Giữ tiền có giữ được chồng?
Trong cuộc chiến giữa các bà vợ và những “con giáp thứ 13″ – những kẻ luôn hăm he lôi người chồng rời khỏi gia đình, một câu hỏi lớn vẫn khiến quý bà đau đáu: làm sao giữ được tiền, không để “con khác nó ăn mất”.
Nhưng kể cả khi giữ được tiền đi nữa, các bà còn một cuộc chiến lớn hơn: giữ chồng.
Ảnh minh họa.
Siết hầu bao đểchàng khỏi tung cánh
Dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải thừa nhận sự thật đáng buồn này: hôn nhân không phải là mối quan hệ bất biến. Người mà ta chọn kết hôn, chung sống chưa hẳn là người ta yêu nhất, cũng không hẳn là người yêu ta nhất, mà chỉ là người phù hợp nhất, xuất hiện đúng lúc nhất. Trên nền tảng đó, việc chúng ta (chàng hoặc nàng) phải cố gắng điều chỉnh bản thân hoặc tìm cách thay đổi người ấy cho phù hợp với đời sống gia đình, để giữ quan hệ hôn nhân bền vững là điều bắt buộc. Chuyện ta hoặc người tìm thấy một đối tượng phù hợp hơn, vào một thời điểm khác trong đời là điều hoàn toàn có thể xảy ra và hôn nhân, khi ấy, có thể chuyển từ… người này sang người khác.
Nhưng hôn nhân không giống các mối quan hệ khác như đối tác kinh doanh, bạn bè hay đồng nghiệp… Hôn nhân là sự gắn kết cực kỳ mật thiết giữa hai con người, từ những xúc cảm vui buồn, gắn kết cơ thể đến tiền bạc, kế hoạch tương lai, con cái… Hôn nhân là quan hệ mà ta đã đặt cược quá nhiều thứ mà như các chị hay nói là đặt cả thanh xuân vào đó. Nếu chẳng may hôn nhân bất trắc, chúng ta – cả hai phái – sẽ phải gánh chịu những thiệt hại cực kỳ nặng nề. Chúng ta sẽ mất thanh xuân, mất sức lực và thời gian, mất cả những mối quan hệ, hình ảnh đẹp bấy lâu tạo dựng…
Video đang HOT
Kết quả là, các bà các cô, dù yêu biết mấy, tin tưởng bao nhiêu, cũng luôn trong trạng thái đề phòng bị ả nào đó xông vào giật mất khoản “lợi nhuận” mình đã dày công đầu tư. Để tránh nguy cơ, nhiều quý bà chọn cách kiểm soát kinh tế của chồng. Vâng, tiền luôn là một nguồn lực cực lớn và quan trọng mà nếu kiểm soát được, ta sẽ có sức mạnh lớn hơn nhiều. Nếu không có tiền dư, những nguồn quỹ riêng, các ông sẽ chẳng thể nào mua hoa tặng bạn gái, không thể đưa nàng nào đấy đi ăn uống, xem phim và đương nhiên là không thể vào khách sạn hay đi du hí với chiếc túi rỗng.
Nhiều bà kiểm soát tiền trong túi chồng đến mức cực đoan – mỗi ngày cấp phát chừng ấy, mọi sự thâm hụt vượt dự tính (ta biết thừa giá một ly cà phê, bao thuốc lá hay tô bún) đều phải được giải trình. Ta yêu cầu chàng làm thẻ phụ cho tài khoản ngân hàng và giao mật khẩu để ta kiểm soát. Ta biết chính xác khi nào chàng lãnh lương để “trấn lột” ngay khi số tiền nhỏ nhoi kia chưa kịp hao hụt hoặc bị tẩu tán. Thậm chí, nhiều bà cao tay hơn – vừa kiểm soát kinh tế, vừa khéo léo để chàng phải chi tiền mọi khi có thể, chẳng cần quan tâm tiền ở đâu ra, khi ta nhắm không thể kiểm soát hết được các nguồn thu.
Các bà không biết sự thật này: đàn ông, một khi đã muốn làm điều gì, họ sẽ tìm ra cách. Nếu đã từng đọc tin về việc trộm đột nhập phòng làm việc của một số quan chức, cạy tủ và trộm được những khoản tiền lớn, ta sẽ biết rằng nhiều ông khác cũng có cách cất giữ tiền khỏi cặp mắt của các bà vợ. Chàng có thể đưa ta giữ cả thẻ ATM chính chứ chẳng cần làm thẻ phụ, nhưng ta sẽ không thể biết chàng có bao nhiêu tài khoản ở ngân hàng nào. Những khoản đầu tư nho nhỏ từ nguồn vốn vay của bạn bè, những khoản thưởng không được khai báo… là quá đủ cho các ông.
Chiếm giữ trái tim chàng
Tiền bạc là vật ngoại thân. Nếu chàng đã quyết ra đi tìm hạnh phúc mới và chàng là người có khả năng làm ra tiền, rất có thể chàng sẽ rời khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Những khoản tiền bạn giữ được sẽ không thể tăng thêm khi mất người đóng góp, chịu trách nhiệm bổ sung.
Nếu chàng không thể kiếm đủ tiền để “bao” người tình, khả năng cao là ngân sách gia đình của bạn sẽ thâm thủng vì phải chi ngược ra cho những khoản được giải trình rất hợp lý, nhưng không được chi đúng.
Còn người là còn của. Ông bà ta đã nói như thế. Chỉ cần bạn chiếm giữ được trái tim chàng, các khoản đầu tư của bạn sẽ được đảm bảo và sẽ chỉ ngày càng tăng chứ không giảm, bởi một người đàn ông thương vợ sẽ luôn nỗ lực làm việc, chăm sóc gia đình, mong vợ con hạnh phúc, sung sướng trong điều kiện tốt nhất có thể. Người đàn ông thương vợ sẽ không léng phéng bên ngoài, bất chấp những người phụ nữ ngoài kia xinh đẹp, cuốn hút, lộng lẫy, tài năng cỡ nào.
Chúng ta hay chỉ nhau cách giữ chồng bằng những bữa ăn ngon, bằng hình ảnh gia đình hạnh phúc, bằng những chăm sóc ân cần, thậm chí bằng cả việc trau dồi kỹ năng giường chiếu. Tất cả đều đúng, nhưng chưa đủ. Xin bạn đừng ngạc nhiên, nhu cầu của phụ nữ chúng ta cũng thay đổi theo thời gian thì các ông cũng thế thôi. Có thể thuở trai trẻ, chàng thích những khoảnh khắc rực lửa, những quấn quýt điên dại; nhưng khi tuổi cao hơn, chàng sẽ thích dịu dàng.
Cũng có thể ngược lại. Bạn sẽ cần rất nhiều sự tinh tế để cảm nhận các thay đổi ấy để điều chỉnh bản thân, để tiếp tục phù hợp với chàng. Phù hợp trong mọi thời điểm. Đó là điều cực kỳ quan trọng. Bạn sẽ cần để chàng thoải mái chi tiêu theo sở thích (nhớ là lành mạnh) của chàng như sắm vài đôi giày, mô hình máy bay, nhưng cũng cần biết cách siết lại khi chàng có dấu hiệu vung tay quá trán.
Bạn sẽ cần con làm đồng minh trong nhiều chuyện, nhưng đừng để chúng biến thành sự quấy quả đối với chàng, khiến chàng bực bội. Và tuyệt đối đừng để chàng cảm thấy bạn đang lợi dụng con để đối phó với chàng. Đối với đàn ông mà nói, phải đối phó với người thân là việc hết sức tệ hại. Những bữa cơm gia đình luôn ấm áp và hạnh phúc, nhưng những bữa ăn bên ngoài cũng mang đến niềm vui. Không nhất thiết phải vào nhà hàng sang trọng. Quán lề đường cũng được, miễn ngon và sạch, để không phải dọn rửa, có nhiều thời gian cho nhau hơn.
Tôi thích hình ảnh của chiếc ngó sen và những nghệ sĩ xiếc thăng bằng. Sự vương vấn rất mong manh của chiếc ngó sen lại níu giữ được nhiều hơn sự cứng rắn của kim loại. Dù nghệ sĩ xiếc có đứng về phía này hay phía kia, lắc lư liên tục trên những hình khối khác nhau xếp chồng, họ vẫn giữ thăng bằng. Gia đình bạn có thể có sóng gió, có thể trải qua những lúc giận hờn, những khi thiếu hụt… Chỉ cần bạn níu giữ được và giữ cho nó ở trạng thái cân bằng, bạn sẽ có cả chồng lẫn tiền của chàng.
Giữ một người chồng đã nhất quyết ra đi hoặc một gã không xứng đáng chẳng có ích gì cho bạn. Kiểm soát được một khối tài sản mà mất đi người có thể tạo ra nó, có thể mang hạnh phúc cho mình cũng chẳng có gì vui. Phải giữ cả tiền lẫn chồng lẫn con lẫn nhà cửa, xe cộ… và tất cả mọi thứ trong khái niệm gia đình của mình thì bạn mới có thể giữ được gia đình ấy. Mà, điều này cần một nỗ lực rất lớn. Chứ nếu không thế thì phụ nữ chúng ta được sinh ra tài giỏi, khéo léo để làm gì?
Phạm Thành Nhân
Theo Báo Phụ nữ
Chồng cũ dè bỉu, chê tôi nuôi con dù 'trốn' không đóng xu nào
Có 500.000 đồng tiền đóng để nuôi con mỗi tháng, anh ta còn trốn, nhưng mỗi lần đón con, anh ta luôn miệng chê bai tôi nuôi con không tốt, rằng không cho nó ăn hay sao mà gầy gò thế này, sao quần áo cũ mèm thế này....
Có 500.000 đồng một tháng mà anh ta khi đóng khi không, nhưng mỗi lần gặp con đều dài mỏ chê bai tôi nuôi con không tốt.
Tôi và chồng cũ chia tay đã 8 năm, khi con trai tôi mới chưa đầy 2 tuổi. Biết tính chồng ham chơi, vô trách nhiệm nên dù phải đi thuê nhà, thu nhập rất thấp so với anh ta, tôi vẫn đòi nuôi con, và anh ta không phản đối. Về phần đóng góp nuôi con, anh ta bảo đóng 500.000 đồng một tháng, viện đủ lý do khó khăn. Vốn khái tính, tôi không thèm quan tâm, 500.000 thì 500.000, cho dù anh ta không đóng đồng nào thì tôi cũng nuôi con tôi cơ mà.
Trong khoảng nửa năm đầu, tháng nào chồng cũ cũng gửi tiền vào tài khoản cho tôi, nhưng sau đó thì anh ta năm thì mười họa mới gửi 500.000 đồng cấp dưỡng ấy. Số tiền ấy vốn đã nực cười so với chi phí nuôi một đứa trẻ ở thời điểm ấy, sau 8 năm lại càng thê thảm, chẳng đủ cho con tôi ăn sáng, cho dù là bữa sáng tự nấu. Được cái là anh ta đều đặn hàng tháng đến đón con về nhà ông bà nội chơi, con tôi là đích tôn và là cháu trai duy nhất.
Nhưng điều làm tôi điên tiết nhất là mỗi lần đón con, anh ta luôn miệng chê bai tôi nuôi con không tốt, rằng không cho nó ăn hay sao mà gầy gò thế này, sao quần áo cũ mèm thế này... Mặc dù thực tế con tôi gầy vì tạng nó thế, và tôi cũng đã sắm sửa cho cháu tốt nhất trong điều kiện có thể, tôi vẫn tưng tửng bảo chồng cũ rằng tôi không có tiền nên chỉ được thế thôi. Tưởng nói thế thì anh chàng chột dạ, ai ngờ bố của con trai tôi vẫn hơn hớn lên lớp: "Cô mà không nuôi con tử tế, tôi đòi lại đừng trách".
Tôi biết thừa anh ta chẳng có quyền giành nuôi con với tôi, nhưng vì tức quá nên sau hôm đó tháng nào cũng đòi tiền, đòi đúng 500.000 đồng nghĩa vụ ấy, nhưng anh ta toàn khất lần khất lữa, có lần thậm chí còn mắng tôi: "Sao cô chỉ biết có đồng tiền thế? Sống trên đời còn nhiều thứ quý giá hơn tiền cô biết không?".
Tôi nên làm gì với kẻ mặt dày luôn có tiền nhậu nhẹt nhưng không đóng nổi một đồng nuôi con này đây? Có nên cho con trai anh ta biết thực chất bố của nó tệ hại thế nào không?.
Ngoc Hà
Theo Tiền phong
Cùng là con dâu, đứa là osin, người là nữ hoàng vì nguyên nhân muôn đời này Cứ nghĩ đến phận làm dâu là tôi thấy tủi thân, bởi uy lực đồng tiền chi phối cả vào mọi mối quan hệ. Tôi và chị cùng là con dâu trong gia đình, ấy vậy mà địa vị của chúng tôi khác nhau một trời một vực khi tôi là osin không công thì chị là nữ hoàng. Ảnh minh họa: Internet...