Giữ vững lòng dân để bảo vệ chủ quyền
Sáng 26.6, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tiếp xúc cử tri là nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo trên địa bàn TP.HCM.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi cử tri TP.HCM vào sáng 26.6 – Ảnh: Diệp Đức Minh
Tham gia buổi tiếp xúc có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM Võ Thị Dung, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM Huỳnh Thành Lập và các thành viên trong Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM.
Nóng với biển Đông
Video đang HOT
Biểu dương phóng viên tác nghiệp ở Hoàng Sa Tại buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước đã biểu dương phóng viên trong nước và quốc tế đã dũng cảm có mặt tại địa điểm TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 ở quần đảo Hoàng Sa của VN. Theo Chủ tịch nước, những hình ảnh chuyển về từ Hoàng Sa có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho thế giới biết rõ sự thật về mưu đồ TQ độc chiếm biển Đông.
Vấn đề quan hệ hợp tác, bảo vệ chủ quyền biển đảo trước hành động Trung Quốc (TQ) hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trên vùng biển Việt Nam (VN) được nhiều cử tri đặc biệt quan tâm. Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân, đề nghị Quốc hội nhìn nhận lại quan hệ thực chất giữa VN và TQ hiện nay như thế nào? Có còn là đồng chí tốt, bạn bè tốt, láng giềng tốt và đối tác tốt nữa không hay đây chỉ là một chiêu bài họ nêu lên như thế nhưng thực chất họ không có gì tốt với chúng ta cả. “Thiên niên kỷ thứ nhất chúng ta bị TQ đô hộ, thiên niên kỷ thứ hai chúng ta bị lệ thuộc, vậy thì trong thiên niên kỷ thứ ba này chúng ta phải như thế nào?”, ông Lâm đặt vấn đề.
Cùng quan điểm, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm đề nghị Quốc hội phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề biển Đông, vì nếu để TQ cứ lấn tới như một sự đã rồi thì sẽ rất nguy hiểm cho đất nước.
“Không lệ thuộc bất cứ ai cả”
Trước những ý kiến của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là VN muốn làm bạn, làm đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, vì sự phát triển, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. Từ đường lối này chúng ta quan hệ hầu khắp các nước trên thế giới. “Có thể nói trong lãnh đạo điều hành cũng có thể có những sai sót nhất định nhưng đường lối xuyên suốt là chúng ta không lệ thuộc ai hết. Nhờ như thế, đất nước mới thay da đổi thịt như ngày hôm nay. Chúng ta chỉ có vấn đề hướng tới tương lai là làm sâu sắc hơn đường lối này”, ông nói thêm.
Theo Chủ tịch nước, VN có nhiều đối tác chiến lược chứ không phải chỉ có TQ là đối tác chiến lược. Với tư cách quốc gia, VN với TQ là bình đẳng, và VN không bao giờ chấp nhận kiểu hành xử nước lớn đè lên nước nhỏ. “Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải giữ gìn. Tất nhiên, phải hết sức kiên trì và hết sức tránh đừng để bị ai khiêu khích. Biển của ta thì ta phải giữ, còn ai vi phạm thì ta phải đấu tranh bằng con đường ngoại giao tối đa”, ông nói.
Trước ý kiến của cử tri đề cập đến kỳ họp lần thứ 7 Quốc hội khóa 13 không ra nghị quyết về biển Đông, Chủ tịch nước nói: “Tôi biết bà con bức xúc, anh chị em bức xúc nhưng khi chuẩn bị ra nghị quyết nào đó hay phán quyết mang ý nghĩa lớn hệ trọng phải hết sức cẩn thận. Cử tri hỏi có phải sợ hay không? Không sợ! Đặc biệt là trong những thời điểm quan trọng lịch sử của đất nước, mình phải hành xử làm sao để bảo vệ lợi ích quốc gia mình cao nhất, tất nhiên mình phải tôn trọng lợi ích quốc gia của người khác”.
Cũng tại buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước cho rằng, hơn lúc nào hết, bây giờ mỗi người VN dù ở trong hay ngoài nước phải hết sức đoàn kết, thống nhất để tăng cường sức mạnh nội lực nhằm vượt qua được những khó khăn, thách thức. Chủ tịch nước lưu ý các cơ quan chức năng tuyệt đối không được gây khó doanh nghiệp và người dân, mà phải hết sức chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi để có được sự đồng lòng, nhất trí cao, giữ vững lòng dân để bảo vệ chủ quyền, phát triển mạnh kinh tế – xã hội đất nước.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri Q.1, TP.HCM.
Theo TNO
Báo chí Pháp lên án Trung Quốc khiêu khích ở Biển Đông
"Cưỡng bức," "răn đe" hay "sự đã rồi" là những thuật ngữ mà hai tờ báo lớn của Pháp là Le Monde và Les Echos ngày 24-6 nhận định về chiến thuật Trung Quốc đang sử dụng để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền một cách vô lý trên Biển Đông.
Theo báo Le Monde, cùng với việc mạo danh "quyền lịch sử", cường quốc kinh tế thứ hai thế giới này đang làm đảo lộn hiện trạng về biên giới trên biển, khiến các quốc gia láng giềng trong khu vực ngày càng nghi ngờ về cái gọi là "sự trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc.
Le Monde đưa tít "Bắc Kinh gia tăng khiêu khích và đe dọa hòa bình trên Biển Đông" cùng bức ảnh chiếm 1/3 trang nhất cảnh tàu cảnh sát biển Trung Quốc hung hăng phun vòi rồng vào tàu Việt Nam đang thi hành công vụ. Tác giả bài viết cũng cho biết việc Việt Nam cho phép giới báo chí nước ngoài tham gia cùng các lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển nước này là nhằm chứng minh với cộng đồng quốc tế rằng chiến dịch phản đối hàng ngày của Việt Nam là ôn hòa và hành động của các tàu Trung Quốc là rất hung hăng và mang tính đe dọa.
Còn nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng với kiểu chiến lược "sự đã rồi," Trung Quốc đang đặt các nước láng giềng trong tình trạng báo động. Trung Quốc thử phản ứng của từng quốc gia và tùy theo hệ quả để có những điều chỉnh lối ứng xử của mình. Les Echos trích nhận định của bà Valérie Niquet thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược của Pháp cho rằng: "Nếu họ phản ứng mạnh, Bắc Kinh sẽ giảm nhẹ cách hành xử, còn nếu các quốc gia có tranh chấp với Bắc Kinh không phản ứng gì, trong trường hợp đó Trung Quốc sẽ rộng đường hành động."
Theo ANTD
Hội Luật gia đề nghị Chính phủ sử dụng pháp luật quốc tế Chiều 25-6, tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức họp báo ra Tuyên bố phản đối Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại vùng biển Việt Nam. Bản Tuyên bố nêu rõ: Bất chấp sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, bất chấp mọi nỗ lực thiện chí giải quyết căng thẳng...