Giữ sức khỏe như thế nào trong mùa bão lũ
Giữ vệ sinh khi ở trong vùng lũ, hạn chế tiếp xúc với nước, cố gắng dùng nước và thực phẩm sạch, theo BoldSky.
Bão lũ gây thiệt hại về người, của, cuộc sống trì trệ và những nguy cơ sức khỏe. Các bệnh do muỗi gây ra như sốt xuất huyết, sốt rét có nguy cơ bùng phát do nước mưa và nước lũ đọng lại. Ngoài ra, các bệnh khác như vàng da, dịch tả, tiêu chảy… do tiêu thụ nước và thực phẩm bị nhiễm bẩn đe dọa sức khỏe người dân vùng lũ.
Nếu bạn ở trong vùng rốn lũ, hãy lưu ý phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và bệnh ngoài da, dị ứng, viêm kết mạc, viêm tai… Trang bị găng tay và ủng giúp bạn tránh nhiễm nước lũ bị ô nhiễm. Giữ tay chân khô ráo sẽ giảm nguy cơ phát ban và sốt.
Rửa tay sạch sau mỗi lần nấu nướng, ăn uống và tiếp xúc với nước lũ.
Điều cần làm khi ở trong vùng rốn lũ
- Nếu bị ướt trong nước lũ, bạn cần tắm nước sạch và mặc quần áo khô. Có thể tắm bằng xà phòng diệt khuẩn để làm sạch cơ thể, tránh nguy cơ nhiễm virus.
- Luôn chuẩn bị hộp cứu thương với những loại thuốc cơ bản như đau bụng, sốt, thuốc sát trùng.
- Nếu có vết thương hở như vết cắt, đứt tay, trầy xước… cần hết sức cẩn trọng. Nên sát trùng kỹ và băng bó để tránh nhiễm trùng.
- Thực phẩm và nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh. Có thể mua thêm viên lọc nước để tách cặn và bảo đảm nguồn nước uống sạch.
Video đang HOT
Cần làm khi về nhà trong lũ lụt
- Cẩn thận với các thiết bị điện, cầu dao và dây điện. Đảm bảo các thiết bị điện được tắt hoặc ngắt kết nối và không tiếp xúc với nước. Điều này nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị điện giật. Càng nên cẩn trọng nếu nhà có trẻ em.
- Đảm bảo không có rò rỉ khí gas. Trong trường hợp rò rỉ gas, mở cửa cũng như cửa sổ và giữ cửa mở cho đến khi không còn cảm thấy mùi gas.
- Đừng để bụi bẩn và nấm mốc từ bên ngoài khi bạn vào nhà, hạn chế tiếp xúc với nước thải, rác thải… giảm nguy cơ bị bệnh và nhiễm trùng.
Cách duy trì vệ sinh trong thời gian lũ lụt
Uống nước được khử trùng bằng cách đun sôi để nguội.
Rửa tay đúng cách bằng xà phòng bất cứ khi nào bạn:
- Trở về từ bên ngoài.
- Nấu ăn.
- Ăn uống hoặc cho bất cứ ai ăn.
- Tham gia vào bất kỳ hoạt động dọn lụt nào.
- Dính nước lụt hoặc bất cứ thứ gì bị ô nhiễm.
Khánh Ly
Theo Vnexpress
Dùng máy lạnh sai cách dễ khiến trẻ nhỏ nhiễm bệnh
Trẻ dễ bị viêm họng, viêm đường hô hấp, thậm chí tổn thương xương khớp, phát ban khi thường xuyên trong phòng để điều hòa quá thấp.
Bác sĩ Trần Mạnh Hà, Trung tâm Bác sĩ Gia đình Hà Nội cho biết, sai lầm đầu tiên khi sử dụng điều hòa là đặt nhiệt độ quá thấp khiến cơ thể dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và bên ngoài phòng. Để trẻ ngồi ngay dưới luồng gió máy lạnh làm bé dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến ngạt mũi, ho. Ngoài ra, đóng cửa kín cả ngày để dùng điều hòa nên bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trong phòng không thoát ra được, dẫn đến các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Bác sĩ Hà cảnh báo những bệnh nguy hiểm hơn trẻ có thể mắc phải:
- Phát ban: Môi trường điều hòa bí bách làm cơ thể thiếu ô xy, tạo môi trường cho các loại nấm sinh sôi, gây nên các bệnh ngoài da như dị ứng, phát ban, mẩn ngứa.
- Tổn thương xương khớp: Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa nhiệt độ bên trong với nhiệt độ bên ngoài môi trường làm các khớp và dây chằng bị cứng, không thể vận động linh hoạt, gây đau khớp.
- Khô mắt: Nếu bật điều hòa quá lâu, không khí sẽ đậm đặc, ô nhiễm, dễ gây khô mắt, mỏi mắt, mắt bị nhiễm trùng.
Bác sĩ Hà khuyên:
- Không để trẻ nhỏ ngồi ngay dưới luồng gió điều hòa.
- Không bật máy điều hòa liên tục suốt cả ngày, chỉ nên ngồi trong phòng điều hòa không quá 3 giờ. Ngồi nhiều hơn 3 tiếng sẽ làm da bị khô, cơ thể mất nước. Nếu không được bổ sung nước liên tục sẽ gây ra những bệnh về đường hô hấp và nhiều biến chứng nguy hiểm do sức đề kháng cơ thể trẻ còn yếu.
- Không cho trẻ chạy ra chạy vào phòng đang bật điều hòa để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, trẻ dễ bị cảm, ốm sốt.
- Không nên vào phòng điều hòa ngay khi từ ngoài nắng về, hay vận động mạnh ra nhiều mồ hôi, tránh trường hợp trẻ bị sốc nhiệt. Khi ra khỏi phòng điều hòa nên mở cửa to, đứng ở cửa vài phút để cơ thể thích nghi với không khí mới.
- Nên đặt nhiệt độ điều hòa chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời tối đa là 7 độ C. Với trẻ nhỏ, nhiệt độ điều hòa lí tưởng là từ 27-28 độ C
- Mở cửa phòng sau khi tắt điều hòa để thông khí. Khi trời bớt nóng, nên cho trẻ ra ngoài chơi hít thở không khí tự nhiên.
- Vệ sinh sạch sẽ điều hòa để không làm vi khuẩn tiếp xúc với trẻ nhỏ, dễ sinh bệnh.
Thúy Quỳnh
Theo vnexpress.net
Vì 1 sai lầm, người phụ nữ bị nhiễm trùng, hôn mê 9 ngày, suýt mất 2 chân: Lời cảnh tỉnh cho những ai thích "dọn dẹp vùng kín" Một người phụ nữ đã bị hôn mê trong 9 ngày và suýt phải cắt cụt 2 chân chỉ vì thói quen "dọn dẹp vùng kín" này của mình. Từ một vết xước nhỏ mà suýt mất 2 chân, tệ hơn là cả mạng sống Dana Sedgewick, 44 tuổi, sống tại Sheffield, Mỹ, có thói quen "dọn dẹp vùng kín". Thế nhưng, cô...