Giữ vững 3 mối quan hệ giúp nàng dâu trụ vững trước sóng gió nhà chồng
Các rắc rối hôn nhân từ nhà chồng mà ra không hề ít nhưng phụ nữ thông minh biết cách để vận hành cuộc sống của mình bằng cách củng cố các mối quan hệ sau!
Mọi người luôn nghĩ rằng bước vào cung điện hôn nhân là kết thúc viên mãn của một tình yêu. Tuy nhiên, chẳng phải ai cũng rõ hôn nhân chỉ là điểm trung chuyển, thông báo kết thúc chặng đường độc thân của bạn. Tiếp theo, bạn sẽ càng đảm nhận nhiều vai trò hơn và bắt đầu một hành trình mới của cuộc đời.
Hành trình hôn nhân sẽ gặp nhiều thăng trầm, chỉ cần bạn bất cẩn một chút sẽ hoàn toàn gặp những vấn đề lớn. Có rất nhiều cô gái vô tư đã trở thành các cô vợ đầy nỗi niềm u uất khi bước vào hôn nhân. Họ lạc lối trong vòng vây của mối quan hệ mẹ chồng nàng – dâu, em dâu – chị chồng đầy rắc rối.
Sau khi kết hôn, người phụ nữ thông minh cần phải quản lý tốt các mối quan hệ sau để có được cuộc hôn nhân bền vững, hạnh phúc và đương nhiên, những người nhà chồng cũng không dám tùy tiện bắt nạt họ.
1. Vợ chồng đoàn kết, cùng chồng đứng chung một chiến tuyến
Nhà tâm lý học Trung Quốc Võ Chí Hồng trong cuốn Why Gamily Hurts có đề cập: “Điều đầu tiên trong một gia đình không nên là mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái mà là mối quan hệ vợ chồng”.
Trong hôn nhân, cả vợ và chồng nên hiểu tình nghĩa vợ chồng là trên hết. Chỉ khi vợ chồng đoàn kết thì gia đình mới bền vững, có thể chống chọi mọi sóng gió.
Phụ nữ thông minh nên hiểu rằng muốn phát triển được mối quan hệ hôn nhân, không để bản thân chịu uất ức thì phải vun vén cho mối quan hệ vợ chồng. Nhiều nàng dâu sau khi kết hôn điên đầu với chuyện mẹ chồng nàng dâu, chị gái chồng hay thậm chí chị dâu của chồng. Điều đó xảy ra có thể một phần lớn do người chồng không đủ bảo vệ, săn sóc bạn và không đủ để làm điểm tựa cho bạn. Nếu như anh ấy luôn bảo vệ, bênh vực vợ thì làm sao có ai ở nhà chồng dám bắt nạt bạn.
Bởi thế, phụ nữ cần biết cách vun vén mối quan hệ hôn nhân của mình, để chồng luôn vì mình làm chủ, một lòng một dạ với vợ. Có như thế thì vị trí của bạn, tiếng nói của bạn ở nhà chồng mới được đảm bảo. Cuộc hôn nhân cũng vì thế mà bền chặt hơn.
Ảnh minh họa.
2. Giữ mối quan hệ tốt với bố mẹ đẻ
Video đang HOT
Chuyện thật như đùa này nhưng xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Nhiều phụ nữ sau khi kết hôn gần như cắt đứt quan hệ với cha mẹ mình. Họ chỉ chăm chú và quan tâm đến nhà chồng mà thôi.
Hôn nhân vô cùng thực tế. Khi yêu dù quan hệ hai người có tốt đẹp đến đâu nhưng sau khi về chung một nhà còn rất nhiều vấn đề nảy sinh. Sau khi kết hôn, thái độ của gia đình chồng đối với bạn thường phụ thuộc không nhỏ vào mối quan hệ của bạn và gia đình chồng.
Hôn nhân giống như một xã hội thu nhỏ, trong đó không thiếu những tính toán với các mối quan hệ. Nếu như bạn có gia đình che chở, có chốn đi về, có bố mẹ đẻ và anh chị em bao bọc thì đương nhiên nhà chồng không thể nào dám dễ dàng bắt nạt bạn.
Bởi vậy, hãy gạt bỏ đi cái quan niệm sau khi kết hôn chỉ cần biết đến gia đình chồng ra khỏi đầu. Bạn nên nhớ, gia đình và bố mẹ đẻ sẽ là điểm tựa thật sự để mình vượt qua những khó khăn trong đời.
Ảnh minh họa.
3. Giữ khả năng độc lập tài chính, giữ cho bản thân bản lĩnh vững vàng
Bất cứ người phụ nữ nào muốn tự tin và có tiếng nói riêng thì phải có khả năng tài chính độc lập. Hiện nay, nhiều phụ nữ không muốn sống chung với bố mẹ chồng sau khi kết hôn. Nhưng sau khi sinh con, họ buộc lòng phải dọn về sống chung vì khả năng tài chính không cho phép.
Mẹ chồng con dâu khi dưới một mái nhà, cùng nhau nuôi dạy đứa trẻ thì không tránh khỏi xích mích, xung đột. Cuộc sống trở nên bế tắc, thậm chí hàng loạt những điều đau đầu đổ xuống.
Khi bạn không đủ độc lập về tài chính thì bạn trở nên mất tiếng nói của mình. Cuộc sống của bạn cũng mất đi nhiều lựa chọn.
Trái lại, nếu bạn đủ mạnh mẽ và chồng bạn có khả năng nuôi sống cả gia đình, không phải nhờ vả thì bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Gia đình bên chồng cũng chẳng ai có thể coi thường hay gây mâu thuẫn với chính bạn cả.
Quan hệ giữa các cá nhân với nhau cần được quản lý. Đối với quan hệ gia đình cũng như vậy, cần có phương pháp và tìm thấy điểm mấu chốt.
Nói chung, phụ nữ thông minh muốn sống một cách thoải mái sau khi kết hôn sẽ biết cách quản lý ba mối quan hệ ở trên. Nó như một cái cốt lõi của hôn nhân, giúp cho bạn sống dễ chịu hơn, hạnh phúc hơn thật nhiều!
Sau 2 năm kết hôn vợ chồng vẫn "chia đôi" mọi thứ từ hóa đơn điện nước, tiền thuê nhà và bất cứ khoản sinh hoạt phí chung nào
Ngay cả việc nhà, chồng cũng phải trả tiền cho vợ làm nếu mình không làm.
Aiko, 39 tuổi, và chồng Kazuki, 42 tuổi, quen nhau tại một công ty sản xuất trò chơi video, và sau vài lần hẹn hò, cặp đôi nhận thấy có nhiều sở thích khác biệt. Nhưng do điều này không có nghĩa rằng họ không hợp nhau nên cả hai vẫn tiếp tục mối quan hệ và cố gắng độc lập nhất có thể.
Kể cả sau khi kết hôn chỉ sau thời gian ngắn hẹn hò, hai người vẫn "cưa đôi" (Go Dutch) mọi thứ và tình trạng này kéo dài đã hai năm.
Vợ chồng Aiko và Kazuki.
Hiện tại, Aiko và Kazuki chỉ ăn cùng nhau trong những ngày lễ. Còn bình thường họ ăn những món khác nhau vào những khung giờ riêng trong ngày. Mỗi người tự chuẩn bị, nấu bữa ăn riêng và sau đó chủ động dọn dẹp chén đũa của mình.
Họ ngủ trong cùng một phòng, nhưng mỗi người có một giường. Tất cả hóa đơn điện nước, tiền thuê nhà và mọi chi phí chung khác đều được cặp vợ chồng này chia đôi.
Ngoài ra, đôi vợ chồng cũng yêu thích sự độc lập dù đã về chung một nhà. Chẳng hạn, khi cưới, cặp đôi không mua chung mẫu nhẫn cưới, do không thể thống nhất được thiết kế. Cả hai cũng không chọn được điểm đi trăng mật nên đã quyết định cứ "việc ai nấy làm".
Do Kazuki dành nhiều thời gian ở công ty hơn nên Aiko chịu trách nhiệm dọn dẹp nhà cửa. Tuy vậy cô không làm không công. Cả hai thống nhất sẽ trả tiền theo giờ, vì thế Kazuki trả cho vợ 1.500 yen mỗi giờ làm việc nhà. Ngoài ra, họ cũng có hai khung giờ xem tivi mỗi ngày, có đồ vệ sinh cá nhân riêng, từ giấy toilet cho tới xà phòng, sữa tắm...
Câu chuyện của Aiko và Kazuki được chia sẻ rộng rãi trong chương trình truyền hình Follow Your Home, nhiều khán giả xem chương trình này đều nói họ không thể tưởng tượng nổi sao cặp vợ chồng lại có thể sống cùng nhau trong một cuộc hôn nhân như thế. Thậm chí họ cho rằng Aiko và Kazuki giống như những người bạn cùng phòng hơn là vợ chồng.
" Thật tẻ nhạt, cuộc hôn nhân như thế sẽ trở nên vô nghĩa. Chẳng hiểu họ có thật sự hạnh phúc không?", một người bình luận.
Trong khi đó, Aiko và Kazuki khẳng định đây chỉ là cách mình đảm bảo một cuộc hôn nhân bền vững. Cả hai là những người rất khác nhau và họ tin rằng làm mọi việc cùng nhau sẽ chỉ gây ra xích mích. Bằng cách chia đôi mọi thứ, họ không bao giờ phải tranh cãi về bất cứ điều gì.
Nhiều cặp vợ chồng 'tiền ai người đó tiêu'
Theo truyền thống, kết hôn là lúc tài chính của vợ và chồng hợp về một mối. Tuy nhiên, ngày càng nhiều cặp vợ chồng thuộc thế hệ Millennials (những người sinh từ năm 1981 đến năm 1996) theo đuổi trào lưu "tiền ai người đó tiêu" với tỷ lệ cao gấp đôi thế hệ trước.
Taylor Hall, một nhân viên phát triển kinh doanh ở Washington D.C. (Mỹ), cho biết vợ chồng cô thống nhất quan điểm độc lập tài chính, ngay cả khi đứng trước thách thức tài chính của đại dịch.
" Đối với tôi, đó là cảm giác độc lập. Nhiều phụ nữ ngoài kia cũng đi làm như đàn ông và đối mặt với khó khăn tương tự. Ai cũng đi làm và không có lý do gì để chung tiền cả. Thời nay, hiếm có gia đình nào chỉ có một người đi làm, trừ khi người đó kiếm tiền quá xuất sắc", Taylor chia sẻ.
Đối với Millennials, khái niệm mở tài khoản tiết kiệm chung trong gia đình dường như đã lỗi thời.
Khoảng 28% những người thuộc thế hệ này mở tài khoản ngân hàng tách biệt với vợ/chồng của họ, cao gấp đôi so với thế hệ X (sinh từ năm 1965 đến năm 1980), theo một nghiên cứu năm 2018 của Ngân hàng Mỹ.
Ảnh minh họa
" Thu nhập của phụ nữ vẫn thấp hơn nam giới nhưng cao hơn hẳn so với thế hệ trước. Họ thể hiện rằng bản thân mạnh mẽ có khả năng kiếm tiền. Họ không muốn phụ thuộc vào người khác trong vấn đề chi tiêu", Ryan Howes, một nhà tâm lý học chuyên tư vấn cho các cặp vợ chồng trẻ ở Pasadena (bang California, Mỹ), cho biết.
Một số cặp vợ chồng không coi hôn nhân là một lý do chính đáng để gom tài sản thành của chung.
Theo một cuộc khảo sát của Insider và Morning Consult vào năm 2019 đối với 2.000 người Mỹ, khoảng 37% những người thuộc thế hệ Millennials đã kết hôn nhưng tách biệt tài chính với bạn đời, nhiều hơn 10% so với thế hệ trước.
Người trẻ và hợp đồng tiền hôn nhân trước khi về một nhà Có sẵn tài sản hơn chục tỷ, chuẩn bị tiến tới hôn nhân, cần làm gì để sau khi kết hôn không mất một đồng nào cho vợ, nếu ly hôn thì nuôi hết con? Một bạn trẻ xin tư vấn về hợp đồng tiền hôn nhân. Cụ thể, bạn này viết: "Mình là nam 30 tuổi có tài sản bao gồm bất...