dân Việt Nam lại càng ý thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vị trí, vai trò và tính tất yếu của sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Điều đó thể hiện niềm tin sắt son, kiên định của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và là nguồn cổ vũ, động viên, là lá chắn vững chắc nhất để bảo vệ Đảng trong việc lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua những khó khăn, thử thách và nhất định sẽ đem lại những thành công to lớn hơn. Những người hoài nghi về sự lãnh đạo của Đảng, có những lời nói, việc làm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, phủ nhận và đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng liệu có nhận thức được điều này?
Lịch sử đã chứng minh, quy luật vận động, phát triển của nước ta là dựng nước luôn luôn đi đôi với giữ nước, xây dựng luôn luôn đi đôi với bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng, nhân dân rất kiên cường và đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã giành được độc lập, tự do, thống nhất đất nước; dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất định nhân dân ta sẽ giành thắng lợi trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng thành công một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.
Lê Mạnh Thắng
Theo ANTD
Thảo luận về đổi tên nước, vai trò của Đảng
Trong 2 ngày đầu tuần, Quốc hội dành thời gian thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Vào sáng nay 3/6, nhiều ý kiến của đại biểu xoay quanh việc sửa đổi tên nước, vai trò lãnh đạo của Đảng và vấn đề sở hữu đất đai, thu hồi đất.
Đại biểu Trần Văn Tư (Đồng Nai) đề xuất nên giữ nguyên tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Theo ông Tư, hiện có nhiều ý kiến khác nhau về việc đổi tên nước. Ở Đồng Nai cũng có tới 700.000 ý kiến góp ý cho sửa đổi tên nước, nhưng duy nhất chỉ có một ý kiến đề xuất lấy tên gọi là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đại biểu thảo luận tại hội trường.
"Chúng tôi có mời người có ý kiến này để hỏi rõ tại sao lại đề xuất tên nước này thì người này trả lời muốn quay trở lại với tên gọi của quá khứ", ông Tư nói.
Theo Đại biểu Tư, tên gọi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thời khắc lịch sử đấu tranh của cả dân tộc và được kiểm nghiệm hơn 30 năm qua chứ không phải ngẫu nhiên mà có. "Không có cơ sở thì không nên đổi tên nước vì việc đổi tên sẽ gây ra xáo trộn không cần thiết".
Đại biểu Phạm Đức Chân (Quảng Trị) cũng đồng tình không có lý do gì để thay đổi tên nước, mà nên giữ tên gọi nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, đại biểu Trương Thị Thu Trang (Tiền Giang) cũng khẳng định không nên đổi tên nước để đảm bảo tính ổn định của mục tiêu phát triển, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) tán thành vai trò sự lãnh đạo của Đảng như quy định ở điều 4 dự thảo Hiến pháp. "Đảng CSVN là đảng cầm quyền. Việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN là tất yếu và phù hợp với quy luật lịch sử từ trước tới nay".
Về một nội dung khá quan trọng là vấn đề sở hữu đất đai và thu hồi đất ở điều 57, 58 dự thảo Hiến pháp (sửa đổi), ĐB Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) cho hay trong tình hình hiện nay việc quy định đất đai, các tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân là quy định phù hợp.
"Vấn đề sở hữu đất đai không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn liên quan đến chính trị xã hội. Việc quy định đa sở hữu đất đai trong tình hình hiện nay chắc chắn sẽ tác động, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội", ông Hà nói.
Về vấn đề thu hồi đất, đại biểu Hà đề nghị chỉ thu hồi đất đối với ba trường hợp: quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng. Không quy định thu hồi đất vì lý do là các dự án phát triển kinh tế, xã hội.
"Quy định này nhằm ngăn chặn việc thu hồi đất tràn lan, không hiệu quả và gây nhiều bức xúc cho nhân dân như thời gian vừa qua", ông Hà cho hay.
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến phápnăm 1992.
Theo vietbao
Không thể lấy kỷ luật Đảng thay thế xử lý bằng pháp luật Trong phần giải trình việc giữ nguyên quy định về Đảng trong Điều 4 của Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Phan Trung Lý cho biết, không thể lấy việc xử lý sai phạm bằng hình thức kỷ luật của Đảng để thay thế cho việc xử lý bằng pháp luật... Liên quan đến khoản 3, Điều 4 trong Dự thảo...