Giữ tên nước: Không vì lo tốn kém
Nếu cho rằng tốn kém do đổi tên nước thì các lần đổi tên trước đây thì sao, phải chăng không tốn kém?
Sáng 3/6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Vấn đề đổi tên nước là một trong những nội dung được đại biểu Quốc hội quan tâm góp ý.
Theo các đại biểu QH, nên giữ nguyên tên nước là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, không cần thiết phải đổi thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay các tên gọi nào khác.
Đổi tên nước có thể bị xuyên tạc
Đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) phân tích lý do cần giữ nguyên tên nước: Tên gọi này ra đời trong bối cảnh nước ta vừa hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, giải phóng và thống nhất đất nước, khẳng định rõ con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội của Đảng, Nhà nước, nhân dân.
Tên gọi Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sử dụng ổn định từ tháng 7/1976 đến nay, đã trải qua 37 năm, trở nên quen thuộc đối với nhân dân và bạn bè quốc tế. Nếu thay đổi tên, cần thay đổi quốc huy, quốc hiệu, văn bản liên quan dẫn đến sự tốn kém không thể tính toán được. Trong khi đó, giai đoạn hiện nay, kinh tế khó khăn, đất nước nghèo, đòi hỏi tiết kiệm.
“Thay đổi tên nước cũng dẫn tới những hệ quả không có lợi, thậm chí có thể bị xuyên tạc không hay”, ông Tùng nói.
Sáng nay (3/6), Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (Ảnh: VPQH)
Các đại biểu khác như: ông Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa-Vũng Tàu); bà Trương Thị Thu Trang (Tiền Giang); ông Huỳnh Thế Kỳ (Ninh Thuận); ông Chu Sơn Hà (Hà Nội)… cũng đồng tình giữ nguyên tên nước hiện tại.
Đại biểu Trần Văn Tư (Đồng Nai) cho biết: Không biết các địa phương khác thế nào, nhưng trong tổng sổ 700 nghìn ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp của tỉnh Đồng Nai, chỉ có một ý kiến đề nghị đổi tên nước là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Video đang HOT
Ông Trần Văn Tư đã trực tiếp hỏi người có ý kiến đổi tên nước. Người này cho biết, tâm tư tình cảm muốn trở về nên nước đầu tiên khi thành lập, chứ không có ý gì khác.
Cũng theo ông Tư, tên nước hiện tại không phải lựa chọn ngẫu nhiên mà kết thúc 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc.
Nhưng cũng không vì lo tốn kém
Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) phát biểu khá muộn, khi phiên thảo luận góp ý buổi sáng sắp kết thúc. Nhưng ông dành khá nhiều thời gian để nói về vấn đề đổi tên nước.
Ông Hà nói: “Sau khi tiếp cận với văn bản giải trình của UB Thường vụ Quốc hội, tôi cảm thấy giải trình cho rằng, việc thay đổi tên nước trong thời điểm hiện nay dẫn đến hệ quả không có lợi. Thậm chí có thể bị xuyên tạc, xa rời mục tiêu đi lên Chủ nghĩa xã hội. Chưa kể, phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém phức tạp.
Tuy nhiên, ông Hà cũng nói thêm về nhiều cử tri đề nghị lấy tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì tên gọi này gắn với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên của nước ta.
Đây cũng là thành quả của cuộc cách mạng giành độc lập được ghi nhận trong Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945. Điều này tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp 1946; 1959 thể hiện rõ thể chế chính trị của nước ta là Cộng hòa, bản chất Nhà nước ta là Dân chủ.
Cử tri cũng cho rằng, đổi tên để phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện nay mà không làm ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa Xã hội của nước ta.
“Cử tri nhận thấy, tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bền vững với thời gian và cho rằng đó là tên gọi thiêng liêng, là niềm tin của mọi công dân Việt Nam trong và ngoài nước”, ông Hà cho hay.
Ông Hà cũng dẫn ý kiến cử tri, nước ta có cả một hệ thống truyền thông hùng hậu, cùng bản lĩnh dân tộc anh hùng, không thể nào xuyên tạc làm nhân dân ta xa rời mục tiêu Chủ nghĩa Xã hội.
“Nếu cho rằng tốn kém do đổi tên nước thì các lần đổi tên trước đây thì sao, phải chăng không tốn kém? Nếu có tốn kém để sửa đổi, cho ra đời một bản hiến pháp hiệu quả, phù hợp với lòng dân, nhân dân ta cũng đồng thuận cao”, ông Hà nói.
Theo 24h
Không đổi tên nước để giữ ổn định
Việc đổi tên nước dễ dẫn tới hiểu nhầm, không kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, đồng thời nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như đổi con dấu, quốc huy, đổi tiền.
Ngày 27/5, Quốc hội (QH) thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dự thảo). Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến góp ý của đại biểu (B) đã đi thẳng vào những vấn đề mà người dân đang quan tâm như tên nước, chính quyền địa phương, thu hồi đất hay mô hình kinh tế.
Không chấp nhận đổi tên nước
Xung quanh tên nước, mặc dù dự thảo lần thứ hai chỉ có một phương án là giữ nguyên tên nước Công hòa Xã hôi Chủ nghĩa Viêt Nam (CHXHCN) nhưng đã xuất hiện ý kiến khác nhau về vấn đề hệ trọng này. B Lê Thanh Vân (Hải Phòng) nhấn mạnh: "ổi tên nước mà không làm thay đổi cuộc sống của người dân, thay đổi sự phát triển của đất nước thì đổi làm gì?" - ông Vân nhìn nhận.
ồng tình, B Phạm Huy Hùng (Hà Nội) cho rằng tên nước hiện hành đã ổn định 37 năm (từ tháng 7/1976 đến nay), được ghi nhận bởi cộng đồng quốc tế và không gây bất kỳ sự cản trở nào cho quá trình hội nhập.
B ào Văn Bình (Hà Nội) lo ngại việc quay lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dễ dẫn tới hiểu nhầm, không kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa. Chưa kể, việc lấy lại tên nước cũ còn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, tốn kém như đổi con dấu, quốc huy, đổi tiền.
ồng quan điểm, B Lê Hữu ức (Khánh Hòa) lo lắng việc đổi tên nước trong thời điểm hiện nay sẽ dẫn đến những vấn đề bất lợi, thậm chí có thể bị xuyên tạc là đang xa rời mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. B Phạm Trường Dân (Quảng Nam) thì cho biết: "a số người dân không quan tâm tên nước như thế nào".
ại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 Ảnh: THẾ DŨNG
B tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng cử tri rất quan tâm đến tên nước nên công khai cả 2 phương án để mọi cử tri, người dân có quyền bàn luận. Ông Bảo nói: "BQH có quyền thay mặt cho cử tri quyết định vấn đề tên nước vì thế không thể né tránh. QH nên cân nhắc cả tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa".
B Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) phân tích: Trong 2 lần sửa đổi Hiến pháp vào năm 1980 và 1992, thể chế Nhà nước là thể chế cộng hòa, bản chất Nhà nước là dân chủ.
Nếu xét về bản chất, trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế là dân chủ, thị trường. "Do đó, tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đúng. Song việc chọn tên nước là vấn đề nhạy cảm, trong đó quan trọng nhất là phải tránh sự xuyên tạc. Vì thế cần giữ nguyên tên nước là CHXHCN Việt Nam" - ông Kiêm nêu quan điểm.
ảng lãnh đạo chứ không làm thay Nhà nước
B Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) cho rằng: Dự thảo ghi "ảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình" hoàn toàn hợp lý vì mọi hoạt động của ảng cần phải được nhân dân biết và giám sát, đóng góp ý kiến. Như vậy, ảng mới nhận được lòng tin bền vững của các tầng lớp nhân dân. Qua đó, sự tồn tại, phát triển của ảng mới thật sự lớn mạnh.
Bàn luận sâu hơn về điều 4, theo bà Tâm, nhiều ý kiến đề nghị cần làm rõ hơn tính chịu trách nhiệm của ảng trước dân. Người dân cũng đặt ra yêu cầu dân giám sát hoạt động của ảng như thế nào. Bà Tâm cho rằng có thể không đưa quy định nhân dân giám sát hoạt động của ảng vào điều 4 nhưng cần phải có hành động cụ thể tiếp thu ý kiến nhân dân về vấn đề này vì đây là nguyện vọng, lòng tin và tình cảm của nhân dân với ảng.
"Nếu không tiếp thu đưa vào Hiến pháp mà lại thiếu giải trình cụ thể thì người dân rất buồn và cho rằng ý kiến của mình không được tiếp thu một cách cầu thị, không được trân trọng" - bà Tâm nói.
Góp ý về vấn đề này, ông Nguyễn ình Quyền (Hà Nội) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung nguyên lý "ảng lãnh đạo toàn diện Nhà nước và xã hội nhưng ảng không làm thay công việc của Nhà nước".
Theo ông Nguyễn ình Quyền, nguyên lý này đã được thể hiện trong Cương lĩnh của Ban Chấp hành Trung ương ảng khóa XI và cần được thể hiện trong điều 4. Việc này có ý nghĩa phân định rạch ròi trách nhiệm, nhiệm vụ của ảng và bộ máy Nhà nước; không để cho các thế lực thù địch có cơ hội lợi dụng, chống phá hoạt động của ảng, Nhà nước.
Mơ hồ mô hình chính quyền địa phương Hầu hết ý kiến cho rằng quy định mô hình tổ chức chính quyền địa phương thiếu rõ ràng, chưa phù hợp. B Trần Du Lịch bày tỏ sự thất vọng khi nhiều góp ý gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã không được ghi nhận.
Theo ông Lịch, quy định về chính quyền địa phương như dự thảo sẽ không giải quyết được vấn đề cải cách hành chính quốc gia.
"Chính quyền địa phương sao chép từ mô hình Xô viết hiện không phù hợp. Cần đưa vào Hiến pháp tổ chức HND và HND phải có thực quyền" - ông Lịch đánh giá.
B Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị Hiến pháp cần quy định rõ hơn hoặc phải làm rõ trong luật về số đại biểu HND chuyên trách vì hiện quá thiếu lại không được quy định trong luật. Trong chương chính quyền địa phương cần có câu "chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn và do luật định". Dự thảo không phân biệt rõ giữa chính quyền địa phương và đô thị sẽ không có cơ sở xây dựng Luật ô thị sau này.
Theo 24h
Gỡ bỏ đề xuất đổi tên nước Bản Dự thảo Hiến pháp vừa được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội đã "gỡ bỏ" phương án đổi tên nước. Chiều 20/5, Quốc hội nghe giải trình, tiếp thu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật, Trưởng Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến...