Giữ tiếng đàn của người Cơ Tu
Ở thôn Tà Lâu, xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam, già làng Đinh Văn Bớt (67 tuổi) là người chế tác, sử dụng các loại nhạc cụ của người Cơ Tu thuần thục và điêu luyện.
Trên tường của nhà ông có treo nhiều nhạc cụ như đàn Tâm brêê, kèn Cabluôc, sáo Rahêm, đàn Abel (H’ra)… đó là các loại nhạc cụ rất độc đáo, gắn liền với truyền thống văn hóa bao đời của đồng bào dân tộc Cơ Tu.
Già làng Đinh Văn Bớt chơi đàn Abel (H’ra). Ảnh: T.S
Già làng Đinh Văn Bớt cho chúng tôi xem cây đàn Tâm brêê, có thân là ống trãy nhỏ, dài gần 1 mét, một đầu xuyên qua một vỏ trái bầu khô đã cưa 1/3 miệng, đầu còn lại, có một cái chốt xuyên qua thân đàn để lên dây (dây đàn bằng dây thép nhỏ). Đàn Tâm brêê đánh theo nhịp vũ điệu “tung tung – dá dá” vào dịp lễ đâm trâu, lễ cúng mừng cơm mới hằng năm. Còn cây sáo nhỏ có tên Rahêm làm từ một ống trúc nhỏ, dài khoảng 1 gang tay, có nhiều lỗ hơi. “Khi thổi, sáo phát ra một âm thanh quyến rũ, làm mê hoặc lòng người. Nhiều sơn nữ Cơ Tu si tình vì tiếng sáo Rahêm”- già Bớt kể.
Video đang HOT
Kèn Cabluôc làm bằng sừng trâu có chiều dài gần 1 gang, gần đây, bà con hay thổi kèn Cabluôc báo hiệu giờ nghỉ trưa và nghỉ chiều khi lao động trên nương rẫy. “Cây đàn Abel (H’ra) có chiều dài khoảng 50cm, đây là cây đàn để tâm sự về tình yêu, nỗi nhớ mà trai làng thường dùng thổ lộ tình yêu với bạn gái của mình khi không thể nói bằng lời được. Ngày trước, thời còn trai trẻ, lớp đàn anh chúng tôi thường rủ bạn gái trèo lên nhà Moong, hoặc ra bờ suối, dưới ánh trăng rừng huyền hoặc, hai người tha hồ chơi đàn Abel và “hát không hả miệng”- già làng Bớt nhớ lại.
Các loại kèn, sáo, đàn trống, tạ… không thể thiếu được trong các lễ hội truyền thống, văn hoá của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Theo già làng Đinh Văn Bớt, người biết chơi các loại nhạc cụ này và hát lý hiện nay rất hiếm, phải khơi dậy cho lớp trẻ thôn làng niềm tự hào và âm nhạc dân tộc Cơ Tu để chúng lưu giữ phát triển, tránh nguy cơ thất truyền.
Ngoài chế tác, sử dụng các loại nhạc cụ của đồng bào Cơ Tu, già làng Đinh Văn Bớt có hơn 10 năm được dân trong thôn bầu làm già làng. Với cương vị ấy, già đã sát cánh cùng các đoàn thể để tuyên truyền, giáo dục, vận động dân làng thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, bãi bỏ hủ tục về ma chay rườm rà, cưới xin tốn kém, phát động phong trào “Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”…
Với uy tín và sự gương mẫu của mình, già làng Đinh Văn Bớt đã tham gia hoà giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong bà con dân tộc với nhau, giữ vững tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Theo_Dân việt
Một sĩ tử bị tạt axít, có nguy cơ mù mắt
Thái đến quán cà phê gần cầu Sông Hàn (Đà Nẵng) để mua lại chiếc điện thoại cũ thì bất ngờ bị hai đối tượng lạ mặt tạt ca axít vào người khiến đôi mắt có nguy cơ bị mù.
Sáng nay (7/7), tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, sau 2 ngày điều trị tích cực, sinh viên Phạm Hồng Thái (19 tuổi, trú xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam)đã qua cơn nguy kịch nhưng có nguy cơ bị hỏng đôi mắt.
Trước đó, vào khoảng 8h tối 5/7, Thái bất ngờ nhận được điện thoại của một người báo muốn bán điện thoại cũ nên đã hẹn đến quán cà phê gần cầu Sông Hàn (phía phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) để xem. Khi vừa đến quán cà phê, Thái bị hai người lạ mặt bất ngờ lao tới, tạt axít vào người.
Thái đang được điều trị tại bệnh viện.
Ngay sau khi bị nạn, sinh viên Phạm Hồng Thái được người đi đường đưa vào bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu. Sau hơn 2 ngày điều trị tích cực, hiện Thái đã qua cơn nguy kịch, nhưng bị bỏng toàn thân và đôi mắt có nguy cơ bị mù.
Theo tìm hiểu, Thái đang theo học một trường CĐ trên địa bàn Đà Nẵng và trong kỳ thi tuyển sinh năm nay, Thái đăng ký dự thi vào Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng. Người nhà của sinh viên này cho biết, tính tình của Thái hiền lành, không mâu thuẫn với ai. Khoảng một tháng nay, Thái dọn về ở chung với một nam thanh niên khác đang làm trong ngành du lịch.
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 12:22 - 07/07/2014
Đ. Nguyên
Theo_Zing_News
Sư tử đá "xâm lăng" nhà truyền thống của người Cơ Tu Gươl - nhà truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở dãy Trường Sơn - vốn là loại hình kiến trúc độc đáo, là sản phẩm văn hoá tinh thần mang sắc thái đặc thù lãnh thổ rất rõ rệt của cộng đồng Cơtu, Ve, Giẻ Triêng, Xơđăng, Cor, Cadong... trên dọc dài cánh đông Trường Sơn. Gươl gắn với cồng...