Giữ sức cho bé khi đi xa
Kỳ nghỉ tết dài là lúc cha mẹ tranh thủ cho các bé đi du lịch, về quê thăm ông bà… Khi đưa bé đi xa, bạn cần bỏ chút ít thời gian chuẩn bị cho bé để cuộc vui trọn vẹn…
Với các bé dưới một tuổi, khi đi xa, khó khăn nhất với cha mẹ là chuyện… ăn uống của bé… Nếu bé bú sữa mẹ, mẹ chỉ cần có thêm áo khoác ngoài là không còn e ngại khi cho con bú nơi công cộng.
Với bé bú bình, do không nên pha sẵn sữa, dễ bị nhiễm khuẩn khi để ngoài môi trường, cha mẹ cần mang theo bình thủy nước sôi (loại nhỏ) và nước uống đóng chai để tiện pha chế. Trường hợp bé bú không hết, không nên để dành đến cữ sau vì sữa sẽ bị nhiễm khuẩn.
Với bé ăn dặm, trên đường di chuyển, nên pha bột, cháo ăn liền để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn là nấu sẵn rồi ủ mang theo. Để con ăn ngoan, cần để cho bé đói mới cho ăn, không ép ăn và cũng không quá căng thẳng, chú tâm vào bữa ăn của bé.
Video đang HOT
Với bé bú bình, do không nên pha sẵn sữa, dễ bị nhiễm khuẩn khi để ngoài môi trường, cha mẹ cần mang theo bình thủy nước sôi (loại nhỏ) và nước uống đóng chai để tiện pha chế (Ảnh minh họa)
Với bé trên hai tuổi, khi đi xa đỡ cực hơn cả về vấn đề vệ sinh và ăn uống. Cần chú ý chọn mua cho bé đôi giày mềm mại, dễ đi. “Thủ” sẵn vớ để mang vào ban đêm, giữ ấm cơ thể, phòng từ xa các bệnh do nhiễm lạnh.
Quần áo cho bé cần đủ cả đồ đông lẫn hè để phòng khi thời tiết thay đổi bất thường. Nên liên hệ bằng điện thoại với người thân trước để nắm bắt thời tiết vì vùng biển, vùng núi khí hậu thất thường hơn đồng bằng. Bé dưới một tuổi dễ bị viêm họng, viêm phổi khi thời tiết lạnh, nhưng mặc áo lạnh khi thời tiết thay đổi bé toát mồ hôi, lại không biết “báo cáo” hoặc tự cởi ra nên dễ nhiễm lạnh mồ hôi. Tốt nhất, nên mang một số áo yếm để che phần ngực, khi nhiệt độ tăng, bé không bị nóng. Trong trường hợp không chuẩn bị sẵn, có thể dùng các loại yếm ăn loại mềm (không lót ni lông ở mặt trái) để giữ ấm ngực cho bé. Tất cả dầu tắm, gội, phấn rôm và đồ dùng vệ sinh cá nhân nên để vào túi trong suốt để đỡ mất thời gian tìm kiếm.
Khi đi xa, nên mang theo tủ thuốc di động. TS Nguyễn Hữu Đức – Đại học Y Dược TP.HCM hướng dẫn: “Để phòng trẻ sốt nhưng không thể mua được thuốc thì mang theo nhiệt kế và thuốc hạ sốt paracetamol (đây là loại thuốc uống theo cân nặng của trẻ, vì thế cần dùng đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ). Vài gói Oresol rất cần để đề phòng khi trẻ tiêu chảy. Cho trẻ uống nước gừng cũng giúp trị sình bụng, tiêu chảy (chỉ cần giã giập pha gừng với nước ấm). Để sơ cứu khi bị chảy máu, trầy da, cần có dung dịch Povidine sát trùng, bông, băng cá nhân. Kem thoa vết côn trùng cắn, chích”.
Nếu trẻ trên 12 tháng tuổi bị say xe, có thể dùng si rô Phenergan, Theralene, cho uống trước khi khởi hành một tiếng. Hai loại thuốc này còn có thể dùng khi trẻ bị dị ứng. TS Nguyễn Hữu Đức còn cảnh báo một cách dùng thuốc sai: Nhiều bà mẹ dán hai miếng dán trị say xe sau mỗi tai trẻ. Hậu quả là bé bị ngộ độc thuốc: la hét, lú lẫn. Nếu muốn dùng băng dán sau tai, cần nhớ chỉ dùng cho trẻ từ 8 – 15 tuổi. Dán mỗi bên tai nửa miếng là đủ. Thuốc dán loại này phải mất sáu tiếng mới phát huy tác dụng, vì thế cần dán trước khi lên xe đúng sáu tiếng.
Khí hậu ngày Tết ở miền Nam thường nắng nhiều nên trẻ dễ bị say nắng với các biểu hiện: xây xẩm mặt mày, da đỏ, chóng mặt, có thể khát nước. Bác sĩ Nguyễn Công Viên (Phòng khám đa khoa quốc tế CMI, TP.HCM) hướng dẫn: “Khi thấy trẻ bị say nắng, cần đưa vào chỗ mát, cởi bỏ bớt quần áo, lau mát, cho trẻ uống nước nằm nghỉ ngơi và gọi xe cấp cứu”.
Để có được thời gian vui Tết trọn vẹn, cần nhớ phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tai nạn xảy ra rất nhanh và bất ngờ, vì thế tuyệt đối không cho trẻ chơi gần hồ ao, sông nước, chui vào bụi rậm (đề phòng côn trùng chích), cầm cây chạy nhảy (đề phòng đâm vào mắt…). Đã có nhiều trường hợp trẻ em bị phỏng do chủ quan của người lớn, nhất là lúc dùng các món lẩu hoặc nướng khô bằng cồn.
Theo dantri
Ăn Tết phải an toàn thực phẩm
Ngày 13-12, ông Lê Đức Thọ, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP - Sở Y tế Hà Nội cho biết, để phục vụ Tết nguyên đán, từ cuối tháng 11-2012 đến nay, Chi cục đã tổ chức giám sát, lấy 40 mẫu thực phẩm trên thị trường và tại các cơ sở sản xuất để gửi kiểm nghiệm.
Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra ATVSTP tại chợ Đồng Xuân
Tính đến chiều 13-12, 5 mẫu thực phẩm đầu tiên đã có kết quả nhưng đều đảm bảo an toàn, chưa phát hiện có tình trạng dùng hóa chất hay phụ gia, phẩm màu ngoài danh mục cho phép. Những mẫu thực phẩm được lấy đánh giá chất lượng và độ an toàn trong thời điểm này chủ yếu thuộc nhóm thực phẩm được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết như bánh mứt kẹo, hoa quả, rượu bia, ô mai xí muội và các sản phẩm từ thịt. Chi cục sẽ tiếp tục công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm trong thời gian tới, đặc biệt là các mẫu phát hiện không đảm bảo an toàn, để kịp thời cảnh báo tới người dân. Theo ông Thọ, qua giám sát, kiểm tra chung trên địa bàn thành phố từ đầu năm đến nay, tỷ lệ hàng thực phẩm vi phạm, không đảm bảo an toàn chiếm 20%. Thông thường, cứ vào vụ cao điểm thì các mặt hàng giả, hàng lậu được trà trộn ra thị trường càng nhiều hơn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người dân không nên mua, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, tỷ lệ phát hiện vi phạm qua kiểm tra thấp vì nhiều khi có đoàn kiểm tra, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ khá tốt nhưng khi đoàn kiểm tra đi thì tình trạng vi phạm lại tái diễn. Đặc biệt, các đoàn kiểm tra của quận, huyện, xã, phường còn có tình trạng cả nể trong xử lý vi phạm nên chưa đủ sức răn đe.
Một tồn tại nữa đang diễn ra, đó là việc phân công quản lý ATVSTP cho 3 ngành (y tế- nông nghiệp - công thương) cùng quản lý vừa tạo ra sự chồng chéo lại vừa tạo ra những lỗ hổng. Bà Nguyễn Thị Như Mai, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, có những mặt hàng thực phẩm hiện không biết giao cho ngành nào quản lý, chẳng hạn như thạch rau câu, cháo ăn liền có thịt... Vì không thuộc thẩm quyền quản lý của một ngành cụ thể nào nên rất dễ bị bỏ sót khâu kiểm tra, giám sát chất lượng.
Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATVSTP - Bộ Y tế cho biết, trong tháng 12 này, Bộ Y tế sẽ thành lập nhiều đoàn thanh, kiểm tra các mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ nhiều vào dịp Tết Nguyên đán (dự kiến khoảng 8 đoàn cấp trung ương). Các đoàn kiểm tra sẽ thực hiện rà soát, kiểm tra những nơi cung cấp thực phẩm số lượng lớn như chợ đầu mối, siêu thị... tại một số địa phương có lượng thực phẩm tiêu thụ lớn. Ông Trung cũng cho biết thêm, theo quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP có hiệu lực từ ngày 25-12 tới đây, các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng. Nhiều sai phạm trước kia mức phạt chỉ 50.000-100.000 đồng, nay tăng lên 3-5 triệu đồng. Mức xử phạt cao nhất là 100 triệu đồng. Đặc biệt, cơ sở kinh doanh thực phẩm mất an toàn sẽ bị phạt tiền gấp 7 lần giá trị hàng hóa.
Trước thông tin về việc Công ty thực phẩm Ito En của Nhật Bản thu hồi một sản phẩm trà ô long với nguyên liệu nhập từ Trung Quốc do chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép, Cục ATVSTP khẳng định chưa từng cấp công bố cho sản phẩm trà ô long có xuất xứ Nhật Bản. Đến thời điểm này Cục mới chỉ cấp cho một số sản phẩm trà Ô Long được sản xuất từ Đài Loan (TQ), Hàn Quốc và Trung Quốc. Cục đã chỉ đạo lấy mẫu để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm trà ô long có nguyên liệu xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo ANTD
Quảng Ninh: Ngụy trang gần 1000 viên ma túy trong hộp cháo ăn liền Khi đối tượng Lê Thị Tân (SN 1966) vượt biên từ Trung Quốc đến bờ sông biên giới Vàng Lầy thuộc phường Trần Phú - TP Móng Cái với gần 1000 viên ma túy tổng hợp "ngụy trang" trong hộp cháo ăn liền đã bị lực lượng bộ đội biên phòng bắt giữ. Theo thông tin từ cơ quan chức năng, sự việc...