Giữ vững an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới
Thời gian qua, tình hình an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng nông thôn, khu vực biên giới, vùng dân tộc, tôn giáo từng thời điểm vẫn còn những diễn biến phức tạp, phần nào ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM).
Đại tá Lâm Thành Sol, Phó Giám đốc Công an tỉnh trao giấy khen cho tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện phong trào thi đua “ Công an An Giang chung sức xây dựng nông thôn mới”
Năm 2011, Công an tỉnh đã triển khai kế hoạch thực hiện tiêu chí “ANTT xã hội được giữ vững” (nay là tiêu chí 19.2 “An toàn về ANTT xã hội và đảm bảo bình yên” – tiêu chí 19. Hàng năm, Công an tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện, phát động thi đua Công an An Giang chung sức xây dựng NTM. Công an tỉnh đã tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm, ma túy và bài trừ tệ nạn xã hội… Phối hợp UBMTTQVN và các đoàn thể xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm, tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trên khắp các tuyến, địa bàn trọng điểm.
Công tác triển khai thực hiện chỉ tiêu 19.2- tiêu chí 19 trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo và sự hỗ trợ của các ban, ngành, MTTQ, các tổ chức đoàn thể và nhân dân. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, từ đó làm tốt vai trò nòng cốt trong tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện công tác đảm bảo ANTT, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” không ngừng phát triển, nhất là địa bàn cơ sở.
Video đang HOT
Đại tá Lâm Thành Sol (Phó Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu 19.2, tiêu chí 19 Công an tỉnh) cho biết: “Với những biện pháp quyết liệt, đến nay, toàn tỉnh có 84/119 xã đạt chỉ tiêu về ANTT, tỷ lệ 70,59%. Tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các xã ổn định, hạn chế không xảy ra trọng án và các vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến ANTT. Các loại tội phạm, tệ nạn xã hội hàng năm đều giảm; lực lượng Công an xã được củng cố, kiện toàn đảm bảo về số lượng và chất lượng, hàng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có cá nhân nào vi phạm kỷ luật”.
Bên cạnh kết quả đạt được, còn một số hạn chế trong công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện chỉ tiêu 19.2-tiêu chí 19: một số nơi chưa quan tâm đúng mức; việc tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết các vụ việc liên quan ANTT nông thôn có lúc còn bị động. Việc thực hiện tiêu chí xây dựng NTM còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh điểm nóng, phức tạp như: trong giải quyết các chính sách giảm nghèo, bồi thường giải phóng mặt bằng, chất lượng công trình kém, chạy đua thành tích, chỉ tiêu… Nội dung xác định xã đạt chuẩn an toàn về ANTT và đảm bảo bình yên theo hướng dẫn của Bộ Công an còn nhiều điểm chưa phù hợp, thiếu tính toàn diện và khả thi trong quá trình thực hiện, như quy định “không để xảy ra trọng án, vụ án hình sự…” là không khả thi, bởi theo quy luật xã hội thì tội phạm luôn tăng cùng sự phát triển của xã hội; hơn nữa hiện nay nhiều vụ trọng án xảy ra do nguyên nhân xã hội, dù đã được phòng ngừa.
Để đảm bảo ANTT, nhất là ở các các xã NTM, đại tá Lâm Thành Sol yêu cầu lực lượng công an các cấp chủ động tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng NTM, phát triển kinh tế – xã hội phải, đảm bảo quốc phòng – an ninh và an sinh xã hội; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với các phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM”; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giữ gìn ANTT và kịp thời khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Các địa phương cần thực hiện hiệu quả đề án chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự an toàn xã hội đến năm 2020; thực hiện tốt tiêu chí 19 trên địa bàn các xã khó khăn, biên giới. Tập trung củng cố, xây dựng lực lượng Công an xã và lực lượng nòng cốt giữ gìn ANTT ở cơ sở vững mạnh; đưa Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã. Cần tăng cường nắm tình hình, xác định đối tượng, địa bàn trọng điểm phức tạp về ANTT để tập trung phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm; cần đột phá và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ sâu rộng trong nhân dân, góp phần giữ vững ANTT trong xây dựng NTM.
Bài, ảnh: HẠNH CHÂU
Theo AGO
Cần Thơ nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Sau ba năm thực hiện Chỉ thị số 06 của Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ về tăng cường phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các cơ quan chức năng trên địa bàn đã thực hiện hơn 900 cuộc thanh tra, kiểm tra; qua đó phát hiện sai phạm hơn 94 tỷ đồng, kiểm điểm trách nhiệm 72 tập thể và 79 cá nhân.
Thành phố cũng kiên quyết xử lý kỷ luật 18 đảng viên vi phạm, trong đó có hai đảng viên bị cách chức và 14 đảng viên bị khai trừ.
Thời gian tới, TP Cần Thơ chủ trương tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là việc thực hiện kê khai và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; tăng cường thanh tra các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Chính quyền thành phố tích cực cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; sắp xếp, kiện toàn bộ máy hành chính từ thành phố đến cơ sở theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả... Cấp ủy, chính quyền các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật của nhân dân và phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Mô hình trồng cây ăn trái giúp người dân xã Tân Cảnh (huyện Đác Tô, tỉnh Kon Tum) có thu nhập ổn định. Ảnh: VĂN PHƯƠNG
* Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới thay đổi rõ rệt, chủ động đóng góp và tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt gần 20 triệu đồng/người/năm, tăng 1,8 lần so với năm 2010. Đến nay, toàn tỉnh có 18 trong tổng số 86 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Thời gian tới, tỉnh Kon Tum yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt phong trào xây dựng nông thôn mới, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nhằm thúc đẩy hoạt động này đạt hiệu quả và thiết thực hơn. Các địa phương cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng từng bước hiện đại; phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, lựa chọn các sản phẩm có lợi thế để tổ chức thực hiện, đặc biệt là trồng và phát triển các loại cây dược liệu; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển nhanh việc ứng dụng quy trình sản xuất VietGAP, nông nghiệp hữu cơ; thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Bên cạnh đó, các xã đã đạt nông thôn mới cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu, bảo đảm các hoạt động này có chất lượng và chiều sâu, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu; quan tâm các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Theo PV VÀ TTXVN
Thái Nguyên dẫn đầu các tỉnh miền núi phía Bắc về xây dựng NTM Dự kiến hết năm 2019, Thái Nguyên sẽ có 70% số xã về đích nông thôn mới-NTM, dẫn đầu 14 tỉnh miền núi phía Bắc trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQG XD NTM). Sáng 4/10, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện...